Mở cửa đi lại, khơi thông thủ tục, tạo "luồng xanh" cho doanh nghiệp phục hồi sau dịch

28/09/2021 17:40
"Mở cửa được 1 ngày thì người lao động nuôi gia đình được 1 ngày. Và như vậy, với nhiều doanh nghiệp, mở cửa 1 tuần cũng là quý", ông Trịnh Văn Quyết nói tại Toạ đàm trực tuyến "Tái tạo năng lượng để đột phá" do CLB Doanh nhân Sao Đỏ tổ chức sáng ngày 28/9/2021.

Chia sẻ về kinh nghiệm thích ứng kinh doanh trong thời điểm thách thức nhất, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC cho biết dịch bệnh ở Việt Nam luôn trong tình trạng On – Off. Nếu doanh nghiệp cứ đóng cửa hoàn toàn thì không thể ứng phó được mà phải tìm cách ứng biến như thời chiến. 

"Tức là ở tình trạng Off thì bảo toàn nguồn lực, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, các kế hoạch là nếu được mở cửa thì phải làm ngay những việc gì. Để một khi mở cửa, phải tận dụng được ngay cơ hội được đi lại để tiếp sức cho doanh nghiệp", ông Quyết nhấn mạnh.

Người đứng đầu FLC cho biết, tinh thần này đã giúp FLC phục hồi thần tốc, các quần thể du lịch  kín khách ngay khi được phép hoạt động trở lại, các chuyến bay luôn trong tình trạng "Full slot".

"Ngay ở đợt dịch lần thứ tư, chúng tôi vẫn đã và đang chuẩn bị sẵn sàng. Chuyến bay thẳng Việt – Mỹ của Bamboo Airways vừa qua là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và tinh thần ứng biến đó. Có thể nói là một chặng đường không mệt mỏi trong suốt 3 năm về hồ sơ, pháp lý, con người... Chúng tôi không thể đợi đến khi dịch bệnh mới bắt tay vào làm bởi lúc đó đã quá muộn", ông Quyết nói.

Để hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi, ông Trịnh Văn Quyết đề xuất Chính phủ và các cơ quan quản lý cần xem xét các phương án nới lỏng giãn cách, sớm mở cửa lưu thông cho người dân và doanh nghiệp lưu thông trở lại. "Mở cửa được 1 ngày  thì người lao động nuôi gia đình được 1 ngày, mở cửa được 1 tuần, 1 tháng thì người lao động có thêm tích lũy. Và như vậy, với nhiều doanh nghiệp, mở cửa 1 tuần cũng là quý", ông Quyết cho biết.

Chủ tịch FLC cũng đưa quan điểm: "Hiện nay, tiền không phải là máu của nền kinh tế mà đi lại, lưu thông mới là máu, có máu thì người dân, doanh nghiệp mới tồn tại được. Hạn chế giao thương đang khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, tê liệt. Với các lĩnh vực như du lịch, hàng không, dịch vụ, khách sạn và nhiều ngành nghề khác, việc mở cửa, đi lại được ngày nào là có dòng tiền, tồn tại được ngày đó và giữ chân được người lao động"

Nói về cuộc chiến Covid-19 tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT ví von cuộc chiến Covid như chiến du kịch, cần sự tổng lực của toàn dân. Theo vị chủ tịch FPT, với truyền thống đoàn kết của dân tộc ta trong suốt chiều dài giữ nước, dự báo Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia chiến thắng Covid ngoạn mục mà hiếm quốc gia nào làm được.

"Doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị để nắm bắt cơ hội này, nhất là khi bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam đang thay đổi rất nhanh và Chính phủ đang chuyển từ trạng thái "không Covid" sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả", ông Bình khẳng định.

Đề cập đến công nghệ như một "vaccine" cấp thiết cho doanh nghiệp, lãnh đạo FPT cho rằng đây là "mũi tiêm" có thể bảo vệ sức khỏe doanh nghiệp không chỉ trong thời dịch bệnh. Công nghệ, hay các giải pháp số sẽ giúp doanh nghiệp tiến bộ hơn, mạnh mẽ hơn trong bình thường mới, duy trì kháng thể cho doanh nghiệp lâu dài.

Tại tọa đa, ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam chỉ ra ngoài Covid, có một virus khác đang trở thành rào cản lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thực hiện dự án. Đó là virus sợ hãi.

Mở cửa đi lại, khơi thông thủ tục, tạo luồng xanh cho doanh nghiệp phục hồi sau dịch - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Alphanam.

