Nhà đầu tư trông chờ vào "phao cứu sinh" vực dậy bất động sản nghỉ dưỡng

20/02/2024 13:09
Nghị định số 10/2023 của Chính phủ cho phép cấp giấy chứng nhận đối với căn hộ khách sạn, officetel, condotel,... Đây được xem là "phao cứu sinh" cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, giúp phân khúc này thoát cảnh đóng băng.

Nhà đầu tư dè chừng với bất động sản nghỉ dưỡng

Vài năm gần đây, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng , du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, lượng khách quốc tế sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hàng loạt các khó khăn, thách thức đang đổ dồn về phân khúc này, gồm các vướng mắc về pháp lý, các quy định trong xây dựng, việc chấp nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) cho dự án; khó khăn về dòng vốn... Do vậy, khách hàng không đủ tiềm lực mua sản phẩm, từ đó thanh khoản thị trường lao dốc.

Hệ lụy là hàng loạt dự án trải dài khắp các địa phương phải rơi tình cảnh "án binh bất động", nằm đắp chiếu lâu năm. Nhiều nhà đầu tư cho biết họ không dám mạo hiểm, bỏ ra số tiền lớn hàng tỷ đồng để đặt mua một sản phẩm không rõ ràng về pháp lý, thậm chí có nguy cơ không được cấp sổ.

"Bất động sản đã qua giai đoạn đầu tư kiểu "mì ăn liền". Bây giờ, vấn đề người mua ưu tiên hàng đầu đó chính là tính pháp lý của sản phẩm. Sản phẩm mà không ra được sổ thì không ai dám mua.

Tôi có vài người bạn đã trót xuống tiền tỷ mua một số căn condotel tại Phan Thiết vào giai đoạn bất động sản nghỉ dưỡng đang phát triển ồ ạt, giờ lâm vào cảnh đừng ngồi không yên. Dự án thì mãi không triển khai, hoàn thiện xây dựng mà rao bán thì không ai mua", anh Nguyễn Văn Minh (48 tuổi, kinh doanh nhà đất tại TP.HCM) cho hay.

Trường hợp khác, anh Hà Đức Thành (nhà đầu tư tự do) cho biết thời gian qua rất nhiều môi giới gọi điện giới thiệu, chào bán các biệt thự biển, căn hộ biển… hứa hẹn tiềm năng. Tuy nhiên, anh Thành cho biết mình vẫn chưa thể đặt niềm tin vào loại hình bất động sản nghỉ dưỡng trong giai đoạn này.

"Vấn đề pháp lý của loại hình này vẫn còn rất rắc rối, mua phải dự án không thể được cấp sổ thì lại tiền mất tật mang. Ngoài ra, biên độ lợi nhuận của bất động sản nghỉ dưỡng trong giai đoạn này rất thấp, nguy cơ chôn vốn rất cao vì số tiền bỏ vào để mua các sản phẩm nghỉ dưỡng có thể lên đến hàng tỷ đồng nhưng lúc bán ra thì không ai mua", anh Thành chia sẻ.

Bất động sản nghỉ dưỡng cần nhiều trợ lực

Để gỡ khó cho bất động sản nghỉ dưỡng , tháng 4/2023, Nghị định số 10/2023 của Chính phủ ban hành. Theo đó, các loại hình như condotel , officetel , biệt thự du lịch nghỉ dưỡng và những công trình khác phục vụ lưu trú, du lịch trên đất thương mại, dịch vụ nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận. Đây được xem là "liều thuốc quý, phao cứu sinh" giúp thị trường này thoát cảnh đóng băng. Bởi lẽ, vấn đề cấp sổ đỏ chính là "tử huyệt" của bất động sản nghỉ dưỡng , khiến nhiều nhà đầu tư ngán ngẩm, quay lưng với thị trường.

