Những con số biết nói đằng sau đường ống dẫn khí "khủng" nối Nga với Trung Quốc

29/07/2022 07:05
Được mô tả là dự án năng lượng quan trọng nhất của Nga kể từ đầu thập niên 1990, đường ống dẫn khí Power of Siberia, nối từ Siberia tới Thượng Hải, có giá dao động từ 55-70 tỷ USD.

Ngày 2/12/2019 được Forbes mô tả là một ngày quan trọng trong mỗi quan hệ chiến lược giữa Bắc Kinh và Moscow. Đó là ngày dòng khí đốt đầu tiên của Nga được đưa tới Trung Quốc thông qua hệ thống đường ống Power of Siberia. Với giá trị 55 tỷ USD, dự án này là một phần quan trọng trong thỏa thuận 400 tỷ USD nhằm cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí tự nhiên mỗi năm trong 30 năm.

Đường ống dài gần 3.000 km sẽ giúp Nga có một khách hàng khổng lồ là Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây ngày càng căng thẳng, nhất là sau những biến động năm 2014, đường ống này sẽ giúp Nga giảm phụ thuộc vào khách hàng châu Âu, những người đã đình chỉ đường ống Nord Stream 2 và không giấu diếm quyết tâm giảm mua khí tự nhiên của Nga sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Nga là quốc gia có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm tổng 20% lượng khí đốt toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc nhiều năm là nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. Việc Moscow tìm tới Bắc Kinh trong bối cảnh phương Tây đang ngày càng gia tăng áp lực là điều dường như là hiển nhiên.

Những con số biết nói đằng sau đường ống dẫn khí khủng nối Nga với Trung Quốc - Ảnh 1.

Tuy nhiên, Power of Siberia không phải dự án mới. Năm 2007, Bộ Công nghiệp và Năng lượng Nga đã phê duyệt cái gọi là Chương trình Khí đốt Miền Đông, bao gồm việc xây dựng đường ống dẫn khí Yakutia–Khabarovsk–Vladivostok. Ngày 29/10/2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho ông Alexey Miller, Giám đốc điều hành của Gazprom bắt đầu xây dựng đường ống. Cuối năm 2012, dự án đường ống dẫn khí này được đổi tên thành Power of Siberia.

Ngày 21/5/2014, Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận khí đốt kéo dài 30 năm trị giá 400 tỷ USD. Việc xây dựng được khởi động vào ngày 1/9/2014 tại Yakutsk. Tổng thống Nga Putin đích thân tham dự sự kiện này cùng với Phó Thủ tướng Trung Quốc khi đó là ông Zhang Gaoli. Việc xây dựng đường ống ở phần lãnh thổ Trung Quốc được khởi động ngày 20/6/2015.

Vào ngày 4/9/2016, ông Miller của Gazprom và ông Wang Yilin, chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã ký thỏa thuận xây dựng dự án vượt sông Amur cho đường ống. Hai đường hầm dưới sông được China Petroleum Pipeline hoàn thành vào tháng 3/2019.

Năm 2017, việc xây dựng hệ thống bơm ở Atamanskaya (Zeyskaya) chính thức bắt đầu. Các trạm bơm Atamanskaya và Chayandinskaya được hoàn thành vào năm 2019. Dự kiến tới năm 2022, việc xây dựng hệ thống các trạm bơm khí này sẽ hoàn tất. Đường ống này được bơm khí vào tháng 10/2019 và lô khí đốt đầu tiên tới Trung Quốc vào ngày 2/12/2019.

Theo số liệu ước đoán, toàn bộ dự án Power of Siberia sẽ ngốn hết 55 tới 70 tỷ USD, bao gồm cả việc mở thêm mỏ và xây dựng nhà máy xử lý khí đốt. Tổng chiều dài của tuyến khi hoàn thành sẽ là gần 4.000 km với công suất tối đa lên tới 61 tỷ m3 khí tự nhiên mỗi năm, trong đó có 38 tỷ m3 được cung cấp cho Trung Quốc.

Trên toàn tuyến có 9 trạm bơm. Đường ống được cho là chịu được nhiệt độ thấp tới -62 độ C cũng như sống sót trước động đất hay biến dạng địa chất. Khối lượng các ống được sử dụng lên tới 2,25 triệu tấn.

Đối với Trung Quốc, đường ống dẫn khí Power of Siberia là chìa khóa để nước này đang dạng hóa nguồn cung khí đốt. Nó cũng sẽ giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm phụ thuộc vào than, qua đó giảm phát thải carbon.

https://cafef.vn/nhung-con-so-biet-noi-dang-sau-duong-ong-dan-khi-khung-noi-nga-voi-trung-quoc-20220728170939732.chn

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
33 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
14 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
3 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
4 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.