Kinh tế Việt Nam phục hồi tốt, ‘nội soi sức khoẻ’ doanh nghiệp vẫn yếu

31/10/2022 19:08
Theo Nghị quyết 43/2022 về Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội với quy mô gần 350.000 tỷ đồng, nền kinh tế được đón nhận nguồn tiền lớn. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chia sẻ: Đi tiếp xúc cử tri, làm việc với các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp vẫn kêu thiếu vốn, không có tiền đầu tư, không có vốn đưa vào dự án, khiến nhiều dự án bị đình trệ.

Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ), Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV xung quanh vấn đề này.

Doanh nghiệp thực sự “khát” vốn, nhiều dự án bị đình trệ

Thiếu vốn được ví như “cỗ máy” không có xăng dầu nên khó có thể vận hành được, ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế sau đại dịch. Thời gian qua, tiền ‘rót’ vào kinh tế lớn, vì sao doanh nghiệp vẫn kêu thiếu vốn, thưa ĐBQH?

Như chúng ta đã biết, tại kỳ họp bất thường đầu năm nay, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, theo đó Quốc hội thống nhất chủ trương dành khoảng 350 ngàn tỷ đồng để đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội; đồng thời cho phép tăng bội chi ngân sách Nhà nước (NSNN) trong 2 năm 2022 và 2023 bình quân 1 - 1,2%/năm (tối đa 240 ngàn tỷ đồng), trong đó năm 2022 tăng khoảng 1,1% GDP (tối đa 102,8 ngàn tỷ đồng) nhằm hướng tới đạt mức tăng trưởng GDP cao hơn khoảng 2% mỗi năm.

Như vậy, với gói kích thích kinh tế nêu trên, cùng với việc room tăng trưởng tín dụng ở mức 14% năm 2022 (mức khá cao so với mặt bằng chung các nước trong khu vực là 8 - 10%), trong bối cảnh lạm phát vẫn được duy trì ở mức thấp (chỉ 2,73% trong 9 tháng năm 2022 so cùng kỳ, dự báo của Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm chỉ tăng 3,37 - 3,87%, thấp hơn mức tối đa 4% như mục tiêu đề ra).

Các nhà đầu tư đã rất kỳ vọng dòng vốn trên thị trường dồi dào hơn, doanh nghiệp tiếp cận dễ hơn, các dự án đầu tư có đủ vốn để triển khai nhanh hơn. Tuy nhiên thực tế, doanh nghiệp đang thực sự “khát” vốn, nhiều dự án đang bị đình trệ vì không thể tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang đối mặt rất nhiều khó khăn sau sự cố của FLC và Tân Hoàng Minh.

Thực tế cho thấy, trong 2 quý đầu năm, tín dụng tăng trung bình 1,56%/tháng (6 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng khoảng 9,35%) đã giúp cho kinh tế phục hồi khá tích cực nhưng trong quý III/2022, dư nợ tín dụng chỉ tăng trưởng trung bình khoảng 0,18 - 0,2%/tháng (9 tháng năm nay tăng 10,27%); đồng thời gói hỗ trợ lãi suất 2% được triển khai chậm.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 31/8 có 580 khách hàng với số tiền lãi đã hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 13 tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt 9.820 tỷ đồng, trong lúc nguồn lực cho chính sách tối đa 40.000 tỷ đồng đã khiến nhiều dự án không thể tiếp tục triển khai do thiếu vốn, các cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ.

Trong lúc chờ đợi sự phục hồi từ thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã rất kỳ vọng NHNN sẽ nới room tín dụng 1 - 2% thời gian tới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện rất cao (124%); đồng thời các nước, nhất là các nền kinh tế lớn đều trong tình trạng lạm phát cao kỷ lục trong hàng chục năm qua, khả năng nới room tín dụng thời từ nay đến cuối năm như kỳ vọng của các nhà đầu tư là hết sức khó khăn.

