Nói An Giang, Bến Tre không ai biết, hãy viết tên Việt Nam sáng toàn cầu

Có thể viết tên địa danh bé lại để chữ Đồng bằng sông Cửu Long được lớn hơn, chữ Việt Nam lớn hơn. Cần sự liên kết để tạo sức mạnh, mở rộng quy mô thị trường.

Có thể viết tên địa danh bé lại để chữ Đồng bằng sông Cửu Long được lớn hơn, chữ Việt Nam lớn hơn. Cần sự liên kết để tạo sức mạnh, mở rộng quy mô thị trường.

 

Tư duy hợp tác quyết định sự phát triển của ĐBSCL

“Sau đại dịch, TP.HCM sẽ phục hồi kinh tế nhanh hơn so với khu vực ĐBSCL. Bởi, TP.HCM là một thực thể kinh tế nên sự chủ động, sự điều phối, sự lãnh đạo dễ hơn so với 13 tỉnh ĐBSCL. Hiện, 13 tỉnh ĐBSCL không phải là một thực thể kinh tế mà chỉ là 13 mảnh ghép của 13 địa giới hành chính khác nhau”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi mạc Diễn đàn Mekong Connect 2021 diễn ra sáng 17/12.

Theo ông Hoan, một ao cá giống nằm ở Long An nhưng nhà máy chế biến nằm ở TP. Cần Thơ, còn thị trường tiêu thụ phải đi qua cửa ngõ TP.HCM. Một thương lái ở TP. Cần Thơ lại đi mua lúa gạo ở tận Đồng Tháp, Bến Tre. Có thể thấy, những mạch máu kinh tế chi chít ở 13 tỉnh ĐBSCL và không đóng khuôn trong một địa giới hành chính nào cả.

Đại diện một DN Úc từng nói với ông Hoan (thời điểm ông còn giữ cương vị Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp) rằng, các DN Úc không biết địa danh Đồng Tháp, An Giang hay Bến Tre ở đâu. Nhưng khi nói đến Mekong Delta (ĐBSCL) thì ai cũng biết, vì địa danh này được nhắc đến trong các bộ sách giáo khoa về địa lý học của cả thế giới. Người ta biết đó là một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới. Chia sẻ trên cho thấy sự cần thiết của một mối liên kết để phát triển giữa các địa phương trong vùng.

Nói An Giang, Bến Tre không ai biết, hãy viết tên Việt Nam sáng toàn cầu
Ông Lê Minh Hoan: Hãy viết tên riêng của các địa phương nhỏ lại để chữ ĐBSCL, chữ Việt Nam được lớn hơn

“Tôi mong rằng, mỗi địa phương có thể ghi tên địa danh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre viết nhỏ lại để chữ Mekong Delta được lớn hơn, hoặc chữ Việt Nam lớn hơn. Khi ngồi trong địa giới hành chính có thể tự hào rằng sản lượng sản xuất tại đó lớn nhưng từ góc nhìn thị trường bên ngoài thì rất nhỏ. Do đó, cần sự liên kết để tạo sức mạnh, mở rộng quy mô thị trường. Để tương lai có một ĐBSCL mang thương hiệu thế giới”, ông Hoan nói.

Dẫu vậy, câu chuyện liên kết vùng ĐBSCL đã nói từ 20 năm qua nhưng "trăm dâu đổ đầu tằm", chỉ quy kết do hệ thống giao thông bị đứt gãy. Nhưng thực ra, hạ tầng không phải lý do duy nhất. Bản chất là tư duy liên kết, tư duy hợp tác của chính người đồng bằng với nhau. Hạ tầng là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ cho ĐBSCL.Tư duy hợp tác giữa các địa phương sẽ quyết định. 

TP.HCM và ĐBSCL đều rất cần nhau

Cũng tại diễn đàn, Chủ tịch TP.HCM - ông Phan Văn Mãi cho biết, TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL vừa trải qua những giai đoạn khó khăn nhất, chống chọi với dịch bệnh Covid-19. Nhiều tổn thương, hy sinh, mất mát và cả những ảnh hưởng nặng nề trên các mặt kinh tế - xã hội. Đến nay, khi dịch bệnh được cơ bản kiểm soát, cần cố gắng duy trì kiểm soát dịch, vừa lo phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

Mục tiêu của Mekong Connect 2021 là cùng tìm giải pháp phục hồi kinh tế cho năm 2022 và liên kết phát triển trong điều kiện bình thường mới. Hai chữ “phục hồi” và “liên kết” đã nói lên quyết tâm của các bên về sự liên kết hợp lực, đưa kinh tế vùng và các địa phương phát triển sau những khó khăn do tác động của dịch Covid-19.

