Những con số biết nói chứng minh "kiếp gia công" tại Việt Nam vẫn kéo dài

19/09/2018 09:49
Trong những năm trở lại đây, Việt Nam đã chứng kiến kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, nếu thực nhìn vào các con số, các doanh nghiệp trong nước không được thụ hưởng nhiều.

8,6 tỷ USD là tổng phí mà các doanh nghiệp Việt Nam thu được từ hoạt động nhận gia công, lắp ráp cho hàng hoá nước ngoài trong năm 2016. Con số trên được Tổng cục Thống kê nêu ra tại Họp báo Công bố kết quả chính thức tổng điều tra kinh tế năm 2017, sáng 19/9.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê, đây là nội dung mới, lần đầu được đưa vào cuộc tổng điều tra. 

Năm 2016, Việt Nam có 1.740 doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công hàng hoá với nước ngoài. Trong đó, 1.687 doanh nghiệp nhận gia công hàng hoá cho nước ngoài, 52 doanh nghiệp gửi nguyên liệu ra nước ngoài để gia công.

Nhóm hàng chính của hoạt động gia công bao gồm: dệt may, giày dép, điện tử máy tính, điện thoại và hàng hoá khác.

Trong số tổng phí gia công 8,6 tỷ USD đã nêu, phí từ hoạt động gia công dệt may và giày dép chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể, ngoại tệ do nhóm dệt may thu về là 4,1 tỷ USD, chiếm 48%. Giày dép là 2,7 tỷ USD, chiếm 32%. Lắp ráp điện thoại máy tính chỉ thu về được 268 triệu USD, chiếm 3,1%, lắp ráp điện tử máy tính là 63 triệu USD, chiếm 0,7%.

Tổng cục Thống kê cho biết tổng giá trị nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho quá trình gia công, lắp ráp đạt 20,2 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sau gia công, lắp ráp đạt 32,4 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, khối FDI chiếm trọng số lớn nhất với giá trị hàng hoá sau gia công đạt 25,6 tỷ USD.

Như vậy, khối FDI chiếm tới 78,9% tổng giá trị hàng hoá sau gia công. Bên cạnh đó, nguyên liệu nhập khẩu cho gia công của khối này là 16,3 tỷ USD, chiếm 80,5% tổng giá trị nguyên liệu nhập khẩu.

Có thể thấy hoạt động gia công tại Việt Nam đang sử dụng đa phần nguyên liệu đầu vào do đối tác nước ngoài cung cấp và sở hữu. Đây chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ giá trị nguyên liêu nhập khẩu về để gia công, lắp ráp so với tổng giá trị hàng hoá sau gia công ở mức khá cao, lên đến 62,3%.

Trong đó, nhóm hàng điện thoại chiếm tỷ lệ cao nhất với 78,9%, hàng điện tử máy tính là 76,4%, dệt may là 67,1%, giày dép là 47%...

Số liệu cho thấy nhóm hàng điện thoại và điện tử máy tính gần như doanh nghiệp Việt Nam chỉ thu được phí gia công, lắp ráp do nước ngoài trả mà không cung cấp nguyên liệu phụ trợ sản xuất trong nước cho hoạt động gia công đối với 2 nhóm hàng này.

Trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm hàng dệt may, giày dép thấp hơn cho thấy ngoài nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, Việt Nam có cung cấp thêm nguyên lệu đầu vào và sản xuất trong nước phụ vụ cho quá trình gia công.

Mặt khác, ở 2 nhóm hàng này ngoài khoản phí gia công, doanh nghiệp Việt còn thu được một khoản ngoại tệ từ việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
15 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
56 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
39 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
3 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
17 giờ trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
20 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.
Ở Việt Nam có xe tay ga Nhật ngang tầm Lead nhưng tiết kiệm xăng bậc nhất: Ăn 1,6L/100km, đang giảm giá
1 ngày trước
Giá bán thực tế của mẫu xe tay ga Nhật này có thể thấp hơn tới khoảng 5,6 triệu đồng so với giá niêm yết trên trang chủ.