Không phải Trung Quốc, đây mới là đối thủ đang ‘tranh giành’ LNG với châu Âu: Là nhà nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới, LNG Mỹ, Qatar ngày càng đắt hàng

27/01/2025 08:43
Nhà nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung LNG, trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh khí đốt với EU.
Không phải Trung Quốc, đây mới là đối thủ đang ‘tranh giành’ LNG với châu Âu: Là nhà nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới, LNG Mỹ, Qatar ngày càng đắt hàng - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Theo Oilprice, JERA - Tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới tại Nhật Bản đang có kế hoạch tăng cường mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG ) từ Mỹ để đa dạng hóa danh mục cung ứng, một giám đốc điều hành của công ty chia sẻ vào ngày 25/1.

Quốc gia này đang tìm cách tăng cường an ninh năng lượng với các nguồn cung cấp đa dạng. Điều này sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa châu Âu với Nhật Bản, đồng thời với nhà nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới là Hàn Quốc.

Để tham gia vào cuộc đua này, ba công ty vận tải lớn của Nhật Bản sẽ cùng nhau tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG ) lên hơn 40% vào năm 2030 với tổng số tiền đầu tư hơn 1.000 tỷ yen (khoảng 6,3 tỷ USD).

Không giống châu Âu và Mỹ, những nơi có đường ống kết nối bằng đường bộ tới các nước sản xuất, Nhật Bản có truyền thống vận chuyển LNG bằng đường biển. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Năng lượng Anh, nhập khẩu LNG của Nhật Bản năm 2023 lên tới 90,3 tỷ m3 và là nước nhập khẩu lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ tìm mọi cách áp dụng thuế quan nếu châu Âu không tăng cường mua dầu và khí đốt của Mỹ.

Về phần mình, Hàn Quốc cũng đang tìm cách nhập khẩu thêm dầu thô và LNG từ Mỹ để đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và giảm thặng dư thương mại với Mỹ, Bộ trưởng Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun cho biết vào tuần trước.

Hàn Quốc đang xem xét nhập khẩu nhiều năng lượng hơn từ Mỹ để có khả năng ngăn chặn thuế quan mà Tổng thống Trump đã hứa áp dụng đối với các đối tác thương mại.

Tại Nhật Bản, JERA cũng đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp LNG để phụ thuộc vào các nhà xuất khẩu từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương như Úc, Indonesia và Malaysia. JERA hiện mua gần một nửa tổng lượng LNG từ các nhà xuất khẩu này.

“Kế hoạch của tôi là tái cân bằng và làm cho danh mục cung cấp LNG của chúng tôi đa dạng hơn”, người đứng đầu bộ phận LNG của JERA, Ryosuke Tsugaruchia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos.

Tsugaru cho biết, công ty  và người mua LNG muốn tăng cường đầu tư vào các dự án xuất khẩu LNG của Mỹ theo hợp đồng dài hạn. Tuy nhiên, giám đốc điều hành nói thêm rằng JERA sẽ giám sát các chính sách của Mỹ để đảm bảo tính bền vững lâu dài của chúng.

Ngoài việc bổ sung thêm LNG của Mỹ, công ty Nhật Bản còn đang xem xét Qatar , nhà xuất khẩu LNG lớn thứ hai thế giới sau Mỹ để có thêm nguồn cung. Ông Tsugaru cho biết thêm: “Tôi hy vọng sẽ tiếp tục và phát triển mối quan hệ đối tác LNG lâu dài với Doha”.

Theo Oilprice

Tin mới

Phát hiện 11.500 hộp trà, sữa hạt 'quảng cáo công dụng quá mức'
9 giờ trước
11.500 hộp gồm trà, sữa hạt, viên uống của Công ty Thảo dược Mộc Can ghi nhãn sai sự thật, mô tả công dụng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Loại quả chát xít, ngày xưa ăn với muối ớt “cho vui”, giờ thành đặc sản phố cổ Hà Nội khiến khách Tây phát cuồng
9 giờ trước
Từng là món quà vặt gắn liền tuổi thơ, loại quả này nay đã thành đặc sản Hà Nội, khiến cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn.
Con số gây bất ngờ, vượt xa kỳ vọng ở thành phố đang lưu hành 9 triệu xe máy
9 giờ trước
Mục tiêu của chiến dịch là để giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe máy.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
9 giờ trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
9 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.695.525 VNĐ / thùng

65.41 USD / bbl

1.36 %

+ 0.88

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.604.541 VNĐ / thùng

61.90 USD / bbl

1.41 %

+ 0.87

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.341.698 VNĐ / m3

3.33 USD / mmbtu

0.83 %

- 0.03

Than đá

COAL

2.566.229 VNĐ / tấn

99.00 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Một dự án từng bị nhiều ‘cá mập’ nước ngoài từ bỏ, sang nhượng cho PVN với giá 1 USD, giờ mang về hàng tỷ USD mỗi năm
11 giờ trước
Giai đoạn 1993-1999, dự án lần lượt được chuyển giao giữa các nhà điều hành nước ngoài và họ cũng lần lượt rút lui. Chỉ đến năm 2003, khi về tay PVEP, dự án này mới bắt đầu khởi sắc.
Bớt hào hứng với dầu Nga, Trung Quốc khai phá mỏ dầu thô mới: Nhập khẩu tăng gần gấp 30 lần, Mỹ cũng là khách hàng ‘ruột’
12 giờ trước
Ngoài Trung Quốc, dầu thô của quốc gia này đang được lòng các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Brunei và Đài Loan.
Video từ trên cao cho thấy cảnh tượng "không tưởng" tại Trung Quốc: Đây là cách họ thống trị lĩnh vực này
1 ngày trước
Quốc gia này đi sau nhưng lại vượt trước trong đường đua năng lượng.
Mỹ vừa chi gần 3 tỷ USD mua một mặt hàng của Việt Nam: Nước ta xuất khẩu của thế giới đứng thứ 2 thế giới, hơn 150 quốc gia đặt gạch mua hàng
1 ngày trước
Xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đã thu về gần 3 tỷ USD trong quý 1 với Mỹ là khách hàng lâu năm của Việt Nam ở mặt hàng này.