Học 'nghệ thuật' này từ Iran, Nga tự tin 'sống khoẻ' trước các lệnh trừng phạt dầu thô của EU, Mỹ

08/06/2022 10:44
Nếu phải tìm ra một quốc gia "lão luyện" hàng đầu trong cách né các lệnh trừng phạt từ phương Tây, đó phải là Iran.

Lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu nhập khẩu của Nga bằng đường biển có thể ảnh hưởng đến khoảng 75% lượng dầu thô của Nga giao cho khối này. Con số này sẽ tăng lên khoảng 90% vào cuối năm, theo thông tin từ Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Con số thực sự - tất nhiên - là khó đoán nhưng trước sự cấm vận của 2 đối tác hàng đầu là Mỹ và châu Âu, Moscow sẽ phải "tìm đường" để giải quyết các biện pháp này.

Đáng mừng cho điện Kremlin, vẫn có những cách để Nga "né" các biện pháp trừng phạt để tiếp tục kinh doanh dầu thô, như Iran đã chứng minh trong suốt 40 năm qua.

"Nghệ thuật" của Iran

Iran được xem là quốc gia cực kỳ lão luyện trong việc lách các lệnh trừng phạt của Mỹ và cả EU, đặc biệt là trong giai đoạn sau năm 2011-2012. Tháng 12/2018 tại Diễn đàn Doha, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Zarif tuyên bố rằng: "Nếu có một môn nghệ thuật chúng tôi đã hoàn thiện ở Iran, mà chúng tôi có thể dạy cho các nước khác, thì đó là nghệ thuật tránh trừng phạt". Đến cuối năm 2020, Bộ trưởng dầu mỏ khi đó là Bijan Zangeneh, cung cấp thêm một chút thông tin về phương pháp đó: "Những gì chúng tôi xuất khẩu không mang tên Iran. Các tài liệu, thông số sẽ được thay đổi nhiều lần".

Học nghệ thuật này từ Iran, Nga tự tin sống khoẻ trước các lệnh trừng phạt dầu thô của EU, Mỹ - Ảnh 1.

Có hàng loạt phương pháp được Iran đưa ra để "né" thành công phần lớn các lệnh trừng phạt chống lại nước này trong suốt những năm qua, một vài trong số đó liên quan đến nước láng giềng Iraq.

Chiến lược cốt lõi chỉ đơn giản liên quan đến việc "đổi thương hiệu" dầu của Iran thành dầu từ Iraq - quốc gia vẫn chưa bị cấm vận xuất khẩu dầu - sau đó tự do chuyển dầu đến bất cứ nơi nào họ muốn.

Ở châu Âu, loại dầu này đều được chiết khấu so với giá tiêu chuẩn – đặc biệt là tại một số cảng được kiểm soát chặt chẽ ở miền nam châu Âu, bao gồm cả các cảng của Albania, Montenegro, Bosnia và Herzegovina, Serbia, Macedonia và Croatia. Từ đó, dầu có thể dễ dàng được vận chuyển qua biên giới tới các nước tiêu thụ dầu lớn hơn của châu Âu.

Đối với các chuyến hàng đến châu Á, Malaysia và phần nào đó là Indonesia được cho là những nước đã "giúp sức" cho Iran trong việc chuyển tiếp dầu sang Trung Quốc. Các tàu chở dầu của Iran thường sẽ "trao đổi" dầu ngay bên ngoài cảng của Trung Quốc cho các tàu mang cờ nước khác.

Bên cạnh đó, Iran cũng được biết đến là nhà cung cấp dầu lớn cho Syria.

Các phương pháp này có thể giúp Iran tránh được hàng loạt biện pháp trừng phạt. Ở giai đoạn đỉnh cao, Iran có thể xuất xưởng ít nhất 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày đến bất kỳ đâu trên thế giới.

Đáng chú ý là tại thời điểm này, một số loại dầu thô của Nga có thông số kỹ thuật cực kỳ gần với dầu từ Iran và Iraq. Cũng vì sự tương đồng này mà trước đó Nga và Iran đã ký thoả thuận 10 năm - ở đó Iran sẽ không chuyển các loại dầu nhẹ hoặc khí đốt vào châu Âu vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nước này.

Nga tự tin "tìm ra cách" để tránh trừng phạt

Một nguồn tin thân cận với Bộ dầu mỏ Iran cho biết vào tuần trước rằng đã có "sự thay đổi đáng kể" với các thoả thuận này. "Cơ sở cho một thoả thuận mới liên quan đến dòng chảy dầu thô đến từ Nga, Iran, Iraq đã được đưa ra tại các cuộc họp hồi tháng 1 trong chuyến thăm của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đến Nga", người này nói, cho biết thêm rằng điều này cũng đã được thảo luận thêm trong vài tuần qua.

Điểm mấu chốt hiện nay đối với Nga không phải là mạng lưới để tránh các lệnh trừng phạt để chuyển dầu vào Trung Quốc giống Iran. Thực tế, Nga đã có thể làm tốt điều này rồi. Thứ mà họ cần là mạng lưới của Iran để chuyển dầu vào châu Âu.

Học nghệ thuật này từ Iran, Nga tự tin sống khoẻ trước các lệnh trừng phạt dầu thô của EU, Mỹ - Ảnh 2.

Theo ước tính riêng của EU, lệnh cấm của khối này dự kiến đánh vào khoảng 2,3 triệu thùng dầu/ngày của Nga trong trong vòng 6 tháng và 1,2 triệu thùng sản phẩm tinh chế khác vào cuối năm nay. Với Nga, các biện pháp của Iran – bao gồm chuyển dầu qua Iraq – đều là thứ có thể thực hiện. Thậm chí, đã có dấu hiệu cho thấy Iraq có thể mở ra nhiều tuyến đường trực tiếp hơn nữa để đưa dầu vào châu Âu.

