Nếu gạo A có tiếng và doanh số tốt, sẽ được trộn với loại rẻ hơn có hình dạng tương tự, người tiêu dùng không tài nào phân biệt được

28/11/2017 19:01
Đứng trước một cửa hàng chuyên doanh sỉ và lẻ gạo tại TP.HCM, một trưởng phòng kinh doanh của doanh nghiệp gạo lớn ở đồng bằng sông Cửu Long đưa tay chỉ mấy chục chiếc xô đựng gạo phía trên cắm bảng giá mica: cái gọi là “thương hiệu” gạo chính đây, một cái tên gợi nhớ đến địa phương nơi xuất xứ và một mức giá, hai cái này đều do… chủ cửa hàng nghĩ ra.

Chẳng hạn thơm lài Long An, giá 19.500 đồng hay jasmine Đồng Tháp 20.900 đồng… Không ai biết độ chính xác ở đâu. Anh còn nói nếu sang một cửa hàng bên kia đường mọi thứ sẽ khác. Vị trưởng phòng này còn chỉ về phía góc cửa hàng nói rằng hai sản phẩm gạo của doanh nghiệp anh thay vì đựng trong bao bì đóng gói từ nhà máy họ cũng xé ra, trút vào bao, cắm tấm bảng bán cao hơn 10% với giá đề xuất.

Bảng giá gạo tại các tiệm bán gạo hiện nay chỉ là một thứ đầu dê, vì không ai biết nguồn gốc và lý lịch gạo nằm trong cái thúng hư thực đến đâu. Ảnh: TL

Bảng giá gạo tại các tiệm bán gạo hiện nay chỉ là một thứ "đầu dê", vì không ai biết nguồn gốc và lý lịch gạo nằm trong cái thúng hư thực đến đâu. Ảnh: TL

Trong khuôn khổ diễn đàn Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long – Mekong Connect 2017, gạo là một trong bốn chủ đề lớn của chương trình. Kết quả cho thấy hiện nay trên thị thường nói chung ước tính có hơn 130 loại nhãn hiệu gạo khác nhau đang tồn tại và chưa có nhãn hiệu nào chiếm hơn được 3% dung lượng thị trường. Có nghĩa là thị trường gạo Việt Nam đang cực kỳ “phân mảnh” và rất ít doanh nghiệp đang xây dựng được thương hiệu gạo đúng nghĩa.

Các doanh nghiệp kinh doanh gạo than thở rằng ngoài chi phí rào cản thâm nhập (chi phí thương mại, giấy tờ thủ tục hành chính) còn khá phức tạp trong quản lý nhà phân phối/đại lý/đội ngũ bán hàng và nhất là có nhiều hạn chế trong quản lý giá, thực hiện các chiến dịch marketing, trưng bày tại điểm bán…

Cái “kỳ quái” nhất của thị trường gạo chính là việc xác định ai là người thực sự đang “làm thương hiệu” trên thị trường và đang thu lợi nhuận thế nào

Tiếp tục câu chuyện của doanh nghiệp trên (cũng là vấn đề đau đầu của hàng loạt doanh nghiệp khác đã từng chia sẻ trong hầu hết các diễn đàn về thị trường gạo): doanh nghiệp này mất gần hai năm để làm nên dòng sản phẩm gạo sạch, một kỳ công từ việc chọn vùng nguyên liệu, giữ được vùng nguyên liệu ổn định bằng việc cộng tác lâu dài với nông dân, đến khâu chế biến sau thu hoạch cũng phải khác, rồi đầu tư máy móc đóng gói bao bì…

Một hành trình gian nan hơn nhiều so với làm gạo thông thường. Chưa kể đa số các doanh nghiệp gạo sạch trên thị trường hiện nay chưa đặt mục tiêu lợi nhuận, chủ yếu xây dựng thương hiệu “dẫn” nên bán hòa vốn, thậm chí phải dùng lợi nhuận từ thị trường xuất khẩu hoặc các mảng khác phụ vào, chấp nhận bán lỗ để mong người tiêu dùng dễ chấp nhận.