Để quyết liệt triển khai nghị định trên, gỡ vướng cho thị trường bất động sản, đầu năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản. Trong đó, Bộ đề nghị các địa phương rà soát, cấp sổ đỏ cho condotel , officetel ... theo đúng quy định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết theo phản ánh của một số địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng, còn nhiều trường hợp căn hộ du lịch (condotel ), biệt thự du lịch (resort villa), căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, thương mại dịch vụ (officetel )… chưa được cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ). Điều này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản.

Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương chỉ đạo cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp, thống kê đầy đủ số lượng trường hợp công trình xây dựng thuộc dự án bất động sản như condotel , biệt thự du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, thương mại dịch vụ... chưa được cấp giấy chứng nhận.

Các chuyên gia đánh giá, việc cấp sổ cho bất động sản nghỉ dưỡng thời gian tới sẽ có độ ngấm nhất định, mang đến kỳ vọng cho chủ đầu tư, nhà đầu tư . Bên cạnh đó, ngoài vấn đề pháp lý, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn cần rất nhiều trợ lực khác để phát triển. Trong đó, vấn đề tốc độ phục hồi của ngành du lịch cũng được xem là chìa khóa quan trọng để phân khúc này hồi sinh.

Tại Diễn đàn thị trường Bất động sản Việt Nam 2024 vừa qua, các chuyên gia đánh giá hoạt động du lịch thời gian qua đã có một số tín hiệu tích cực, dù chưa hoàn toàn phục hồi sau ảnh hưởng dịch bệnh.

Các giải pháp nhằm giữ chân, thu hút khách du lịch được áp dụng đi kèm với tín hiệu tích cực về nguồn cầu và các chính sách thị thực mới được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng cho bất động sản thời gian tới.

Bà Phạm Thị Miền - chuyên gia nghiên cứu thị trường và xúc tiến đầu tư (VNREA) đánh giá ngành du lịch trong năm 2024 sẽ có nhiều cơ hội để phát triển nhờ chính sách nới lỏng visa tiếp tục phát huy tác dụng, cùng với chính sách giảm thuế 2% với nhóm hàng hóa dịch vụ và nhiều chương trình xúc tiến hỗ trợ, triển lãm…

Việc khởi sắc của ngành du lịch sẽ kéo theo nhu cầu chỗ ở, nghỉ dưỡng, tham quan. Nguồn cầu được vực dậy sẽ là động lực quan trọng để chủ đầu tư bổ sung nguồn cung vào thị trường. Theo dự báo, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tăng khoảng 20% so với năm ngoái.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
24 phút trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
23 phút trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
17 phút trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
49 phút trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
4 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.

Tin cùng chuyên mục

Thế lực mới nổi trên thị trường gọi xe công nghệ vượt mặt Grab, Be: 83% người dùng nói hài lòng, sắp gia nhập mảng thị trường giao đồ ăn?
22 giờ trước
Sau 2 năm gia nhập thị trường, Xanh SM đã chính thức có dấu mốc mới vào cuối năm 2024 khi lần đầu tiên bỏ xa Grab, Be về thị phần đặt xe taxi.
Xem trước Toyota Corolla Cross 2026: Thiết kế nối gót Camry, kích thước khó tạo đột phá, có thể ra mắt năm sau
22 giờ trước
Toyota Corolla Cross ra mắt lần đầu vào 2020 và có thể được nâng cấp lên thế hệ mới vào năm sau.
Kem 3D bán 1.000 chiếc/ngày “siêu hot” tại TP.HCM: Khách Tây ngỡ ngàng vì quá giống thật, người trẻ đổ xô check-in dịp 30/4
22 giờ trước
Những que kem 3D mô phỏng Dinh Độc Lập, xe tăng, biểu trưng 50 năm thống nhất đất nước đang thu hút sự quan tâm của người dân và du khách tại TP.HCM.
VinFast - Biểu tượng cho khát vọng lớn của nền công nghiệp Việt Nam sau 50 năm thống nhất
1 ngày trước
Theo PSG.TS Trần Đình Thiên, VinFast là minh chứng rõ ràng nhất cho tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, đúng như yêu cầu của thời đại công nghiệp 4.0. Đây là doanh nghiệp không chấp nhận giới hạn, thể hiện khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam.