Malaysia liên tục đổ tiền mua kho báu dưới lòng đất của Việt Nam với giá cực rẻ: xuất khẩu tăng khủng hơn 1.800%, nước ta có trữ lượng top đầu thế giới

24/04/2024 01:05
Giá xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam sang Malaysia đã giảm sốc hơn 84%.
Malaysia liên tục đổ tiền mua kho báu dưới lòng đất của Việt Nam với giá cực rẻ: xuất khẩu tăng khủng hơn 1.800%, nước ta có trữ lượng top đầu thế giới - Ảnh 1

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan , xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so với tháng 2/2024.

Tính chung trong 3 tháng năm 2024, xuất khẩu quặng và các khoáng sản khác của nước ta đạt hơn 740.908 tấn, tương đương hơn 61 triệu USD, tăng 5,4% về lượng và tăng 71% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.

Giá xuất khẩu bình quân đạt gần 82,4 USD/tấn, tăng mạnh 61% so với cùng kỳ năm trước.

Malaysia liên tục đổ tiền mua kho báu dưới lòng đất của Việt Nam với giá cực rẻ: xuất khẩu tăng khủng hơn 1.800%, nước ta có trữ lượng top đầu thế giới - Ảnh 2

Về thị trường, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc là 3 thị trường xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam nhiều nhất. Trước đó, Trung Quốc nằm trong top 3 nhưng đã bị thay thế bởi các thị trường khác.

Đáng chú ý, xuất khẩu mặt hàng này sang Malaysia đang chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng, vượt qua các thị trường lớn khác để giành vị trí số 1. Cụ thể, Việt Nam xuất sang Malaysia 56.174 tấn quặng và khoáng sản trong tháng 3, tương đương hơn 1,41 triệu USD. Trong khi đó, tháng 3/2023, nước này không thực hiện hoạt động nhập khẩu .

Như vậy tính chung 3 tháng đầu năm, quốc gia này chi ra 3,28 triệu USD để nhập khẩu 196.739 tấn quặng và khoáng sản từ Việt Nam, tăng đột biến 1.827% về lượng và tăng 202% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 26% trong tổng lượng xuất khẩu .

Ngược lại với đà tăng chung của toàn thị trường, giá xuất khẩu bình quân sang Malaysia chỉ đạt 16,7 USD, giảm sốc hơn 84% so với cùng kỳ năm 2024.

Malaysia sản xuất khá nhiều mặt hàng khoáng sản như bôxít, vàng, quặng sắt, mangan, thiếc, đất sét, cốt liệu, mica, dolomit, caolin-fenspat, cao lanh, đá vôi, cát silica, cát và sỏi, than đá cũng như khí tự nhiên và dầu mỏ. Các tài nguyên khoáng sản khác như đồng, niken và đá silica, hiện khai thác ít hoặc chưa được khai thác. Điều này đòi hỏi Malaysia vẫn phải nhập khẩu từ Việt Nam.

Malaysia liên tục đổ tiền mua kho báu dưới lòng đất của Việt Nam với giá cực rẻ: xuất khẩu tăng khủng hơn 1.800%, nước ta có trữ lượng top đầu thế giới - Ảnh 3

Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên, đặc biệt được mẹ thiên nhiên ban tặng rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản , các nguồn nước, dầu, khí.

Công nghiệp khai khoáng Việt Nam bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 19 do Pháp khởi xướng, từ năm 1955, Việt Nam đã tiếp quản, duy trì và phát triển các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản . Đến nay, nước ta có đến hơn 5.000 điểm mỏ, quặng .