Để giúp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, NHNN đã 2 lần điều chỉnh nâng lãi suất điều hành trong vòng hơn 1 tháng qua (vào các ngày 23/9 và 24/10, mỗi lần tăng 100 điểm phần trăm); đồng thời cũng điều chỉnh tăng trần lãi suất tiền gửi. Như vậy, khả năng nới room tín dụng thời từ nay đến cuối năm như kỳ vọng của các nhà đầu tư là hết sức khó khăn.

Bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn

Trong bối cảnh rất nhiều thách thức đặt ra hiện nay, làm thế nào để giải bài toán thiếu vốn cho nền kinh tế và không làm đứt gãy đà tăng trưởng đang được duy trì khá tốt từ đầu năm đến nay? Theo ĐBQH, cần tập trung các giải pháp nào?

Thứ nhất, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đặc biệt bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát.

Thứ hai, cần có cơ chế điều chỉnh dòng vốn đi vào các lĩnh vực sản xuất hiệu quả, ổn định và bền vững, các dự án cần được rà soát kỹ, có tính khả thi cao; cần hết sức tránh việc cung tiền chảy vào các lĩnh vực rủi ro cao, gây các hệ lụy tiềm ẩn như nợ xấu, kéo lãi suất và tỷ giá tăng cao, tạo bất ổn cho nền kinh tế.

Thứ ba, trong bối cảnh lãi suất huy động tiếp tục tăng lên, các tổ chức tín dụng (TCTD) cần chia sẻ với khó khăn chung của nền kinh tế, chấp nhận thu hẹp biên lãi ròng NIM bằng cách nâng cao năng lực quản trị tài chính, đẩy mạnh đầu tư công nghệ thông tin và chuyển đối số, cắt giảm các chi phí trung gian để giữ ổn định lãi suất cho vay và nghiên cứu giảm lãi suất cho vay ở một số lĩnh vực ưu tiên.

Thứ tư, cần sớm có giải pháp tập trung triển khai có hiệu quả các gói về chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, trong đó cần tiếp tục rà soát để có sự điều chỉnh cho phù hợp, nhất là các hạng mục đầu tư phát triển hạ tầng theo Nghị quyết số 584 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với cả nội dung “điều hòa vốn” giữa ngân sách dành cho chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và Chương trình đầu tư công trung hạn

Thực hiện tốt kỳ vọng về các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế theo đúng tiêu chí đề ra trong Nghị quyết số 11 của Chính phủ. Bên cạnh đó, cần tiếp tục có giải pháp để đẩy nhanh hơn gói hỗ trợ lãi suất 2%, giúp nguồn vốn từ chương trình này sớm phát huy hiệu quả trong việc giải bài toán thiếu vốn cho nền kinh tế.

Thứ năm, cần sớm có giải pháp để phục hồi và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và thị trường chứng khoán (TTCK). Vừa qua, Bộ Tài chính đã rất kịp thời ban hành Nghị định số 65 sửa đổi Nghị định số 153 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế, điều này đã giúp tăng cường tính công khai, minh bạch cho hoạt động phát hành và giao dịch với trái phiếu riêng lẻ, góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường trái phiếu phát triển, giúp lành mạnh hóa và phát triển bền vững thị trường này, bảo vệ quyền lợi cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư, khắc phục bất cập trên thị trường thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức có liên quan cần đưa ra những thông điệp và cam kết mạnh mẽ hơn để ổn định tâm lý của nhà đầu tư, tăng cường giám sát để doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết khi huy động vốn và đảm bảo tính khả thi khi thực hiện dự án; có cơ chế để bảo vệ các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh và làm ăn chân chính, ngăn chặn kịp thời các hành vi lũng đoạn thị trường và các biểu hiện chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư; đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhà đầu tư để thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán tiếp tục đóng vai trò là nơi cung ứng ổn định vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tháng 10/2022 và 10 tháng năm nay tiếp tục đà phục hồi, phát triển nhanh và mạnh với nhiều điểm sáng, nổi bật là kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng tăng 2,89%.

Tuy nhiên trong 10 tháng năm 2022, Việt Nam có 122.100 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 25,8%

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
8 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
8 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
8 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
8 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
9 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.