Liên kết chuỗi - ‘chìa khóa’ phát triển nông nghiệp bền vữngicon

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi tình trạng biến đổi khí hậu, cùng những tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19, việc xây dựng các chuỗi sản xuất nông nghiệp là cách hữu hiệu để 'hóa giải" những "tác động kép" này.

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi tình trạng biến đổi khí hậu, cùng những tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19, việc xây dựng các chuỗi sản xuất nông nghiệp là cách hữu hiệu để 'hóa giải" những "tác động kép" này.

 

“Mắt xích" trong phát triển nông nghiệp bền vững

Năm 2020, mưa đá, lũ lụt, xâm nhập mặn… ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp; trong khi đó, đại dịch toàn cầu Covid-19 làm đứt gãy sự kết nối thương mại nông sản giữa nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, giúp nông dân sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, thì phát triển nông nghiệp bền vững vừa là xu hướng tất yếu, vừa là đòi hỏi bức thiết. Bởi vì, sản xuất nông nghiệp sử dụng và phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Khu vực nông nghiệp và người nông dân là những đối tượng “tổn thương” từ thực trạng này.

Thêm vào đó, phần lớn nông dân Việt Nam là các nông hộ sản xuất nhỏ. Việc sản xuất nhỏ lẻ có nguy cơ dẫn đến khó kiểm soát chất lượng, chưa kể năng suất lao động, hiệu quả kinh tế thấp và gặp nhiều rủi ro về mặt thị trường.

Theo các chuyên gia, để phát triển nền nông nghiệp bền vững và nâng cao thu nhập cho nông dân, cần khuyến khích nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến vào canh tác, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa bền vững. Đồng thời, nông dân cần xây dựng chuỗi liên kết để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, kết nối sản xuất với thị trường và tiêu dùng. Để làm được điều này, cần có sự chung tay của nhiều thành phần, trong đó có các doanh nghiệp lớn.

Liên kết chuỗi - ‘chìa khóa’ phát triển nông nghiệp bền vững
 Hướng dẫn nông dân canh tác khoai tây tại Lâm Đồng

Tiên phong tham gia vào liên kết chuỗi

Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông dược và hạt giống, Syngenta đã và đang hợp tác với một số tập đoàn, tổ chức quốc tế và các cơ quan chức năng tại các địa phương; đóng góp kinh phí để triển khai nhiều dự án về phát triển nông nghiệp bền vững. Cùng với đó, công ty chung tay hình thành các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản như: các dự án ngô sinh khối, cà phê, lúa gạo, khoai tây.

Syngenta nghiên cứu, khảo nghiệm và đánh giá, để đưa ra những giải pháp về giống và bảo vệ thực vật, đồng thời tập huấn, hướng dẫn nông dân sử dụng các giải pháp đó một cách hiệu quả. Công ty hướng đến giúp nông sản đạt tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) mà các nhà thu mua nông sản đề ra, để chế biến hoặc xuất khẩu tới các thị trường có giá trị cao như: EU, Mỹ, Nhật…

Liên kết chuỗi - ‘chìa khóa’ phát triển nông nghiệp bền vững
 Hướng dẫn nông dân trồng xen canh cây cà phê với sầu riêng

Cụ thể, dự án cà phê cảnh quan bền vững tại Tây Nguyên mà Syngenta thực hiện cùng các đối tác từ năm 2017 đến nay đã giúp 6.000 nông dân ở 4 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai được hưởng lợi từ mô hình tái canh cà phê trồng xen với cây ăn quả. Từ đó, nông dân giảm độc canh, đa dạng hóa thu nhập từ cà phê và cây ăn quả, góp phần tạo ra môi trường canh tác giảm thiểu xói mòn đất và tiết kiệm nước tưới.

Syngenta cũng hợp tác với Tập đoàn Olam, Tổ chức Hợp tác Đức (GIZ) cùng các cơ quan chức năng tại tỉnh An Giang và Đồng Tháp xây dựng các mô hình quản lý dư lượng và canh tác lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP. Từ đó, hàng ngàn nông dân trong khuôn khổ dự án có thể sản xuất ra hàng trăm ngàn tấn lúa, đáp ứng được các tiêu chuẩn về VSATTP khắt khe của thị trường châu Âu và Hoa Kỳ.

Trên cây khoai tây, Syngenta phối hợp với PepsiCo Việt Nam, xây dựng các nông trại sản xuất khoai tây kiểu mẫu tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk. Tại dự án này, Syngenta đã đưa ra giải pháp quản lý sâu bệnh hại tổng hợp trên cây khoai tây, tập huấn và hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, nông dân có thể đáp ứng được sản lượng và chất lượng khoai tây cho tập đoàn Pepsico.

