Khai phá thị trường mới, tiếp tục đưa trái cây Việt lên kệ hàng quốc tế

1 ngày trước
Với những tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế và năng lực sản xuất ngày càng nâng cao, nhiều trái cây Việt đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá về xuất khẩu. Tuy nhiên, bài toán đặt ra hiện nay là làm sao khai mở hiệu quả các thị trường tiềm năng, tối ưu hóa chuỗi giá trị, qua đó phát huy triệt để lợi thế so sánh mà những loại trái cây này đang sở hữu.
Khai phá thị trường mới, tiếp tục đưa trái cây Việt lên kệ hàng quốc tế - Ảnh 1

Những "át chủ bài" xuất khẩu  

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố ngày 18/7/2025, trong bức tranh xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm 2025, trái cây tiếp tục giữ vai trò chủ lực khi kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt hơn 3,05 tỷ USD, giảm khoảng 8–9% so với cùng kỳ năm trước, nhưng phục hồi mạnh với tháng 6 đạt 750 triệu USD, tăng hơn 50% so với tháng 5. Chính đà hồi phục này mở ra cơ hội lớn cho các mặt hàng chủ lực như chanh leo, dứa, dừa và chuối – vốn có lợi thế về sản lượng, chất lượng và xu hướng tiêu dùng quốc tế.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, chanh leo, dứa, dừa và chuối là những nhóm trái cây đang hội đủ các yếu tố sản lượng dồi dào, chất lượng nâng cao, và nhu cầu thị trường ngày càng lớn.

"Các loại trái cây như chanh leo, dứa, dừa và chuối đang cho thấy tiềm năng cạnh tranh lớn nhờ vào năng lực sản xuất nội địa vững vàng, nhu cầu thị trường quốc tế gia tăng và khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngày càng tốt", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit ) cho biết.

Trao đổi với báo giới về nội dung này, ông Nguyễn Như Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, 4 loại trái cây là chanh leo, chuối, dứa và dừa là những đại diện tiêu biểu, hội tụ nhiều lợi thế và tiềm năng xuất khẩu .

Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nhóm trái cây gồm chanh leo, chuối, dứa và dừa đang có vùng trồng rộng lớn và sản lượng ổn định, đủ tiềm năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về cung cấp cho thị trường xuất khẩu toàn cầu. Tính đến nửa đầu năm 2025, Việt Nam có khoảng 12.000 ha chanh leo, với sản lượng đạt khoảng 190.000 tấn/năm. Chuối phủ trên 161.000 ha, mang lại sản lượng gần 3 triệu tấn mỗi năm. Diện tích dứa đạt trên 52.000 ha, với sản lượng khoảng 860.000 tấn trong năm 2024. Dừa là cây trồng rộng nhất trong nhóm này, với diện tích khoảng 202.000 ha, cho sản lượng lên tới 2,28 triệu tấn/năm. 

Theo thống kê từ Cục Hải quan, xuất khẩu chanh leo trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt khoảng 89,5 triệu USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2024; riêng tháng 5 một mình đạt 34,4 triệu USD, tăng mạnh 85% so với cùng kỳ tháng trước đó. Sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu vào các thị trường như Hàn Quốc, Hà Lan, Trung Quốc, phản ánh sự đa dạng hóa địa bàn tiêu thụ thuận lợi cho chiến lược mở rộng toàn cầu.

Dứa tươi mặc dù mới chỉ ở giai đoạn xuất khẩu thí điểm nhưng nhanh chóng đạt được bước tiến đáng khích lệ, theo hướng phát triển của ngành với mong muốn đưa dứa vào hàng ngũ các “mũi nhọn tỷ USD”. Dù chưa có con số cụ thể, các doanh nghiệp đánh giá triển vọng lô dứa đầu tiên rất tích cực.

