Lợi nhuận ngành vận tải biển sẽ vẫn còn tốt đến hết quý 1/2022?

14/11/2021 07:28
Theo ông Nguyễn Hoàng Giang, chuyên gia phân tích SSI Research, triển vọng tới hết quý 1/2022, lượng đơn hàng sẽ vẫn duy trì giúp kết quả kinh doanh của các hãng vận tải sẽ vẫn khả quan. Bên cạnh đó, giá cước sẽ neo ở mức cao trong dài hạn do các hãng tàu biển không có động lực để tách ra tạo thành liên minh mới hoặc chủ động hạ giá như thời điểm trong quá khứ.

Sau giai đoạn thăng hoa nửa đầu năm 2021, thị trường chứng khoán có một giai đoạn lình xình đi ngang trước khi bứt phá trở lại từ khoảng đầu quý 4 đến nay, đưa chỉ số chính VN-Index dần tiệm cận ngưỡng 1.500 điểm. Lực lượng nhà đầu tư mới xuất hiện đã mang tới cho thị trường nguồn năng lượng mới, đưa thanh khoản thị trường tăng vọt và có phiên đã vượt mức 2 tỷ USD.

Đặc biệt, yếu tố về cơn sốt giá hàng hoá toàn cầu đã kích thích, đẩy tăng trưởng của một số nhóm ngành như vận tải biển, thép hay bán lẻ. Trong buổi hội thảo trực tuyến diễn ra ngày do Người Đồng Hành và CTCK SSI phối hợp tổ chức, các chuyên gia đã đi sâu vào những câu chuyện riêng của một số nhóm ngành, từng trường hợp doanh nghiệp, mã cổ phiếu cụ thể mà nhà đầu tư quan tâm.

Tại nhóm vận tải biển, nhìn lại khoảng thời gian sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, ông Nguyễn Hoàng Giang, chuyên gia phân tích SSI Research cho biết nhu cầu vận tải trên toàn cầu giảm mạnh khiến các hãng vận tải biển buộc phải trở mình chuyển sang trạng thái mới. Giá cước vận tải biển container liên tục giảm khiến các hãng phải tìm biện pháp nhằm giảm nguồn cung tàu, trong đó có cả giải pháp bán "sắt vụn" tàu và tạo thành liên minh để cân bằng lại với nhu cầu thị trường. Nhờ vậy, các hãng tàu mới bắt đầu làm ăn tốt và có lãi trở lại từ đầu năm 2019.

Lợi nhuận ngành vận tải biển sẽ vẫn còn tốt đến hết quý 1/2022? - Ảnh 1.

Nguồn: Hội thảo trực tuyến diễn ra ngày do Người Đồng Hành và CTCK SSI phối hợp tổ chức

Và đến khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện đã gây ra sự thiếu hụt lớn trong nguồn cung vận tải biển, trong khi nhu cầu vận tải vẫn ở mức cao và tăng so với cùng kỳ. Điều này đã tác động đẩy giá cước vận tải biển tăng phi mã, dẫn tới kết quả kinh doanh tích cực của các doanh nghiệp trong ngành.

Sau đó, dịch bệnh dần trong tầm kiểm soát đã ghi nhận tốc độ phục hồi nhanh chóng của nhu cầu toàn trong khi nguồn cung chưa kịp đáp ứng, càng tạo ra sự mất cân bằng cung cầu tạm thời. 

Theo ông Giang, triển vọng tới hết quý 1/2022, lượng đơn hàng sẽ vẫn duy trì giúp kết quả kinh doanh của các hãng vận tải sẽ vẫn khả quan. Bên cạnh đó, giá cước sẽ neo ở mức cao trong dài hạn do các hãng tàu biển không có động lực để tách ra tạo thành liên minh mới hoặc chủ động hạ giá như thời điểm trong quá khứ.Một số doanh nghiệp tại Việt Nam có thể hưởng lợi từ xu hướng này, có thể điểm tới như Gemadept (GMD), Hải An (HAH)…

Mặt khác, Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc SSI Research đánh giá bối cảnh giá dầu liên tục neo ở mức cao ít nhiều gây ra những tác động tới các doanh nghiệp vận tải biển khi chi phí dầu chiếm tới 30-40% cơ cấu tổng chi phí trong doanh nghiệp. Giá dầu càng cao thì lợi nhuận của các doanh nghiệp vận tải biển sẽ càng bị bào mòn. 

Lợi nhuận ngành vận tải biển sẽ vẫn còn tốt đến hết quý 1/2022? - Ảnh 2.

Diễn biến giá dầu Brent thời gian qua

Tuy vậy, điểm sáng là việc một số hãng tàu đã bắt kịp xu hướng, chủ động công tác cho thuê tàu với giá phí cao, từ đó vừa tránh được ảnh hưởng trực tiếp là giá dầu trong vận chuyển, vừa đảm bảo việc sử dụng 100% đội tàu thuộc sở hữu.

Song song với đó, bà Phương cũng cho biết giá cước tăng cao khi thị trường nội địa rơi vào trạng thái thiếu cung tàu phần nào nữa giúp các doanh nghiệp bù đắp mức tăng của chi phí hoạt động.

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
9 giờ trước
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
10 giờ trước
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
10 giờ trước
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
10 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
10 giờ trước
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.