Theo ông Hải, sự tồn tại của virus sợ hãi đã ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình dài trước đây và suốt đợt dịch vừa qua, gây ra tình trạng ách tắc dự án, cũng như nhiều vướng mắc rất bức bách của doanh nghiệp. Điều này có nguy cơ trở thành cục máu đông của nền kinh tế.

"Gần đây Bộ Chính trị Kết luận số 14 về việc khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm. Giải quyết cục máu đông để khơi thông kinh tế, khơi thông đời sống, hoạt động trở lại là cần thiết", đại diện Alphanam mong những ách tắc của doanh nghiệp cũng được Chính phủ đưa vào "luồng xanh" để giải quyết nhanh, quyết liệt như những quyết sách áp dụng với cuộc chiến Covid vừa qua.

Làm rõ hơn quan điểm về cơ chế cho doanh nghiệp, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh tái khẳng định việc doanh nghiệp không xin hỗ trợ về tiền, mà chỉ xin về cơ chế. Với doanh nghiệp, "dịch" lớn hơn đó là sự ách tắc về thủ tục hành chính, sự chồng chéo của bộ luật, nghị định

Ông Dũng nêu dẫn chứng đến thời điểm tháng 3/2021 Hà Nội có 322 hồ sơ tồn đọng tại sở KHĐT không giải quyết về giấy phép đầu tư. Còn TP HCM hơn 3 năm vừa rồi không có một giấy phép xây dựng nào. Hai đầu tàu kinh tế lớn nhất nước với số lượng dự án bất động sản chiếm tỷ trọng khá lớn mà lại không có dự án mới nào được triển khai.

Tại tọa đàm, bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Deloitte Việt Nam nêu ý kiến câu chuyện phục hồi hiện được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra về mặt quy hoạch, chính sách, nhưng các doanh nghiệp Sao Đỏ cũng nên chủ động đưa ra tiếng nói của riêng mình để Bộ đưa vào dự thảo thay vì chờ khi văn bản ra rồi mới ứng phó.

"Cần ưu tiên tập trung vào các doanh nghiệp quy mô bởi họ có phục hồi và phát triển thì mới tạo nguồn thu cho ngân sách, giữ vững được công ăn việc làm cho người lao động và tạo ra ổn định về an sinh xã hội. Vậy cơ chế cho các doanh nghiệp này cần thông thoáng, các vướng mắc cần được giải quyết kịp thời", bà Thanh kiến nghị.

Tin mới

4 mặt hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong Quý I
6 giờ trước
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm gỗ; rau quả; gạo và cà phê.
Trong khi các hãng xe ráo riết tìm nơi xây tổ, Trung Quốc lại nắm trong tay một 'thiên đường' xe cực hấp dẫn: Sẵn có nhiều nhà máy với giá cực rẻ, thu lợi nhuận cao chót vót trong năm 2023
5 giờ trước
Thậm chí Trung Quốc được coi là vị cứu tinh đối với ngành ô tô quốc gia này.
Vụ kho hàng "hot girl" Mailystyle: Giá trị hàng hóa vi phạm hơn 20 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang Công an điều tra
5 giờ trước
Cục QLTT Hà Nội cho biết, vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle có tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân TPHCM sẽ tăng mạnh
4 giờ trước
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TPHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước. Dự báo, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5.
Cận cảnh tiệc cưới Quang Hải: Thực khách ấn tượng với món quả cầu vàng chiên thơm
4 giờ trước
Những hình ảnh của bữa cỗ chính trong đám cưới Quang Hải - Chu Thanh Huyền tại nhà trai hôm nay (28/3) đã lộ diện.

Tin cùng chuyên mục

T&T Group hợp tác vận hành "chuẩn Nhật" tại dự án T&T City Millennia
39 phút trước
Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
LG đưa bộ sưu tập Objet House ra miền Bắc: Đẹp, thông minh, chuẩn smarthome cho người có tiền
25 phút trước
Điểm đặc biệt của bộ sưu tập gồm đầy đủ các thiết bị điện tử tiêu dùng thông minh trong gia đình này là thiết kế hài hòa với không gian các căn phòng, xóa đi khoảng cách giữa thiết bị gia dụng và đồ dùng nội thất.
Đồng Nai: Muốn vào khu, cụm công nghiệp nhưng thiếu mặt bằng sạch để di dời
6 giờ trước
Năng lực tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó trong khi Đồng Nai đang thiếu mặt bằng sạch. Nhiều doanh nghiệp mong muốn kéo dài lộ trình và có thêm chính sách hỗ trợ để di dời vào các khu, cụm công nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn về mở rộng cao tốc 2 làn xe, các tuyến thiếu trạm dừng nghỉ
8 giờ trước
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông và Vận tải (GTVT) khẩn trương báo cáo kết quả nghiên cứu đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ...