Lao động Việt ở nước ngoài lao đao vì lạm phát

05/08/2022 14:34
Sau một thời gian dài mòn mỏi chờ thị trường “phá băng”, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục đối mặt với tình trạng thu nhập giảm sút do đồng tiền mất giá. Đặc biệt, lạm phát ở các nước tăng cao kỷ lục khiến lao động Việt phải chắt bóp đủ đường để sống nơi đất khách.

Chia sẻ với PV Tiền Phong, anh Nguyễn Văn Quốc (34 tuổi, Yên Thành, Nghệ An), công nhân ngành chế biến thực phẩm Hokkaido (Nhật Bản) cho biết, suốt mấy tháng nay, anh không dám gửi tiền từ Nhật về nhà vì sợ tiền “bốc hơi”. Từ tháng 3 tới nay, đồng Yên Nhật mất giá tới khoảng 20% so với đầu năm và hiện ở mức giảm mạnh nhất trong vòng 24 năm qua nên thu nhập của anh giảm rõ rệt.

Lao động Việt ở nước ngoài lao đao vì lạm phát - Ảnh 1.

Lạm phát tăng cao khiến thu nhập của lao động Việt ở nước ngoài giảm mạnh

Theo anh Quốc, trước đây, trung bình mỗi tháng thu nhập của anh tính ra tiền Việt khoảng 20-22 triệu đồng, nhưng giờ chỉ còn 17 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, những ngày này, tình trạng lạm phát ở Nhật đang ở mức cao kỷ lục, giá hàng hoá, nhất là thực phẩm và chi phí sinh hoạt tăng chóng mặt.

“Bây giờ những cuộc gặp gỡ bạn bè hay giao lưu với mọi người, chúng tôi đều rất hạn chế. Các khoản chi tiêu tiền ăn, đi lại đều phải chắt bóp tối đa. Lao động đi làm việc ở Nhật giờ rất khó để tiết kiệm”, anh Quốc chia sẻ.

Sang Nhật lao động được khoảng gần 2 năm, chị Trần Thị Tuyết (Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết, đến nay đã “gỡ” lại được 1/2 số tiền phí đóng cho công ty môi giới.

Theo chị Tuyết, lúc mới sang Nhật, thu nhập của chị có thể đạt khoảng 1-1,3 triệu đồng/ngày. Những tưởng chỉ cần làm việc chăm chỉ, sau khoảng 1 năm, chị có thể trả hết số tiền vay ngân hàng. Tuy nhiên, từ năm ngoái dịch COVID-19 ở Nhật bùng phát mạnh khiến công việc của chị thất thường.

“Từ đầu năm nay, đồng Yên mất giá mạnh. Giờ tính ra mỗi ngày, thu nhập chỉ còn 600-700 nghìn đồng. Nhiều bạn bè khuyên giữ tiền trong tài khoản, khi nào tỷ giá tăng thì gửi về Việt Nam, nhưng vì áp lực khoản vay ngân hàng nên tôi chấp nhận thiệt, vẫn gửi về trả nợ”, chị Tuyết nói.

Tình trạng này diễn ra tương tự đối với những lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện mức lương trung bình đối với lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc dao động 1.400-1.800 USD (32-40 triệu đồng) mỗi tháng. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát ở Hàn đang ở mức cao nhất trong 14 năm gần đây khiến thu nhập và đời sống của lao động Việt trở nên khó thở hơn trước.

Anh Lê Văn Tiến (huyện Như Xuân, Thanh Hoá), lao động ngành nông nghiệp chia sẻ, ở Hàn Quốc, giá các mặt hàng nông sản, thực phẩm từ đầu năm tăng tới hơn 30%. Điển hình, như giá tỏi tính theo tiền Việt hiện khoảng 180.000 đồng/kg, xà lách khoảng 140.000 đồng/gói, thịt lợn hơn 200.000 đồng/kg…

Lao động không còn mặn mà xuất cảnh

Theo các doanh nghiệp (DN), nhu cầu tuyển dụng của thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc… sau 2 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19 đang phục hồi nhanh. Nhiều ngành nghề như xây dựng, y tế, chế biến thực phẩm…đang rất “khát” lao động. Tuy vậy, trước việc đồng tiền những nước này mất giá nhiều lao động tỏ ra ít mặn mà hơn để ra nước ngoài làm việc trong hiện tại.

Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Trần Thị Vân Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Nhân lực số 1 Hà Nội cho biết, hiện việc tuyển dụng lao động cho các đơn hàng đi làm việc ở Nhật khó hơn trước rất nhiều. Phía công ty đưa ra không ít chính sách ưu đãi để thu hút, tuyển dụng lao động nhưng số lượng đăng ký khá hạn chế. Thậm chí, có lao động đăng ký học tiếng xong nhưng sau khi được người thân, bạn bè thông tin về tình hình thu nhập ở Nhật, đã huỷ tham gia và chờ đợt khác.

