Góc kinh tế học: Tại sao tác động kích cầu không bù đắp được tổn thất của Giáng sinh?

24/12/2019 16:10
Trong một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện ở châu Âu năm 2016, 15% số người được hỏi không hài lòng về quà tặng của họ và 10% không thể nhớ những gì họ đã nhận được. 25% số người được hỏi cho biết họ đã tặng lại quà cho người khác, 14% đã bán các mặt hàng, 10% cố gắng trả lại cho cửa hàng và 5% trả lại quà cho người tặng.

Giáng sinh thường là mùa bán hàng cao điểm cho các nhà bán lẻ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Doanh số tăng đáng kể khi mọi người mua quà tặng, đồ trang trí và thực phẩm để ăn mừng ngày lễ này. 

Ở Mỹ, "mùa mua sắm Giáng sinh" bắt đầu sớm nhất là vào tháng 10. Ước tính, một phần tư tổng chi tiêu cá nhân của người Mỹ là chi trong mùa mua sắm Giáng sinh và các kỳ nghỉ. Thậm chí, có một vài ngành công nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào Giáng sinh bao gồm thiệp Giáng sinh, cây thông Giáng sinh. Thứ Sáu Đen tối (Black Friday) thường được coi là ngày bắt đầu của mùa mua sắm Giáng sinh. Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà bán lẻ lớn đã bắt đầu kích cầu rất sớm.

Tại Canada, thương nhân bắt đầu các chiến dịch quảng cáo ngay trước Halloween và đẩy mạnh hoạt động tiếp thị của họ sau Ngày Tưởng niệm (Remembrance Day) vào ngày 11/11. Ở Anh và Ireland, mùa mua sắm Giáng sinh bắt đầu từ giữa tháng 11. 

Góc kinh tế học: Tại sao tác động kích cầu không bù đắp được tổn thất của Giáng sinh? - Ảnh 1.

Ở hầu hết các quốc gia phương Tây, Ngày Giáng sinh là ngày ngành bán lẻ ít hoạt động nhất trong năm; hầu như tất cả các doanh nghiệp và tổ chức đều đóng cửa, và hầu hết tất cả các ngành đều ngừng hoạt động (nhiều hơn bất kỳ ngày nào khác trong năm), cho dù luật pháp có yêu cầu như vậy hay không. 

Ở Anh và xứ Wales , Đạo luật Ngày Giáng sinh cấm tất cả các cửa hàng lớn giao dịch vào Ngày Giáng sinh. Các cửa hàng trên 280 mét vuông - 3.000 mét vuông không được phép mở cửa vào ngày Giáng sinh, trong khi cửa hàng nhỏ hơn giới hạn không bị ảnh hưởng. Mục đích của Đạo luật là để giữ cho ngày Giáng sinh luôn là một ngày "đặc biệt".

Các nhà kinh tế cho rằng, mặc dù chi tiêu chung tăng lên, thì Giáng sinh vẫn gây ra tổn thất nặng nề theo lý thuyết kinh tế vi mô chính thống, bởi tính phi hiệu quả của việc tặng quà. Phát hiện này đã được công bố năm 1993 bởi Joel Waldfogel - giáo sư Đại học Minnesota với tên gọi: Tổn thất của Giáng sinh. 

Góc kinh tế học: Tại sao tác động kích cầu không bù đắp được tổn thất của Giáng sinh? - Ảnh 2.

Bạn mua đồ vì sự thỏa mãn nhận được từ chúng. Bạn là người biết rõ nhất bạn muốn tiêu tiền thế nào, vì vậy khi người khác mua cho bạn một thứ gì đó, họ sẽ chỉ có thể đưa ra dự đoán về những gì bạn muốn với số tiền đó. Cũng có khi họ đoán đúng cái bạn thích, nhưng trong hầu hết các trường hợp thì không phải vậy.

Điều này dẫn đến quà tặng thường được trả lại, bán hoặc tặng lại. Trong một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện ở châu Âu năm 2016, 15% số người được hỏi không hài lòng về quà tặng của họ và 10% không thể nhớ những gì họ đã nhận được. 25% số người được hỏi cho biết họ đã tặng lại quà cho người khác, 14% đã bán các mặt hàng, 10% cố gắng trả lại cho cửa hàng và 5% trả lại quà cho người tặng. 

Người cao niên có nhiều khả năng tặng những món quà không mong muốn của họ cho tổ chức từ thiện, trong khi những người ở độ tuổi 25 đến 34 "chỉ đơn giản là ném chúng đi". 

Góc kinh tế học: Tại sao tác động kích cầu không bù đắp được tổn thất của Giáng sinh? - Ảnh 3.

Điều đó là lý do nảy sinh ra "Ngày không mua gì' - một ngày phản đối chủ nghĩa tiêu dùng. Tại Bắc Mỹ, Ngày không mua gì được tổ chức vào thứ 6 sau Lễ Tạ ơn của Hoa Kỳ,  ở những nơi khác, nó được tổ chức vào ngày hôm sau, đó là ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 11. Ngày mua không có gì diễn ra lần đầu tiên tại Vancouver, khởi xướng bởi nghệ sĩ Ted Dave và sau đó được quảng bá bởi tạp chí Adbuster, có trụ sở tại Canada. Ngày Mua không có gì đầu tiên được tổ chức tại Canada vào tháng 9/1992, được cho là "ngày để xã hội nhìn lại vấn đề tiêu thụ quá mức".

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
2 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
2 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
2 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
4 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.317.271.382 VNĐ / tấn

318.85 BRL / kg

0.33 %

- 1.05

Thịt gà

CHICKEN

35.859.858 VNĐ / tấn

8.68 BRL / kg

0.34 %

- 0.03

Thịt heo

LEAN HOGS

5.295.571 VNĐ / tấn

92.40 USD / lbs

0.52 %

+ 0.48

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ
1 ngày trước
Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump.
Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
1 ngày trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
1 ngày trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Công an Hà Nội vạch trần thủ đoạn của đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc tăng cường sinh lý giả
1 ngày trước
Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm bán thuốc nam giả nhãn hiệu Kháu Vài Lèng, Đại Tràng HG qua mạng xã hội, thu giữ gần 3 tấn sản phẩm. Đáng chú ý, thủ đoạn của các đối tượng trong ổ nhóm này rất tinh vi, chúng cất giấu hàng hóa tại bưu cục giao hàng nhằm thuận tiện trong việc bán hàng giả…