Liên kết chuỗi - ‘chìa khóa’ phát triển nông nghiệp bền vững
Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn bền vững và quản lý dư lượng tại Đồng tháp

Trong thời gian tới, Syngenta sẽ tiếp tục mang đến những bộ giải pháp tiên tiến, đẩy mạnh các dự án phát triển nông nghiệp bền vững, liên kết với chuỗi giá trị để tăng sức cạnh tranh, góp sức giúp nông sản Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước và vượt qua các rào cản thương mại về chất lượng và VSATTP, từng bước tạo dựng thương hiệu ở thị trường thế giới.

Bà Lê Thị Khánh Hòa - Giám đốc Quản trị Bền vững Syngenta Việt Nam nhấn mạnh: "Với 4 cam kết trong chương trình phát triển bền vững mới tới năm 2025, Syngenta sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân Việt Nam canh tác bền vững với những dự án phù hợp với từng địa phương. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia vào các liên kết chuỗi dưới nhiều hình thức như: hợp tác công tư, hợp tác xã, khuyến nông... từ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp và cải thiện đời sống ở khu vực nông thôn."

Lệ Thanh

Tin mới

iPhone 16 Pro Max có nâng cấp mới mà người dùng Việt cực kỳ quan tâm
47 phút trước
Thời lượng pin trên iPhone 16 Pro Max có thể sẽ được nâng cấp mạnh. Đây vốn là một yếu tố được người dùng Việt quan tâm ở bất kỳ thế hệ iPhone mới nào.
Giá USD hôm nay 20/5: Đồng bạc xanh "chôn chân" ở mốc 104
42 phút trước
Giá USD hôm nay 20/5: Trên thế giới, chỉ số USD trụ vững mốc 104 kể từ giữa tuần trước tới nay vì đang gặp ngưỡng kháng cự quan trọng tại mốc 105. Trong nước, tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ tụt dốc không phanh.
Trong khi xe điện ồ ạt về thì đây là loạt xe xăng mới dễ ra mắt khách Việt tới đây: Nhiều phân khúc, từ giá rẻ đến hạng sang
46 phút trước
Ở mảng xe xăng, các mẫu xe có thể sắp ra mắt hầu hết là gương mặt quen thuộc, ví dụ như Hyundai i10, Accent, Kia Sonet hay Nissan Almera.
Giá vàng hôm nay 20/5: Vàng thế giới tăng không ngừng
53 phút trước
Giá vàng hôm nay trên thế giới đầu tuần tiếp tục tăng không ngừng, vượt mốc 2.420 USD/ounce, tiến sát mốc kỷ lục thiết lập hồi tháng 4.
Chuyên gia khuyến nghị: Người dùng iPhone nên làm điều này để máy chạy mượt hơn!
2 giờ trước
Đây là một trong những nguyên khiến iPhone hao phí công suất, hoạt động không mượt mà.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.049.612 VNĐ / tấn

169.30 JPY / kg

1.93 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

10.149.381 VNĐ / tấn

18.09 UScents / lb

-1.31 %

- -0.24

Cacao

COCOA

185.190.666 VNĐ / tấn

7,277.00 USD / mt

-1.57 %

- -116.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

115.963.267 VNĐ / tấn

206.69 UScents / lb

4.09 %

+ 8.13

Đậu nành

SOYBEANS

11.460.363 VNĐ / tấn

1,225.60 UScents / bu

-0.12 %

- -1.40

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.288.241 VNĐ / tấn

366.75 USD / ust

-0.56 %

- -2.05

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.393.089 VNĐ / tấn

45.26 UScents / lb

1.66 %

+ 0.74

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá hồ tiêu lập kỷ lục mới
3 giờ trước
Giá hồ tiêu trong nước cuối tuần qua đã thiết lập kỷ lục mới với 111.000-112.000 đồng/kg, tăng thêm 10.000 đồng/kg so với đầu tuần.
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
5 giờ trước
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ổn định. Vụ Hè Thu ở khu vực này đã đến nhưng sản lượng chưa cao. Trong khi nhu cầu gạo vẫn lớn đẩy giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng nhẹ.
Quả dừa Việt Nam có nhiều tiềm năng xâm nhập thị trường Philippines
8 giờ trước
Philippines có tổng số 167 nhà máy chế biến các sản phẩm từ quả dừa, tuy nhiên, do thiếu nguồn nguyên liệu nên sản xuất hàng năm chỉ đạt khoảng 50% công suất.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo trúng thầu nhiều lô hàng lớn vẫn… thua lỗ
1 ngày trước
Theo các chuyên gia, việc dự báo thiếu chính xác về thị trường đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam "lãnh đòn" khi có biến động về giá. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp khi chưa có hàng trong tay vẫn chạy đua ký hợp đồng, dẫn đến khi giá lúa đầu vào tăng, doanh nghiệp trở tay không kịp.