Giá phân bón tăng mạnh, Đạm Phú Mỹ (DPM) báo lãi ròng quý 2 hơn 690 tỷ đồng, 6 tháng vượt 140% kế hoạch lợi nhuận năm

29/07/2021 10:16
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần tăng 26% lên 4.876 tỷ đồng; DPM báo lãi ròng 872 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2020.

Tổng Công ty phân bón & Hóa chất Dầu khí – CTCP (mã chứng khoán DPM) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu và lợi nhuận đồng loạt tăng mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, tính riêng quý 2, doanh thu thuần đạt 2.931 tỷ đồng, tăng 34% so với quý 2/2020, chi phí giá vốn lại tăng ít hơn doanh thu, chỉ gần 24%% nên dẫn đến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thu về hơn 940 tỷ đồng, vọt tăng gần 65% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp cải thiện lên 32%.

Trong quý, doanh thu hoạt động tài chính của DPM đạt hơn 28 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 3 tỷ đồng xuống còn xấp xỉ 19 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí lãi vay đã hơn 17 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng trong quý tăng 20% so với cùng kỳ, lên mức 162 tỷ đồng, trong khi đó chi phí QLDN lại ghi nhận giảm gần 20% xuống mức hơn 76 tỷ đồng.

Kết quả, quý 2 DPM ghi nhận đạt hơn 693 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 2,2 so với số lãi đạt được quý 2 năm ngoái, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 684 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần tăng 26% lên 4.876 tỷ đồng; DPM báo lãi ròng 872 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2020. So với kế hoạch, DPM đã thực hiện 59% mục tiêu doanh thu song đã vượt gần 140% kỳ vọng lãi cả năm. Đáng chú ý, kết quả tích cực DPM đạt được diễn ra trong bối cảnh Nhà máy Đạm Phú Mỹ dừng bảo dưỡng định kỳ 30 ngày trong quý 2.

Giá phân bón tăng mạnh, Đạm Phú Mỹ (DPM) báo lãi ròng quý 2 hơn 690 tỷ đồng, 6 tháng vượt 140% kế hoạch lợi nhuận năm - Ảnh 1.

Theo giải trình từ phía công ty nguyên nhân lợi nhuận tăng cao là do giá bán mặt hàng phân bón quý 2/2021 tăng so với cùng kỳ dẫn đến lợi nhuận tăng tương ứng. Đồng thời, việc điều chỉnh các bút toán theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước cũng làm tăng lợi nhuận ghi nhận trong kỳ báo cáo.

Về các chỉ tiêu sản xuất, 6 tháng đầu năm 2021 ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội trong hoạt động của DPM về cả mặt phân bón và hóa chất. Tổng sản lượng kinh doanh phân bón đạt hơn 560 nghìn tấn, hóa chất đạt gần 62 nghìn tấn, vượt kế hoạch đề ra. 

Nửa cuối năm 2021, DPM đặt kế hoạch sản xuất hơn 500 ngàn tấn Đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ và hơn 40 ngàn tấn hóa chất; kinh doanh hơn 550 ngàn tấn phân bón và gần 70 ngàn tấn hóa chất các loại.

Nhóm sản phẩm hóa chất của DPM chủ yếu là các loại hóa chất chuyên dụng, gồm: NH3 (ammonia), UFC 85, CO2 và hóa chất chuyên dụng dầu khí. Theo số liệu thống kê của CRU và Fertecon (các Công ty phân tích, dự báo thị trường có uy tín quốc tế), giá ammonia trên thế giới đã gia tăng mạnh mẽ do nguồn cung thắt chặt và nhu cầu từ các hộ tiêu thụ lớn tiếp tục tăng lên trong những tháng đầu năm 2021.

Tháng 12/2020, giá ammonia tại khu vực Biển Đen vẫn còn giao dịch ở mức 223$/tấn thì qua năm 2021 giá ammonia đã tăng không ngừng nghỉ. Một số nhà sản xuất ammonia lớn như ToAz, Sabic, Kaltim, Ma’aden cũng tuyên bố không còn hàng để chào bán cho đến hết tháng 7/2021. Dự báo trong ngắn hạn giá ammonia vẫn neo ở mức cao.

Báo cáo tài chính DPM ghi nhận, tiền và các khoản tương đương tiền đến cuối quý 2 còn 2.627 tỷ đồng, trong đó tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn tăng gấp đôi so với đầu năm, lên mức 518 tỷ đồng, nhờ đó giúp tăng nguồn thu từ lãi tiền gửi.

Giá phân bón tăng mạnh, Đạm Phú Mỹ (DPM) báo lãi ròng quý 2 hơn 690 tỷ đồng, 6 tháng vượt 140% kế hoạch lợi nhuận năm - Ảnh 2.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
39 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
20 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
15 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
3 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.