Nhập khẩu: Kênh lan tỏa sự bất định của kinh tế Trung Quốc tới phần còn lại của thế giới

27/07/2022 09:56
Hàn Quốc và Đức ghi nhận thâm hụt thương mại, tình trạng hiếm khi xảy ra trong suốt một thập kỷ qua, do nhập khẩu từ Trung Quốc chậm lại.

Đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế số hai thế giới đang có tác động lan tỏa tới một loạt quốc gia có thế mạnh xuất khẩu tại châu Âu và Đông Á khi tình trạng thâm hụt thương mại liên tiếp được ghi nhận tại Hàn Quốc và Đức, hiện tượng hiếm khi xảy ra trong quá khứ.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng 1% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của vấn đề. Nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao, cơ khí và đồ điện dân dụng giảm khoảng 8% trong tháng qua, theo dữ liệu hải quan mới được công bố. Và tình hình chưa có dấu hiệu cải thiện trong tháng này, với kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc tới quốc gia đông dân nhất thế giới giảm 2,5% trong 20 ngày đầu tiên của tháng 7.

Nhập khẩu: Kênh lan tỏa sự bất định của kinh tế Trung Quốc tới phần còn lại của thế giới - Ảnh 1.

Kim ngạch nhập khẩu các hàng hóa cơ khí và công nghệ cao của Trung Quốc sụt giảm thời gian qua. Ảnh: Bloomberg.

 

Lý do là bởi một loạt địa phương tại Trung Quốc áp dụng các biện pháp phòng dịch Covid-19 nghiêm ngặt, tác động tiêu cực tới niềm tin người tiêu dùng và doanh nghiệp, theo Trinh Nguyen, Chuyên gia kinh tế các thị trường mới nổi châu Á tới từ Nataxis SA. “Các quốc gia có quan hệ thương mại trực tiếp với Trung Quốc dễ bị ảnh hưởng nhất”, bà nói.

Hàn Quốc và Đức, các quốc gia sở hữu thặng dư thương mại đối với Trung Quốc trong gần một thập kỷ qua, đều ghi nhận tình trạng thâm hụt bất bình thường trong tháng trước.

Kinh tế Trung Quốc chững lại tại một thời điểm mà các quốc gia kể trên đang đối diện với không ít khó khăn khi nhu cầu hàng hóa từ các khách hàng lớn sụt giảm, Nguyen bổ sung.

Đáng buồn hơn, xuất khẩu các phương tiện chạy điện của Trung Quốc tăng mạnh trong năm nay và chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu ngày càng xích lại gần Trung Quốc, kéo giảm nhu cầu linh kiện từ các quốc gia như Hàn Quốc, theo John Gong, Giáo sư tới từ trường Đại học Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Bắc Kinh.

Nhập khẩu: Kênh lan tỏa sự bất định của kinh tế Trung Quốc tới phần còn lại của thế giới - Ảnh 2.

Hàn Quốc và Đức ghi nhận tình trạng thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.


Các chuyên gia kinh tế đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh số lượng ca nhiễm Covid-19 liên tục tăng lên thời gian gần đây, làm gia tăng rủi ro tái phong tỏa tại nhiều địa phương. Lĩnh vực bất động sản suy yếu từ cuối năm 2021 càng làm trầm trọng hóa tình hình. Theo khảo sát của Bloomberg, tăng trưởng bình quân của kinh tế Trung Quốc trong năm 2022 giảm xuống ngưỡng 3,9%.

Các chuyên gia cũng dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đạt 7,8% trong quý này, trong khi tăng trưởng nhập khẩu đạt 5,4%.

Nhờ vào nhu cầu ổn định từ châu Âu và Mỹ, bên cạnh đó, tình trạng ùn ứ hàng hóa tại cảng Thượng Hải cải thiện sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, Trung Quốc ghi nhận thặng dư cao kỷ lục trong tháng 6 ở ngưỡng 98 tỷ USD. Với nhu cầu hàng hóa trong nước suy giảm, “xác suất Trung Quốc tiếp tục ghi nhận thặng dư thương mại kỷ lục trong năm nay là rất lớn”, Craig Botham, Kinh tế trường Trung Quốc tại Pantheon Macroeconomics, nhận định.

Nhập khẩu: Kênh lan tỏa sự bất định của kinh tế Trung Quốc tới phần còn lại của thế giới - Ảnh 3.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc liên tục tăng. Ảnh: Bloomberg.


Nếu Trung Quốc tránh được viễn cảnh phong tỏa chặt trong nửa cuối năm nay, tăng trưởng nhập khẩu có thể hồi phục lên ngưỡng 7-8%, theo Le Xia, Kinh tế trưởng thị trường châu Á tại Banco Bilbao Vizcaya Argentaria SA, Hong Kong.

Tuy nhiên, đó vẫn là một bước lùi lớn so với mức tăng trưởng 30% ghi nhận trong năm 2021. “Nhập khẩu giảm chính là kênh “phát tán” nhanh sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc ra phần còn lại của thế giới”, ông bổ sung.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
7 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
7 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
7 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
7 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
8 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.