Luật Đất đai 2024 sớm có hiệu lực, hàng loạt dự án "đắp chiếu" được gỡ vướng

13/04/2024 16:10
Luật Đất đai 2024 sớm có hiệu lực được kỳ vọng sẽ tháo gỡ cho hàng loạt dự án bất động sản "đắp chiếu", chậm triển khai gây bất bình cho xã hội trong thời gian qua. Chuyên gia cũng nhận định Luật Đất đai 2024 đồng bộ cùng các luật liên quan, bệnh sợ trách nhiệm của cán bộ liên quan cũng giảm đi.

Luật Đất đai 2024 giải quyết tình trạng quy hoạch "treo"

Thời gian qua, vấn nạn quy hoạch treo tại nhiều địa phương gây ra rất nhiều hệ lụy, thiệt hại cho người dân. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do sự mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật các chuyên ngành liên quan đến quy hoạch và xây dựng, chất lượng lập quy hoạch còn thấp, công tác quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, trách nhiệm của các cấp chính quyền chưa được phát huy triệt để. Do đó, Luật Đất đai 2024 đã quy định chi tiết, cụ thể hơn nhiều nội dung để tháo gỡ bất cập này.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nội dung đổi mới quan trọng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai 2024. Cụ thể, thứ nhất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập đồng bộ ở 3 cấp hành chính. Ngoài ra, Luật Đất đai 2024 cũng đã đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức lập, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu các loại đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên, thể hiện được thông tin đến từng thửa đất.

Thứ hai, quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia chỉ xác định các chỉ tiêu sử dụng đất và phân bổ đến vùng kinh tế - xã hội đối với nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, trong đó xác định diện tích một số loại đất quan trọng có diện tích lớn, vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo mật độ che phủ rừng và đảm bảo yêu cầu an ninh, quốc phòng.

Thứ ba, về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, Luật Đất đai 2024 cũng đã quy định cụ thể, theo hướng linh hoạt, theo đó Quốc hội chỉ quyết định đối với Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, còn đối với kế hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia giao Chính phủ phê duyệt.

Thứ tư, đối với quy hoạch sử dụng đất an ninh, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, Luật Đất đai 2024 quy định nội dung lập quy hoạch sử dụng đất an ninh, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, còn đối với kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh sẽ được phân kỳ và lập lồng ghép vào nội dung quy hoạch sử dụng đất và được trình phê duyệt cùng với nội dung quy hoạch sử dụng đất.

Thứ năm, Luật Đất đai quy định cụ thể giao trách nhiệm thẩm quyền nhiều hơn cho cấp tỉnh, theo đó ngoài việc phải đảm bảo các chỉ tiêu do quốc gia phân bổ, còn phải dựa vào điều kiện của địa phương xác định các chỉ tiêu đến đơn vị hành chính cấp huyện để đưa vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trên cơ sở lợi thế, tiềm năng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có quy hoạch chung được phê duyệt thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy định như vậy để đảm bảo kế thừa và tránh trùng lặp, lãng phí trong quá trình lập các quy hoạch.

Thứ sáu, Luật Đất đai 2024 chú trọng đến việc quy định cụ thể nội dung của kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo hướng và linh hoạt, theo đó nội dung kế hoạch sử dụng đất đơn giản hơn, ngoài việc phải đảm bảo quỹ đất cần trong năm kế hoạch, không yêu cầu phải đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất gắn liền với thửa đất ở của hộ gia đình, cá nhân.

Thứ bảy, tăng cường công khai, minh bạch, sự tham gia của người dân trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất thông qua việc tổ chức lấy ý kiến; nâng cao trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong rà soát, xử lý và công bố công khai việc hủy bỏ, thu hồi đất, chuyển mục đích đối với đất đã được ghi trong kế hoạch sử dụng đất.

Dự án vướng mắc pháp lý "chờ" Luật Đất đai 2024 sớm có hiệu lực

Nhiều chuyên gia cho rằng, hành lang pháp lý hoàn thiện đã tạo nên những chuyển biến tích cực cho thị trường bất động sản. Cùng với đó, việc Chính phủ thúc đẩy để Luật Đất đai 2024 sớm có hiệu lực, các cơ hội đầu tư cũng sẽ nhiều hơn, rõ nét hơn trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam kỳ vọng, với Luật Đất đai 2024 sẽ kích hoạt được nguồn lực đất đai, tháo gỡ pháp lý cho các dự án đang gặp vướng mắc.

"Luật Đất đai 2024 có thể được thực hiện từ ngày 1/7/2024, nhưng sẽ có những điều khoản bị lùi lại. Trước mắt, điều quan trọng nhất trong việc thực thi và thể chế Luật Đất đai là tháo gỡ hàng ngàn dự án đang bị mắc kẹt. Để làm được điều này, các văn bản dưới Luật cần được xây dựng cẩn thận, cụ thể và lấy ý kiến toàn thể người dân", ông Đính chia sẻ.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho biết, một số điểm mới trong Luật Đất đai 2024 sẽ tạo cơ hội và hỗ trợ cho cả chủ đầu tư bất động sản và người sử dụng đất về mặt pháp lý. Cụ thể, bao gồm: việc cấp phép chuyển nhượng đất thuê trả tiền hàng năm; mở rộng cơ hội cho vay thế chấp; cung cấp cơ chế xử lý các vấn đề đất đai liên doanh và người sử dụng đất góp vốn vào dự án khi dự án ngừng hoạt động hoặc doanh nghiệp phá sản;...