Theo bà Vân Anh, trước ảnh hưởng của tình trạng lạm phát tăng cao, chi phí quản lý lao động mà phía DN Nhật trả cho phía DN Việt Nam giảm khoảng 30%.

Lãnh đạo một DN phái cử lao động sang Đài Loan (Trung Quốc), chia sẻ, đến nay thị trường này vẫn duy trì việc kiểm tra phòng chống dịch COVID-19 khắt khe. Lao động khi xuất cảnh sang Đài Loan làm việc đều phải cách ly trong phòng riêng, nhiều thủ tục ngặt nghèo nên đẩy chi phí xuất cảnh của người lao động tăng cao đáng kể. Trong khi đó, thu nhập lao động giảm sút nên từ đầu năm đến nay, công ty chủ yếu đưa những lao động còn tồn đọng xuất cảnh. Còn số lượng tuyển dụng mới hầu như chưa có.

Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, hiện ở Nhật Bản có khoảng 250.000 lao động Việt Nam; Đài Loan có 230.000 người và Hàn Quốc 40.000 người. 6 tháng đầu năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 51.677 người, trong đó lao động đi làm việc tại Nhật Bản chiếm 62%, Đài Loan chiếm 30%, Hàn Quốc 2,3%...

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Nhật, Hàn Quốc vẫn là những thị trường trọng điểm, hấp dẫn với lao động Việt Nam. Trước tình trạng lao động Việt Nam gặp không ít khó khăn, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

*“Chi tiêu đắt đỏ buộc chúng tôi phải cắt khẩu phần ăn. Thậm chí, giờ nhiều người Việt trong công ty còn không ăn bữa tối để tiết kiệm. Còn nếu sắm đồ dùng cá nhân, chúng tôi chờ những dịp giảm giá hoặc chuyển sang mua đồ cũ”, anh Lê Văn Tiến, người đang làm việc ở Hàn Quốc nói.

*Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, 6 tháng đầu năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 51.677 người, trong đó lao động đi làm việc tại Nhật Bản chiếm 62%, Đài Loan chiếm 30%, Hàn Quốc 2,3%...

Tin mới

Thủ tướng ra chỉ thị nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
11 giờ trước
Giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất trong tháng 5 về giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước - là một trong những nội dung vừa được Thủ tướng phê duyệt tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ký ngày 21/4/2024.
iPhone 16 được nâng cấp đặc biệt, sẽ là chiếc iPhone đầu tiên không có phím bấm vật lý?
10 giờ trước
Theo nhiều nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm cơ học trên iPhone 16.
Hai người đến từ TP HCM cùng nhận giải Jackpot 1 trị giá 314 tỉ đồng của Vietlott
10 giờ trước
Ông H.L và ông H. đều sinh sống tại TP HCM đã nhận thưởng giải Jackpot 1 của Vietlott trị giá 314 tỉ đồng
Không phải vàng hay bạc, đây mới là kim loại sắp bước vào chu kỳ bùng nổ: Tiêu thụ 10 triệu tấn trong thập kỷ tới, nguồn cung đang thiếu trầm trọng
9 giờ trước
Nhu cầu từ xe điện, cơ sở hạ tầng đang thúc đẩy nhu cầu về kim loại này.
Hai sản phẩm vừa bị yêu cầu gỡ bỏ khỏi sàn TMĐT và website, người vi phạm sẽ bị phạt từ 30-50 triệu đồng!
8 giờ trước
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS - Bộ Công Thương) yêu cầu các sàn TMĐT, ứng dụng/ website bán hàng trực tuyến kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.284.840.520 VNĐ / tấn

311.00 BRL / kg

-0.08 %

- -0.25

Thịt gà

CHICKEN

30.365.202 VNĐ / tấn

7.35 BRL / kg

-0.14 %

- -0.01

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Bình Định đột ngột dừng khi đang đấu giá 22 mỏ khoáng sản?
3 giờ trước
22 mỏ khoáng sản bất ngờ bị buộc phải tạm dừng trong số 45 mỏ được tỉnh Bình Định đưa ra đấu giá quyền khai thác vào cuối năm ngoái, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được thời điểm tổ chức đấu giá lại.
Uống trà sữa pha mắm tôm - trào lưu ăn uống gây nguy hại cho sức khỏe
8 giờ trước
Chuyên gia nêu tác hại khi uống trà sữa pha mắm tôm - món ăn đang được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội.
MPV rẻ nhất Việt Nam nay còn rẻ hơn, xe mới giá thấp hơn bản cũ gần 90 triệu: Bất thường đang xảy ra!
9 giờ trước
Mới đây, Hyundai đã gây bất ngờ khi ra mắt Stargazer X thay thế cho hai phiên bản cũ của Stargazer.
Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã
1 ngày trước
Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.