Tuần trước, ông Alaa al-Yasiri – Tổng giám đốc Tổ chức Nhà nước về Tiếp thị Dầu mỏ Iraq (SOMO)  gửi tới Uỷ ban dầu khí và Tài nguyên thiên nhiên của Quốc hội Iraq thông tin rằng họ đã tiếp cận một số thực thể thương mại của Pháp về khả năng cung cấp thêm dầu thô cho châu Âu.

Ông Yarisi nói rằng Iraq đang nhắm mục tiêu vào các nhà máy lọc dầu trên toàn cầu để chế biến dầu thô của họ - mang lại cho nhà sản xuất lớn thứ 2 của OPEC cơ hội hưởng lợi từ việc châu Âu tìm kiếm "nguồn cung cấp thay thế từ Nga".

Tuy nhiên, có một thực tế đã được nhấn mạnh nhiều lần là Iraq không thể gia tăng sản lượng cho đến khi họ giải quyết các hạn chế chính về cơ sở hạ tầng dầu thô. Vì vậy, câu hỏi thú vị là số dầu mới mà nước này cam kết sẽ đến từ đâu?

Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin, Dimitry Peskov tuyên bố Nga đang bắt tay vào "hành động có mục tiêu, có hệ thống để giảm thiểu tiêu cực". Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng có những bình luận tương tự. Ông cho biết những tuần gần đây Nga đang tìm ra những cách thức mới để tiếp tục giao dịch mua dầu từ Nga, không cần cầu viện đến kiến trúc tài chính phương Tây.

"Tôi không nghi ngờ rằng chúng tôi sẽ tìm cách để vượt qua những trở ngại mà các biện pháp trừng phạt đơn phương của phương Tây tạo ra", ông nói.

https://cafef.vn/hoc-nghe-thuat-nay-tu-iran-nga-tu-tin-song-khoe-truoc-cac-lenh-trung-phat-dau-tho-cua-eu-my-20220608095332643.chn

Tin mới

EU có thể áp thuế lên tới 55% với xe điện Trung Quốc
27 phút trước
Xe điện từ các công ty Trung Quốc dự kiến chiếm 11% thị trường của EU trong năm 2024 và con số này có thể đạt 20% vào năm 2027.
‘Cai’ dầu, khí đốt chưa xong, châu Âu lại ‘nghiện nặng’ một sản phẩm quan trọng khác từ Nga
2 giờ trước
Nhập khẩu sản phẩm này từ Nga vào châu Âu đã tăng gấp 2 lần kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Giá USD hôm nay 2/5: Đồng bạc xanh giảm ngay sau công bố giữ nguyên lãi suất của Fed
2 giờ trước
Giá USD hôm nay 2/5: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 2/5 hiện đang ở mức 24.242 đồng, giảm 22 đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.030-25.454 đồng.
Chưa thu phí dịch vụ trên đoạn cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
2 giờ trước
Sáng 2/5, trao đổi với Dân Việt, đại diện đơn vị quản lý cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo cho biết tạm thời chưa thu phí các loại ô tô đi trên đoạn cao tốc này.
Nissan Almera mới sẽ ra mắt Việt Nam nửa cuối năm 2024, nâng cấp cả thiết kế lẫn trang bị, tăng sức cạnh tranh với Vios, City
2 giờ trước
Nissan Almera mới là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời và được nhập khẩu từ Thái Lan.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.042.948 VNĐ / tấn

164.70 JPY / kg

2.30 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

10.739.398 VNĐ / tấn

19.22 UScents / lb

-0.98 %

- -0.19

Cacao

COCOA

203.013.450 VNĐ / tấn

8,010.00 USD / mt

-13.71 %

- -1,273.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

122.916.377 VNĐ / tấn

219.98 UScents / lb

1.59 %

+ 3.44

Đậu nành

SOYBEANS

10.803.746 VNĐ / tấn

1,160.11 UScents / bu

0.42 %

+ 4.87

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.799.282 VNĐ / tấn

350.75 USD / ust

0.42 %

+ 1.45

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.172.027 VNĐ / tấn

43.26 UScents / lb

0.05 %

+ 0.02

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Loại cây sánh ngang lan đột biến của Việt Nam: Đại gia sẵn lòng vác bao tải tiền, gán thêm ô tô để mua
3 giờ trước
Loại cây này có gì đặc biệt mà được mua bán với giá tiền tỷ?
Thị trường ngày 02/5: Giá dầu thấp nhất 7 tuần trong khi vàng tăng hơn 1%
4 giờ trước
Phiên giao dịch 01/5, giá dầu giảm khoảng 3% xuống mức thấp nhất 7 tuần, vàng tăng hơn 1%, đồng, cao su, cà phê, đường đồng loạt giảm.
Xuất khẩu 98% loại 'hạt vàng hạt bạc' này sang Việt Nam, người Campuchia tiếc nuối: 'sản phẩm của chúng ta ngon, chất lượng tốt nhưng thiếu công nghệ chế biến'
5 giờ trước
Lượng nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam đã tăng hơn 400% trong tháng 3.
2 cường quốc của thế giới đua nhau đưa ‘vàng trắng’ đến Việt Nam: Chi hơn 700 triệu USD nhập khẩu, nước ta là ‘cá mập’ đứng thứ 3 thế giới
9 giờ trước
Mỹ và Brazil liên tục đưa báu vật này đến Việt Nam với giá rẻ cực hấp dẫn.