Hàng loạt vấn đề đặt ra qua hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp

12/08/2022 08:35
Trong khuôn khổ có hạn của một hội nghị, những vấn đề này góp phần định hình thêm bức tranh thực chất hơn về nền kinh tế và bối cảnh hiện nay…

Ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp với chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững".

Đại diện các doanh nghiệp đến từ các ngành hàng, lĩnh vực tiêu biểu đã có những phản ánh, kiến nghị trực tiếp tới Thủ tướng Chính phủ qua hội nghị này. Tựu trung, nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung dù phục hồi nhanh nhưng đang đối diện với nhiều khó khăn và thách thức, trong khi nhiều chính sách vẫn chưa thực sự khơi thông và hỗ trợ kịp thời.

Dệt may cần chiến lược mới

Phản ánh tại hội nghị, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam điểm lại những khó khăn chính mà ngành đang đối mặt.

Một số thị trường lớn của ngành dệt may Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn còn những trở ngại trong giao thương, do dịch COVID-19 vẫn khá phức tạp. Đặc biệt tại Trung Quốc, chính sách "zero COVID" áp dụng quyết liệt khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn nguyên vật liệu, cũng như tiêu thụ sản phẩm.

Ở các thị trường lớn khác như châu Âu và Mỹ, lạm phát leo thang ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, khiến đơn hàng có xu hướng giảm đi. Cùng đó, xung đột giữa Nga và Ukraine cũng khiến nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chi phí vận chuyển cũng tăng rất cao…

Đáng chú ý, ông Cẩm cho biết, thị trường EU và một số thị trường lớn khác đang có xu hướng đưa ra chiến lược dệt may mới, trong đó có việc sẽ tính tỷ lệ tái chế và carbon. Chính vì vậy, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may, thành lập khu công nghiệp dệt may lớn để giải quyết vấn đề về vải, nhuộm, hoá chất…

Hàng không với 5 kiến nghị

Đại diện lĩnh vực vận tải, ông Phạm Việt Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam nếu một khó khăn mới, bên cạnh những trở ngại kéo dài từ trong đại dịch đến nay.

Trên thế giới vẫn diễn ra những xung đột, căng thẳng địa chính trị liên quan trực tiếp đến việc triển khai các đường bay. Các hãng hàng không đã phải điều chỉnh bay vòng, bay xa ở một số đường bay quốc tế, tác động tiêu cực đến hoạt động. Cộng hưởng, giá xăng dầu ở mức cao, ảnh hưởng rất lớn các doanh nghiệp; tình hình dịch bệnh tuy đã có giảm những chưa hoàn toàn triệt tiêu, vẫn còn những tiềm ẩn nguy cơ cả quốc tế lẫn trong nước..

Về nội tại, đại diện Hiệp hội nhấn mạnh đến cơ sở hạ tầng của ngành hàng không, dù được tăng cường rất nhiều nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu, còn những điểm nghẽn về hạ tầng, đặc biệt đối với những sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài.

Với những khó khăn hiện hữu, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam đã gửi lên Chính phủ 5 kiến nghị, gồm: Phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước, điều tiết kết cấu hạ tầng, giải quyết triệt để tắc nghẽn ở các sân bay lớn; Đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ tầng hàng không; Cần thiết phải sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách của ngành hàng không; Sớm khôi phục lại đẩy mạnh giao thông hàng không với các quốc gia có lượng khách lớn vào Việt Nam; Nghiên cứu và điều chỉnh khung giá trần nội địa nội địa cho các hãng hàng không và kiểm soát các hãng mới, tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ, liên quan đến miễn giảm thuế đất…

Các gói hỗ trợ chưa tác dụng nhiều cho du lịch

Tương tự lĩnh vực vận tải, ngành du lịch cũng đối diện với thực tế chi phí liên tục tăng cao bởi giá dầu, logistics, trong khi nội tại ngành còn nhiều thương tổn qua hai năm đại dịch.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel cho biết, các doanh nghiệp du lịch sau hai năm đối mặt với COVID-19 đã kiệt quệ về lao động, tài chính, phải khôi phục lại toàn bộ; trong khi đó các gói hỗ trợ về thuế, lãi suất của Chính phủ thì chưa có tác dụng nhiều. Chính vì vậy, công đồng doanh nghiệp đề nghị cần phải xem xét và điều chỉnh lại các gói chính sách này để doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Cùng với đó, doanh nghiệp đề nghị Chính phủ cùng các bộ ngành và địa phương cần có chính sách thu hút và đào tạo đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch.

Xây dựng nặng nợ đọng

Với lĩnh vực xây dựng, thời gian qua đã có quá nhiều thực tế khó khăn bởi giá cả vật liệu biến động quá lớn, thủ tục pháp lý còn phức tạp. Đáng chú ý hơn, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam nhấn mạnh về tình trạng bị nợ đọng khi phản ánh với Thủ tướng.