Với dừa, xuất khẩu tiếp tục bứt phá khi kim ngạch đạt 216,3 triệu USD trong nửa đầu năm 2025, tăng 40,1% so với cùng kỳ nhờ vào nhu cầu mạnh mẽ từ các thị trường Trung Quốc, Mỹ và châu Âu. Các doanh nghiệp như Betrimex đang tích cực đàm phán mở rộng sang các thị trường như Nhật Bản và Canada, đồng thời đẩy mạnh quảng bá tại hội chợ quốc tế như IFE

Trong khi đó, nhóm trái cây như chuối và mít tiếp tục giữ đà phát triển ổn định, trong đó chuối Việt đã đạt gần 380 triệu USD xuất khẩu năm 2024, đưa Việt Nam vào top 9 quốc gia xuất khẩu chuối hàng đầu thế giới, với thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu và Mỹ

Trái cây lợi thế cần một "cánh cửa" rộng hơn

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, bài toán lớn hiện nay là làm sao để những lợi thế về sản lượng, chất lượng và nhu cầu thị trường được chuyển hóa thành kim ngạch bền vững. Khi mà, đến nay, rào cản về tiêu chuẩn kiểm dịch, kỹ thuật canh tác, mã số vùng trồng và logistics vẫn là điểm nghẽn. 

Khai phá thị trường mới, tiếp tục đưa trái cây Việt lên kệ hàng quốc tế - Ảnh 2

Việt Nam vào top 9 quốc gia xuất khẩu chuối hàng đầu thế giới, với thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu và Mỹ

Ông Nguyên cho biết, nhu cầu quốc tế dành cho các loại trái cây nhiệt đới vẫn đang mở rộng, đặc biệt tại các thị trường như Hàn Quốc, Trung Đông và Nga. Đồng thời nhấn mạnh, Việt Nam đang có cơ hội lớn với chanh leo, dừa và chuối khi nhu cầu thế giới liên tục tăng trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên để bứt phá, Việt Nam cần đầu tư mạnh hơn cho chuỗi bảo quản sau thu hoạch, nâng tỷ lệ chế biến sâu và xây dựng thương hiệu trái cây quốc gia tại các thị trường cao cấp.

Chanh leo, dứa, dừa và chuối không chỉ là những loại trái cây quen thuộc với nông dân Việt mà đang dần trở thành những “gương mặt đại diện” mới cho xuất khẩu nông sản. Với ưu thế về thổ nhưỡng, khí hậu, vùng trồng và sự quan tâm của cả Nhà nước và doanh nghiệp, nhóm trái cây này hoàn toàn có thể vươn xa. Tuy nhiên, để thực sự khai thác được tiềm năng, điều kiện tiên quyết vẫn là sản xuất bài bản, chuẩn quốc tế và chiến lược tiếp cận thị trường một cách bền vững.

Hiện, năng lực sơ chế và bảo quản sau thu hoạch vẫn còn là điểm yếu. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ hiện chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các thị trường phát triển về cấp đông nhanh, bảo quản lạnh, và chiếu xạ. Bên cạnh đó, chi phí logistics cũng là rào cản lớn. Vận chuyển bằng đường biển sang châu Âu mất 25–30 ngày, khiến các loại trái cây tươi có thời hạn sử dụng ngắn như dứa hay chanh leo gặp bất lợi. Do đó, giải pháp hiện nay là tập trung vào đầu tư chuỗi lạnh, hợp tác kho ngoại quan tại thị trường đích, và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm qua chế biến sơ, chế biến sâu để tăng thời hạn bảo quản và giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, ông Nguyên cũng cho rằng, để tiếp cận các thị trường tiềm năng thì các doanh nghiệp cần hướng đến sản xuất theo chuỗi giá trị, có hợp đồng bao tiêu, vùng trồng mã số, và chứng nhận quốc tế như GlobalG.A.P, Organic hoặc Halal...Thực tế, hiện nay mới chỉ có ít diện tích chanh leo, dứa, chuối đạt tiêu chuẩn GAP hoặc tương đương. Điều này khiến nhiều đơn hàng bị bỏ lỡ... Chúng ta cần đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng - làm cơ sở để truy xuất nguồn gốc và giám sát chất lượng. Đây là yêu cầu bắt buộc nếu muốn bước vào sân chơi toàn cầu.

