Ngành dệt may 'khát' đơn hàng, xoay xở vượt khó

23/09/2020 12:35
Với tác động của dịch bệnh COVID-19 từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp, trong đó có ngành dệt may đang gặp khó, nhất là khi thị trường có nhiều biến động phức tạp, khó dự báo.

Mặc dù các doanh nghiệp đã triển khai giải pháp nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh, song dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may năm nay sẽ sụt giảm mạnh so với năm 2019, "cán đích" tối đa khoảng 34 tỷ USD.

Ngành dệt may khát đơn hàng, xoay xở vượt khó - Ảnh 1.

May gia công hàng quần áo xuất khẩu tại Công ty TNHH may Kydo Việt Nam tại khu Công nghiệp Phố nối A (Hưng Yên). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

“Cơn khát” đơn hàng

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các chuỗi cung ứng trong ngành dệt may bị đứt gãy, lưu thông hàng hóa bị đình trệ. Hàng năm, thời điểm này, các đơn hàng đều đã đến tay doanh nghiệp sản xuất cho cuối năm và thậm chí nửa đầu năm sau.

Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp thiếu hụt đơn hàng ngay từ đầu năm, thậm chí, chỉ nhận đơn hàng theo từng tháng, từng tuần.

Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, từ khi dịch COVID-19 xảy ra, doanh nghiệp hết xoay sở với lo nguyên liệu đầu vào lại phải giải quyết vấn đề đầu ra, để đảm bảo phát triển của công ty và thu nhập người lao động. Từ tháng 3 tới nay, các đơn hàng lớn của May 10 bị sụt giảm mạnh, điển hình như đơn hàng của thị trường Hoa Kỳ, châu Âu. Đáng chú ý, đơn hàng về các mặt hàng chủ lực của May 10 trong những năm qua như veston, sơ mi, quần âu và các sản phẩm thời trang công sở bị cắt giảm mạnh, từ 40-60%...

“Thông thường, các đơn hàng được nhận trước từ 3-6 tháng, nhưng với tình hình hiện tại, các đơn hàng dệt may gần như tháng nào nhận hàng tháng đó”, ông Thân Đức Việt cho hay.

Cũng theo chia sẻ của ông Phí Ngọc Thịnh, Tổng giám đốc May Hồ Gươm, hiện nay, khách châu Âu chậm tiền 3 tháng, khách Hoa Kỳ thậm chí trả lời rằng khi nào có tiền sẽ trả. Mặc dù vậy, May Hồ Gươm vẫn nhận hàng và nếu cần, công ty vay tiền ngân hàng để trả lương người lao động.

“Bây giờ các doanh nghiệp phải sống chung với lũ. Chúng tôi chấp nhận giảm giá gia công, không nghĩ đến lợi nhuận. Chấp nhận các phương án nhất thời của khách hàng, ví dụ nhận nguyên liệu, sản xuất trước hàng, lưu kho cho năm 2021 với những mặt hàng cơ bản, không phải hàng thời trang, hoặc các mặt hàng quần áo đồng phục,…”, ông Thịnh nói,

Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng qua ước đạt 19,25 tỷ USD, giảm 11,6%; vải mảnh, vải kỹ thuật khác ước đạt 260 triệu USD, giảm 36,8%; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Bộ Công Thương cũng cho biết, hiện chỉ có một số doanh nghiệp nhận được khoảng 50-60% đơn hàng cho tháng 9, đơn hàng các tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021 đều chưa có thông tin rõ ràng.

Nhận định về kết quả của ngành dệt may trong năm 2020, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang cho rằng, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2020 có thể đạt được cao nhất khoảng 34 tỷ USD, trong khi mục tiêu đặt ra là 40-42 tỷ USD. Nguyên nhân là do dịch COVID-19 đã khiến văn hóa tiêu dùng của người dân thay đổi, chuyển sang chi tiêu cho những sản phẩm thiết yếu chứ không đặt nặng vấn đề mua sắm như trước. Điều này đã dẫn đến sức mua toàn cầu giảm mạnh.

Theo dự báo của các chuyên gia ngành dệt may, năm nay, kịch bản khả quan là xuất khẩu dệt may vào khoảng 32 -33 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019. Việc tổng cầu giảm sẽ đẩy cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia sản xuất dệt may trở nên khốc liệt hơn. Với tình hình thị trường suy giảm sâu, bất định và khó dự đoán, đơn hàng cho Quý IV hầu như chưa có sẽ là một thách thức vô cùng lớn cho kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.

Gỡ khó cho dệt may

Ngành dệt may khát đơn hàng, xoay xở vượt khó - Ảnh 2.

Sản xuất sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần may Tiên Hưng (huyện Tiên Lữ). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Với khó khăn do dịch bệnh, các hoạt động giãn cách xã hội và nhu cầu tiêu dùng của người dân toàn cầu có sự thay đổi, dè dặt hơn trong chi tiêu.

Nhiều ý kiến cho rằng, từ nay tới cuối năm, doanh nghiệp dệt may cần bù đắp sự thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu bằng cách đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa; đồng thời tối thiểu hóa sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bằng việc quản trị chi phí sản xuất, giữ vững chất lượng sản phẩm, bố trí lại lực lượng sản xuất, xác định lực lượng lao động chủ lực cần duy trì việc làm và thu nhập để người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi thị trường chưa hồi phục.