Theo ông Hiệp, tình trạng bị nợ đọng đang khiến các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đối mặt với nguy cơ tàn lụi dần. Hiện hầu như tất cả các doanh nghiệp, các tổng công ty, tập đoàn xây dựng hầu hết đều có nợ đọng từ vài trăm đến vài nghìn tỷ.

Với vướng mắc này, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đề nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát lại các chủ đầu tư vốn ngân sách để thống kê chính xác số lượng nợ tồn xây dựng trong các năm trước, báo cáo Thủ tướng phương án cắt hết các nợ dồn toa để giải quyết dứt điểm cho các nhà thầu.

Đối với vốn đầu tư ngoài ngân sách, đề nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng nghiên cứu chế tài yêu cầu chủ đầu tư phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng cho 20% vốn thanh toán cuối dự án, khi dự án kết thúc để đảm bảo sự bình đẳng cho các nhà thầu với chủ đầu tư. Trước mắt, có chế tài cụ thể để cơ quan chức năng giải quyết cho các khoản nợ đọng kể cả biện pháp công bố tình trạng chây ì thanh toán của một số chủ đầu tư.

Bất động sản cần tiếp cận vốn thuận lợi

Trong lĩnh vực bất động sản, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, thị trường có dấu hiện lệch pha trong phân khúc thị trường, lệch pha phân khúc nhà ở cao cấp nhưng rất thiếu nhà ở bình dân, nhà ở đáp ứng nhu cầu thực. Vì vậy, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị Chính phủ xem xét chấp thuận ý kiến của UBND TP.HCM về việc áp dụng phương pháp sớm điều chỉnh biến động giá đất để tính tiền sử dụng đất đối với tất cả các dự án nhà ở thương mại, kể cả những dự án trên 30 tỷ đồng theo bảng giá đất.

Cùng đó, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý nhưng bảo đảm tăng cường giám sát, không buông lỏng thị trường nhà đất, làm thế nào để tiếp cận được tín dụng một cách thuận lợi hơn.

Liên quan đến kiến nghị trên, tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng đã có những thông tin giải đáp , cũng như cho biết thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại.

Tin mới

Nên mua xe ô tô nào với 600 triệu đồng?
33 phút trước
Với 600 triệu đồng, người mua ô tô hiện có nhiều lựa chọn hấp dẫn từ xe hatchback, sedan đến SUV/CUV 5 chỗ và MPV 7 chỗ.
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản hàng đầu Đông Nam Á, làm thế nào để khai thác và chế biến hiệu quả?
6 phút trước
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng khai thác khoáng sản lớn nhất Đông Nam Á.
Vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành dịp 30/4-1/5 tăng cao nhất 6%
3 phút trước
Chiều 24/4, đại diện Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Cty có kế hoạch bán hơn 100 nghìn vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành. Đến nay, số lượng vé đã bán được hơn 50% và giá tăng trung bình từ 2- 6%.
Mercedes-Benz G-Class thuần điện chính thức ra mắt: Thiết kế gần như bê nguyên bản thường, mạnh tới 579 mã lực, nhưng đây mới là con số ấn tượng nhất
58 phút trước
Mẫu SUV biểu tượng của Mercedes-Benz là G-Class đã chính thức có phiên bản thuần điện với tên gọi khá lạ tai: Mercedes-Benz G580 EQ Technology.
Chuyện chưa từng có: Quốc gia láng giềng của Việt Nam chế tạo ra thứ đắt hơn vàng từ… hoa
2 giờ trước
Quốc gia này tạo ra thứ đắt hơn vàng, chỉ 3 carat nhưng có giá hơn 1 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

BYD Seal sắp về Việt Nam, bộ ảnh thực tế này cho thấy mẫu sedan ngang cỡ Camry này có gì 'hot' để chờ đợi
2 giờ trước
Việc đưa một mẫu sedan chạy điện như BYD Seal về Việt Nam là điều hiếm thấy, khi các hãng xe điện khác đang dồn lực vào phân khúc SUV.
Sang nhà máy xem BYD Atto 3 trước khi về Việt Nam: Nhiều thứ thú vị, chỉ chờ giá bán
7 giờ trước
BYD Atto 3 là mẫu xe tiềm năng nhất của thương hiệu Trung Quốc sẽ được mở bán tại Việt Nam trong thời gian tới.
"Bùng nổ" xe hợp đồng, xe khách tuyến cố định bỏ bến: Cục Đường bộ nói gì?
14 giờ trước
Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp vận tải chưa mặn mà vào bến xe, vì họ không muốn vào mà có rất nhiều điều kiện chưa đáp ứng.
Dự án Louis City Hoàng Mai nhiều sai phạm của Chủ tịch vừa bị tạm hoãn xuất cảnh
14 giờ trước
Dự án Louis City Hoàng Mai trong thời gian qua liên tục xảy ra nhiều sai phạm như xây dựng sai phép, nợ tiền sử dụng đất,... Đáng chú ý, "ông chủ" của dự án này là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai Nguyễn Văn Quang vừa bị tạm hoãn xuất cảnh.