Còn theo ông Ngô Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, trái cây Việt nói chung và 4 loại quả là chanh leo, dừa, chuối, dứa...cần hướng đến xuất khẩu bền vững thông qua việc đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu như kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc..."Nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu cần thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc và liên kết chuỗi, minh bạch hóa và cam kết đảm bảo an toàn trong toàn bộ chuỗi giá trị xuất khẩu ”, ông Tuấn nhấn mạnh.


Tin mới

Xe điện Honda thiết kế "chất" như motor, hiệu năng ngang SH
9 phút trước
Một mẫu xe máy điện mang thương hiệu Honda với thiết kế café-racer cực kỳ cuốn hút, sở hữu hiệu năng mạnh mẽ có thể được các đơn vị nhập khẩu tư nhân đưa về Việt Nam vào tháng 9 tới.
Bất ngờ người Việt chi đến 725 tỷ đồng mua giấy qua mạng
57 phút trước
Chi hơn 203.000 tỷ đồng mua sắm qua mạng trong nửa đầu năm, bên cạnh sản phẩm làm đẹp, thời trang, thực phẩm, người tiêu dùng Việt tốn 725 tỷ đồng để mua giấy rút.
Ảnh thật VinFast Evo Grand: Hai người ngồi có chật không, cốp xe có thể lắp thêm pin phụ trông ra sao?
2 giờ trước
CEO của Xanh SM cũng đã ngồi thử VinFast Evo Grand.
'Gậy ông đập lưng ông': Hạ giá trần dầu Nga xuống 15%, châu Âu sắp phải đi đường vòng mua dầu Nga với giá đắt đỏ?
2 giờ trước
Theo các chuyên gia, các biện pháp mới có thể khiến EU phải trả giá cao hơn cho nhiên liệu nhập khẩu trong khi chưa mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc làm giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Nga.
Mỹ đã chốt đơn hơn 18 tỷ USD một mặt hàng thế mạnh của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 60%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
2 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.990.624 VNĐ / tấn

173.60 JPY / kg

2.42 %

+ 4.10

Đường

SUGAR

9.386.293 VNĐ / tấn

16.29 UScents / lb

1.69 %

- 0.28

Cacao

COCOA

0 VNĐ / tấn

0.00 USD / mt

0.00 %

- 0.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.505.841 VNĐ / tấn

297.65 UScents / lb

2.52 %

- 7.70

Gạo

RICE

15.025 VNĐ / tấn

12.64 USD / CWT

0.72 %

+ 0.09

Đậu nành

SOYBEANS

9.596.123 VNĐ / tấn

999.25 UScents / bu

0.50 %

- 5.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.112.892 VNĐ / tấn

281.60 USD / ust

0.53 %

- 1.50

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê gửi kiến nghị khẩn lên Thủ tướng
4 giờ trước
Hiệp hội ngành hàng cà phê và gạo vừa có văn bản kiến nghị đưa 2 mặt hàng này ra khỏi danh mục chịu thuế GTGT.
Tìm "mỏ vàng” trên cây thuốc có từ 2.000 năm trước, kiếm tiền tỷ/năm
22 giờ trước
Từ bỏ mức lương hàng tỷ đồng/năm ở thành phố lớn, người đàn ông này gây sốc khi chọn về quê, biến những mảnh đất bị bỏ hoang thành nơi “trồng vàng”.
Nga, Ukraine đua nhau gửi đến Việt Nam hàng trăm nghìn tấn 'báu vật' nông sản: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta lọt top 10 tiêu thụ nhiều nhất thế giới
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Nga đã tăng gần gấp 3 lần với giá cực kỳ cạnh tranh.
Thịt lợn ế chưa từng có
1 ngày trước
Gần một tháng qua, dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Tiểu thương bán thịt lợn tại các chợ cũng đang “đứng ngồi không yên” vì thịt ế ẩm, dù thịt đã được kiểm dịch và có nguồn gốc rõ ràng.