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), thời gian tới đây sẽ tiếp tục là thời gian thử lửa khốc liệt đối với các doanh nghiệp. Nếu vượt qua được, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để tiếp tục phục hồi và phát triển; đồng thời cũng là sự khẳng định năng lực của các doanh nghiệp còn tồn tại.

“Thị trường nội địa cũng cần được quan tâm đúng mức; trong đó phải khích lệ tinh thần người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Cùng với đó, tiếp tục kiến nghị Chính phủ cho miễn bảo hiểm xã hội, công đoàn phí năm 2020, các chính sách hỗ trợ tín dụng tại các ngân hàng, như: Giãn, hoãn các khoản phải nộp của doanh nghiệp”, ông Trường nói.

Cũng theo ông Phí Ngọc Thịnh, Tổng giám đốc May Hồ Gươm, ngân hàng hãy giảm lãi suất, nhà nước cho doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp đến hết năm 2020, giảm tiền điện, tiền thuê đất nhà xưởng,…

Đề cập những giải pháp vượt khó cho doanh nghiệp, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định, ông Nguyễn Văn Miêng cho biết, đơn vị này đã có những xoay chuyển trong cơ cấu sản xuất, mở rộng thị trường nội địa. Cụ thể, công ty sẽ tận dụng lợi thế vải qua nhuộm để bán sản phẩm đã qua hoàn tất và cung cấp cho các công ty may. Đồng thời, nâng cao liên kết chuỗi sợi-dệt-nhuộm để các đơn vị trong chuỗi cùng ổn định và phát triển.

“Tựu chung lại, các mặt hàng sợi, vải, nhuộm của Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định từ nay đến cuối năm dự kiến sẽ có tăng trưởng, có thể sẽ tiến rất gần đến kế hoạch đã đề ra, mặc dù 6 tháng đầu năm chúng tôi đang bị lỗ”, ông Miêng nói.

Trong bối cảnh hiện tại, ông Vũ Đức Giang khuyến cáo, các doanh nghiệp dệt may thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh, ví dụ khi gặp khó đơn hàng với mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... thì chuyển sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống...

Ngoài ra, để tận dụng được các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, nhất là hiệp định thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương hay Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu, Vitas đề nghị, Chính phủ thúc đẩy các chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho ngành công nghiệp dệt may phát triển ổn định; đặc biệt xây dựng chuỗi kết nối giải quyết căn cơ vấn đề nguyên phụ liệu...

Tin mới

Sedan hạng B rầm rộ giảm giá đẩy doanh số: Hyundai Accent, Toyota Vios lập đáy mới - giá thấp nhất chỉ từ 400 triệu đồng, rẻ ngang Kia Morning
2 giờ trước
Hyundai Accent, Toyota Vios hay Honda City đang nhận hàng loạt chương trình ưu đãi tại đại lý. Mức giảm tiền mặt và khuyến mãi phụ kiện lên đến hàng chục triệu đồng.
Sốc vì vé máy bay sang Châu Âu không đắt hơn chặng nội địa là bao, đi Úc cũng chỉ có 6 triệu khứ hồi
24 phút trước
Cùng ngày, cùng thời điểm, cùng hãng vậy mà giá vé máy bay từ TP.HCM đi Thái Lan còn rẻ hơn từ TP.HCM ra Hà Nội, khiến du khách Việt đổ xô xuất ngoại du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5.
Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
1 phút trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
39 phút trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.
"Không thể tin nổi": Ngay tại quê nhà, người Hàn Quốc giờ đây mê iPhone hơn cả điện thoại Samsung?
4 phút trước
Khi ngày càng mất nhiều người dùng ở Trung Quốc vì Huawei, Apple có thể được an ủi khi iPhone đang được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng hơn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.101.936 VNĐ / tấn

160.40 JPY / kg

-0.19 %

- -0.30

Đường

SUGAR

10.883.138 VNĐ / tấn

19.42 UScents / lb

-2.90 %

- -0.58

Cacao

COCOA

274.990.461 VNĐ / tấn

10,818.00 USD / mt

-1.81 %

- -199.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

129.874.729 VNĐ / tấn

231.75 UScents / lb

0.90 %

+ 2.07

Đậu nành

SOYBEANS

10.853.713 VNĐ / tấn

1,162.05 UScents / bu

-0.08 %

- -0.95

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.734.300 VNĐ / tấn

347.40 USD / ust

-0.52 %

- -1.80

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.487.390 VNĐ / tấn

45.48 UScents / lb

0.46 %

+ 0.21

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
6 giờ trước
Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.
Cây giống cà phê “cháy” chợ chưa từng có
22 giờ trước
Giá cà phê nhân cao nhất trong lịch sử đang khiến cây cà phê giống cháy hàng chưa từng có.
Việt Nam nuôi vịt, heo nhiều thứ 2 và thứ 5 thế giới
23 giờ trước
Nhiều lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam có vị thế cao trên thế giới như: đàn thủy cầm (chủ lực là vịt) xếp thứ 2 với 103 triệu con, đàn heo xếp thứ 5 với hơn 30 triệu con
Trung Quốc, Nga là 'ông trùm' xuất khẩu phân bón sang Việt Nam nhưng đây mới là 'mỏ vàng mới nổi': giá siêu rẻ, Việt Nam tăng nhập hơn 81.000%
1 ngày trước
Giá nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam đã giảm mạnh hơn 81% so với cùng kỳ.