Tại cuộc họp báo trực tuyến vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gửi đi tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của khu vực đối với thương mại mở và tự do. Theo đó, IMF nhận định đây là "bước đi rất đáng hoan nghênh".
Tại đây, Jonathan D. Ostry - quyền Giám đốc bộ phận châu Á và Thái Bình Dương của IMF cho hay, môi trường toàn cầu đã và đang đối mặt với nhiều thách thức, song khu vực châu Á đã có thể ký kết hiệp định này trong môi trường đầy thách thức như vậy. "Đây là tín hiệu rất mạnh mẽ về cam kết mở cửa thương mại".
Trên thực tế, nhiều thập kỷ qua, thương mại đã là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở châu Á. Ngay cả khi có những căng thẳng thương mại toàn cầu, châu Á đã tìm cách thúc đẩy tự do hóa thương mại trong khu vực.
RCEP được ký kết vào tháng 11/2020 gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, cho thấy sự quy tụ nhiều quốc gia quan trọng, trong đó có cả ba "gã khổng lồ" trong khu vực - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - lần đầu tiên tham gia vào một thỏa thuận khu vực chung.
IMF nêu rõ, hiệp định mới được ký kết có thể tạo động lực mạnh mẽ cho thương mại lớn hơn ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, dịch vụ, đầu tư, và đều hy vọng rằng các thỏa thuận trong tương lai có thể giải quyết những vấn đề đó.
Ngoài ra, có những ước tính về mức tăng tĩnh tương đối nhỏ tích lũy được do kết quả của RCEP, nhưng thường thì những nghiên cứu này chưa nhìn nhận tổng thể lợi ích vì mức tăng lớn hơn là "động" và "xảy ra theo thời gian", như các quyết định đầu tư bị ảnh hưởng.
Báo cáo mới do IMF công bố cho hay, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng 7,6% trong năm nay và 5,4% trong năm tới, với sự phân hóa đa chiều về sự phục hồi - giữa các quốc gia và trong các quốc gia trên các lĩnh vực, nhóm tuổi, giới tính và trình độ kỹ năng.
Ngoài việc giảm các hạn chế thương mại và xoa dịu căng thẳng thương mại và công nghệ, IMF đề nghị rằng các lỗ hổng nợ doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần được giải quyết bằng cách chuyển từ hỗ trợ thanh khoản đại dịch sang hỗ trợ khả năng thanh toán.
Thêm vào đó, cần có những nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy chương trình nghị sự xanh và thúc đẩy sự chuyển dịch đầy hứa hẹn hướng tới một hỗn hợp năng lượng xanh đang xuất hiện trong bối cảnh đại dịch, đồng thời việc tăng cường đầu tư vào công nghệ xanh cùng với giá carbon cao hơn là điều cần thiết để giảm lượng khí thải.