Thế nhưng sau khi tung ra thị trường, một thời gian sau doanh nghiệp phát hiện có sản phẩm tương tự với tên gọi na ná nằm ngay bên cạnh với giá rẻ hơn vài trăm đồng. Đại diện doanh nghiệp phân tích thêm: trong ngành gạo, với tính đặc thù của ngành việc chênh lệch vài trăm đồng cho 1 ký gạo nếu làm đúng thì không phải là dễ, bao nhiêu đó cũng đủ cho người tiêu dùng cân nhắc chọn sản phẩm rồi. Vậy mà có trường hợp người ta làm gạo nhái rẻ đến vài ngàn, thậm chí cả chục ngàn.

Khảo sát của chúng tôi cũng chỉ ra thực trạng tương tự, “gạo nhái” đang diễn ra ở khắp nơi

Với khoảng 20 – 25 loại gạo “nguồn” (tính từ ruộng của người nông dân trồng) qua tay thương lái, các đầu mối và chủ đại lý đã biến thành mấy trăm loại gạo khác nhau (nhiều hơn 130 loại chúng tôi đề cập). Trong dải giá từ 10.000 – 50.000 đồng, cứ mỗi chênh lệch 100 đồng sẽ có một nhãn hiệu gạo khác nhau, ví dụ: 15.200 đồng sẽ có một loại, 15.300 đồng sẽ có một loại với tên gọi khác đi chút xíu, cứ thế tính tiếp.

Nếu một loại gạo A nào đó có tiếng và bán doanh số tốt, ngay lập tức sẽ được phối trộn với loại gạo rẻ hơn có hình dạng hạt tương tự để thành loại gạo cùng tên gọi và giá rẻ hơn. Người tiêu dùng không tài nào phân biệt được.

Doanh nghiệp chia sẻ: họ trộn thêm gạo rẻ và giữ lại thương hiệu gốc từ doanh nghiệp thì còn “nhân đạo”, vì lúc đó doanh nghiệp ít nhất cũng còn bán được một ít, nhiều trường hợp họ thay thế gạo chất lượng thấp hơn vào, doanh nghiệp chẳng những không bán được mà thương hiệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mỗi đại lý làm theo một kiểu, kết quả là hàng ngàn loại gạo xuất hiện, người tiêu dùng như lạc vào mê cung cùng các loại gạo mà không thể phân biệt đâu là gạo đúng chất lượng với mức giá hợp lý họ phải trả.

Chia sẻ với các doanh nghiệp, ai cũng biết thực trạng này nhưng không có cách nào xử lý được, vì thực trạng hiện nay là ngay cả những doanh nghiệp lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long cũng chưa có hệ thống phân phối kênh truyền thống mạnh, đủ sức kiểm soát và hạn chế chuyện này (kênh truyền thống chiếm 90 – 95% doanh số).

Vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ đại lý gạo hàng ngày vẫn đang “đánh lừa” người tiêu dùng và doanh nghiệp theo cách này, trực tiếp làm méo mó thị trường gạo. Không ít thương hiệu gạo chất lượng tốt, mới lọt lòng nhưng đã sớm chết yểu vì kiểu làm ăn chụp giật này.

Không chỉ có doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng, mà ngay cả gạo Campuchia cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Từ năm 2016, chủ đề gạo sạch xuất xứ từ Campuchia trở nên “nóng” trên toàn bộ thị trường (ước tính 300.000 tấn gạo đã được nhập khẩu trong một năm qua), nhưng thực tế là nếu đúng là gạo sạch Campuchia thì khó có thể có mức giá dưới 30.000 đồng/kg, nhưng hiện nay trên thị trường gạo Campuchia lại chỉ có giá 20.000 đồng.

Tức là: vấn nạn gạo nhái đã “tấn công” và sinh ra những sản phẩm gạo sạch “bất nhân” như thế, doanh nghiệp Việt và người trồng lúa Campuchia đều chịu thiệt hại, chỉ có các đại lý gạo là hưởng lợi mà thôi.