"Luật Đất đai 2013 không cho phép chuyển nhượng đất thuê trả tiền hàng năm, nhưng trong Luật Đất đai 2024 đã có cơ chế cho phép chuyển nhượng. Đây là nội dung đột phá và nhiều nhà đầu tư quan tâm, tôi đánh giá đây là hướng xử lý tốt. Tôi kỳ vọng các văn bản pháp lý đất đai sẽ giải thích rõ khái niệm “thế nào là mục đích công cộng” trong trường hợp nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án. Từ thực tiễn tranh chấp pháp lý liên quan tới vấn đề này thì các phán quyết đưa ra thường bất lợi cho người dân, nên Nhà nước cần làm rõ để người dân thấy rằng quyền lợi của họ được đảm bảo", ông Hà nhận định.

Bên cạnh đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế - tài chính đánh giá những sửa đổi của Luật Đất đai sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nút thắt pháp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản và ngăn chặn đầu cơ.

"Sự quản lý chặt chẽ từ nhà nước trong các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, thu hồi đất đai sẽ đảm bảo quyền lợi của các bên một cách hợp lý và công bằng. Điều này giúp ngăn chặn các hình thức đầu cơ không lành mạnh và duy trì sự ổn định trong thị trường bất động sản. Về cơ bản, Luật Đất đai 2024 thỏa mãn được những mong muốn của các tầng lớp dân cư, phù hợp hiến pháp, luật pháp, giúp giải quyết được các vướng mắc trong thực tiễn, từ đó hướng đến việc làm cho đất đai trở thành nguồn lực thực sự trong phát triển kinh tế xã hội", ông Thịnh chia sẻ.

Tin mới

Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm sốc
7 giờ trước
Giá cà phê biến động quá mạnh trong thời gian ngắn khiến các bên rơi vào trạng thái phòng thủ, ngưng giao dịch nhằm hạn chế rủi ro
Thứ trưởng Bộ Công an: Loại bỏ hoàn toàn các điều kiện để tội phạm lợi dụng phạm tội, vi phạm pháp luật
4 giờ trước
Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, với ứng dụng VNeID cho phép xác thực công dân trên môi trường số một cách an toàn, trong đó ngành ngân hàng là một lĩnh vực mà người dân sẽ được thụ hưởng nhiều tiện ích nhất.
CEO BYD America: ‘Chúng tôi có phải TikTok, Huawei đâu mà cấm’
5 giờ trước
Bà Stella Li tin rằng Trung Quốc đang có chuỗi cung ứng tốt nhất dành cho xe điện và các OEM Mỹ sẽ được hưởng lợi nếu bắt tay với chuỗi cung ứng này.
TS Lê Xuân Nghĩa chỉ đích danh "điểm lạ" về hoạt động đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước
5 giờ trước
Trao đổi với Dân Việt, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, về nguyên tắc, người đấu thầu quyết định về giá và người mua thầu quyết định về số lượng và ngược lại. Đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước lại rất "lạ".
Sức mạnh của Trung Quốc: Tìm cách sản xuất xe điện ở chính châu Âu cho người châu Âu, chia rẽ cả ngành công nghiệp ô tô với 13 triệu việc làm
6 giờ trước
Trung Quốc đang khiến châu Âu run sợ.

Tin cùng chuyên mục

Xã đặc biệt khó khăn ở miền núi Bình Định chi ngân sách gần 500 triệu xây công trình 2 cánh tay
6 giờ trước
UBND huyện Vân Canh (Bình Định) bố trí nguồn vốn ngân sách gần 500 triệu đồng và được xã vùng cao đặc biệt khó khăn Canh Liên dùng để xây dựng công trình 2 cánh tay, với mục đích tạo điểm nhấn du lịch. Nhưng điều lạ, khi triển khai đã xuất hiện nhiều bất cập và lãnh đạo huyện lại không hề hay biết về công trình này?.
Chính quyền tiếp tục cảnh báo tại dự án Charm Diamond chưa đủ pháp lý sau phản ánh của Dân Việt
6 giờ trước
Sau khi biển thông báo bỗng dưng biến mất, chính quyền địa phương đã cho cắm lại biển cảnh báo trước dự án Charm Diamond để người dân cẩn trọng khi mua dự án.
Quảng Ngãi: Công trình 3500 tỷ đồng nhưng phương tiện thi công chỉ tính "trên đầu ngón tay"
7 giờ trước
Ông Ngô Văn Dụng, Giám đốc BQL dự án các công trình giao thông, chủ đầu tư dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi với tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng thông tin, hiện ước khoảng 70 nhân lực và 20 máy móc thiết bị đã huy động thi công, đã rút khỏi hiện trường hơn 50%.
"Xoá sổ" đường sắt Hà Nội và Sài Gòn, VNR sẽ thành lập doanh nghiệp mới
10 giờ trước
Chủ tịch HĐTV Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh khẳng định: "Chúng tôi cố gắng biến những nhược điểm của đường sắt thành ưu điểm".