Việt Nam xếp thứ 15 trên thế giới về diện tích khoáng sản , xếp thứ 65 về tuổi địa chất, có 60/200 loại khoáng sản phổ biến trên thế giới. Đặc biệt, một số loại khoáng sản quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lược và là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Ví dụ như bô xít (5,8 triệu tấn) đứng thứ 2 thế giới, fluorit (5 nghìn tấn) đứng thứ 5 thế giới, apatit (0,778 triệu tấn), titan (15,71 triệu tấn), than (3.520 triệu tấn), đất hiếm (22 triệu tấn) đứng thứ 2 thế giới và đá granit (15 tỷ m3), vonfram (100 nghìn tấn) đứng thứ 3 thế giới...

Trên thế giới hiện nay, tài nguyên khoáng sản trở thành nguồn lực khan hiếm, là đối tượng bị tranh chấp quyết liệt ở nhiều nơi, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo. 

Việt Nam đặt mục tiêu hình thành nền công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh tương đương với các nước tiên tiến khu vực châu Á hiện nay.

Tin mới

Anh Minh Râu bán hàng ế ẩm vẫn đều đặn tặng rau miễn phí, vừa lĩnh tiền từ YouTube vội làm ngay một việc
2 giờ trước
Anh Minh Râu tâm sự, vì hiện tại kinh tế khó khăn hơn trước nên anh cho rau ít hơn. Tuy nhiên, chồng rau tặng miễn phí sinh viên, công nhân của anh vẫn chất thành đống lớn.
Điều kiện để bưởi Việt Nam được xuất khẩu vào Australia
3 giờ trước
Việc nhập khẩu quả bưởi tươi được sản xuất từ Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.
Sầu riêng Bình Phước chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân
3 giờ trước
Hai tháng qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bất ngờ chuyển sang tình trạng rụng lá, khô cành và chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Giá vàng hôm nay 4/5: Tăng mạnh sau tin hủy đấu thầu vàng miếng lần thứ 3
3 giờ trước
Giá vàng hôm nay ghi nhận giảm nhẹ trên thế giới, nhưng trong nước vàng miếng SJC lại bất ngờ tăng vọt, có nơi tăng 1 triệu đồng/lượng ngay sau tin NHNN hủy đấu thầu vàng miếng lần thứ 3
Vải u hồng chín sớm, giá cao ngất hơn 100.000 đồng/kg vẫn hút khách
3 giờ trước
Năm nay, vải u hồng chín sớm có giá lên tới 75.000 - 135.000 đồng/kg, chợ mang đang bán rầm rộ vì lượng khách săn mua nhiều.

Tin cùng chuyên mục

Tin vui: "Cục gạch huyền thoại" của Nokia tái xuất sau 25 năm - Một thứ rất được yêu thích cũng trở lại
3 giờ trước
Nokia 3210 phiên bản mới ra đời nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25, làm lại từ thiết bị được ví như chiếc "điện thoại di động" đầu tiên mà hầu như mọi người đều sở hữu.
'Muốn không bị 'đâm sau lưng', đừng vội mua iPhone, Samsung Galaxy và các flagship mới ra mắt'
3 giờ trước
Lý do được Sohu (Trung Quốc) đưa ra thật sự thuyết phục.
Ngành điện lý giải nguyên nhân hoá đơn tiền điện tháng 4 tại TPHCM tăng đột biến
4 giờ trước
Với nền nhiệt trung bình tại TPHCM trên 35 độ C và lên tới 40 độ C vào buổi trưa đã khiến nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát như máy lạnh, quạt điện… tại các công ty, xí nghiệp và hộ gia đình tăng cao, dẫn đến việc điện năng tiêu thụ rơi vào bậc 4-5-6 theo Quy định về giá bán lẻ điện của Bộ Công thương ban hành năm 2023. Theo Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC), đó là lý do khiến hoá đơn tiền điện tháng 4 tăng đột biến.
Sở hữu bạt ngàn rừng, Việt Nam vẫn phải mua lượng lớn mặt hàng này từ Nga: nhập khẩu tăng 1.000%, có mặt trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất
5 giờ trước
Việt Nam đã chi gần 500 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này trong 3 tháng đầu năm.