Tin mới

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê gửi kiến nghị khẩn lên Thủ tướng
8 giờ trước
Hiệp hội ngành hàng cà phê và gạo vừa có văn bản kiến nghị đưa 2 mặt hàng này ra khỏi danh mục chịu thuế GTGT.
Lô viên sủi quen thuộc vừa bị Bộ Y tế đề nghị tạm dừng lưu thông vì không đạt chất lượng
7 giờ trước
Lô thực phẩm bảo vệ sức khỏe Apiroca-B mới sản xuất vừa bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị tạm dừng lưu thông do không đạt chất lượng.
Đua nhau đổi xe máy xăng lấy xe điện, các hãng đem xe xăng đi đâu?
7 giờ trước
Nhiều người thắc mắc sau khi bên thu xe máy xăng với số lượng khá lớn, các hãng sẽ mang số xe này đi đâu?
'Thủ phủ' xe máy cũ ở Hà Nội ế ẩm trước thông tin xe xăng sắp bị thay thế
6 giờ trước
Vốn nổi tiếng là nơi rất hút khách nhưng nay chợ xe máy cũ trên phố Chùa Hà (phường Cầu Giấy, Hà Nội) lại rất vắng vẻ trước thông tin sắp cấm xe xăng.
Khách Tây trúng Jackpot 2 Power 6/55 Vietlott hơn 32 tỷ, tiết lộ thói quen suốt 3 năm ở Việt Nam
6 giờ trước
Tấm vé trúng thưởng Jackpot 2 Power 6/55 Vietlott được anh mua tại điểm bán Vietlott số 16 Nguyễn Quý Đức, Phường Bình Trưng, TP. Hồ Chí Minh.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.990.624 VNĐ / tấn

173.60 JPY / kg

2.42 %

+ 4.10

Đường

SUGAR

9.482.402 VNĐ / tấn

16.45 UScents / lb

0.72 %

- 0.12

Cacao

COCOA

216.155.415 VNĐ / tấn

8,267.00 USD / mt

1.76 %

+ 143.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

175.704.002 VNĐ / tấn

304.81 UScents / lb

0.18 %

- 0.54

Gạo

RICE

14.925 VNĐ / tấn

12.55 USD / CWT

0.08 %

+ 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.587.791 VNĐ / tấn

997.97 UScents / bu

0.63 %

- 6.28

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.111.921 VNĐ / tấn

281.45 USD / ust

0.58 %

- 1.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tìm "mỏ vàng” trên cây thuốc có từ 2.000 năm trước, kiếm tiền tỷ/năm
9 giờ trước
Từ bỏ mức lương hàng tỷ đồng/năm ở thành phố lớn, người đàn ông này gây sốc khi chọn về quê, biến những mảnh đất bị bỏ hoang thành nơi “trồng vàng”.
Khai phá thị trường mới, tiếp tục đưa trái cây Việt lên kệ hàng quốc tế
12 giờ trước
Với những tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế và năng lực sản xuất ngày càng nâng cao, nhiều trái cây Việt đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá về xuất khẩu. Tuy nhiên, bài toán đặt ra hiện nay là làm sao khai mở hiệu quả các thị trường tiềm năng, tối ưu hóa chuỗi giá trị, qua đó phát huy triệt để lợi thế so sánh mà những loại trái cây này đang sở hữu.
Nga, Ukraine đua nhau gửi đến Việt Nam hàng trăm nghìn tấn 'báu vật' nông sản: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta lọt top 10 tiêu thụ nhiều nhất thế giới
13 giờ trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Nga đã tăng gần gấp 3 lần với giá cực kỳ cạnh tranh.
Thịt lợn ế chưa từng có
15 giờ trước
Gần một tháng qua, dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Tiểu thương bán thịt lợn tại các chợ cũng đang “đứng ngồi không yên” vì thịt ế ẩm, dù thịt đã được kiểm dịch và có nguồn gốc rõ ràng.