Nói An Giang, Bến Tre không ai biết, hãy viết tên Việt Nam sáng toàn cầu
Sự kiện Mekong Connect 2021 tại TP.HCM ngày 17/12 (ảnh: Trần Chung)

Với “địa kinh tế” của khu vực Mekong, dồi dào nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo, có lợi thế phát triển kinh tế biển, có hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh, còn TP.HCM là trung tâm thương mại lớn của cả vùng với 80% nguồn cung cho thị trường đến từ ĐBSCL. Bên cạnh đó, TP.HCM và ĐBSCL có mối liên kết phát triển về hạ tầng giao thông, về nguồn nhân lực, về chuỗi sản xuất kinh doanh, về kinh tế biển, về kết nối năng lượng-du lịch-hàng không, về hệ sinh thái khởi nghiệp, và liên kết công nghiệp hỗ trợ, về bình ổn và phát triển thị trường...

"Liên kết là nhu cầu cấp thiết. Thành phố cần ĐBSCL và ĐBSCL cũng cần TP.HCM cho sự phát triển", ông Mãi khẳng định.

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao -  bà Vũ Kim Hạnh chia sẻ, lãnh đạo một số địa phương nhận thấy, dịch bệnh khiến đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động lớn tới kinh tế và đời sống của người dân. Vì thế, mạng lưới kết nối là cần thiết lúc này.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM từng nhìn nhận, nếu các địa phương không có sự chia sẻ thông tin và tầm nhìn sẽ khó tạo sự đồng điệu trong quá trình phát triển. Dẫn chứng, giai đoạn giãn cách phòng chống dịch, vùng sản xuất của các tỉnh, thành dư rau củ quả, dư thịt cá nhưng người dân TP.HCM lại phải mua thực phẩm giá cao. Nguyên nhân từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng do cách ứng xử về phòng chống dịch khác nhau ở từng địa phương. Hoặc, TP.HCM chống dịch bằng phương pháp này nhưng các tỉnh lại chống dịch bằng phương pháp khác thì dòng lưu chuyển về lao động, chuyên gia sẽ bị đứt gãy.

Trần Chung 

Tin mới

Trung Quốc: Đột kích căn nhà ở ngoại ô, thu giữ hàng trăm lít dầu ăn giả, số tiền lên đến 25 tỷ đồng
10 giờ trước
Sau khi nhận phản ánh của người dân về sản phẩm dầu ăn có mùi hắc, công an thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc đã tiến hành điều tra và triệt phá một đường dây sản xuất dầu ăn giả.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
11 giờ trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.
Tiêu hủy nhiều sản phẩm chân gà, kẹo dẻo, xà phòng… nhập lậu
11 giờ trước
Hơn 1.200 sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm không có nguồn gốc hợp pháp, bị lực lượng chức năng ở Quảng Trị tiêu hủy
Vạch trần chiêu trò xuất khống 1.400 tấn chân gà để trốn thuế hàng tỷ đồng
12 giờ trước
Chi cục Điều tra chống buôn lậu - Cục Hải quan vừa khởi tố vụ án buôn lậu 1.400 tấn nguyên liệu chân gà đông lạnh, có dấu hiệu trốn thuế 7 tỷ đồng.
Bầu Đức “nói không” với bất động sản ngàn tỷ, chọn nuôi heo và 2 loại cây này để trả sạch nợ
12 giờ trước
Sau một thập kỷ nỗ lực tái cấu trúc, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) đang gặt hái thành quả từ chiến lược chuyển hướng sang nông nghiệp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.794.295 VNĐ / thùng

68.67 USD / bbl

0.64 %

- 0.44

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.753.584 VNĐ / thùng

67.11 USD / bbl

0.50 %

- 0.34

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.492.791 VNĐ / m3

3.52 USD / mmbtu

0.94 %

+ 0.03

Than đá

COAL

2.939.625 VNĐ / tấn

112.50 USD / mt

0.63 %

+ 0.70

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Nga gửi sang Việt Nam hàng triệu tấn hàng giá rẻ: Trữ lượng của Moscow đủ dùng trong 500 năm, nước ta nhập khẩu đứng thứ 5 thế giới
15 giờ trước
Kể từ đầu năm đến nay, hơn 2,6 triệu tấn hàng này đã được Nga đưa về Việt Nam.
PhoneArena: Màn hình iPhone 17 Air mỏng quá nên dễ nứt vỡ, Apple đã "chia tay" đối tác BOE
1 ngày trước
Apple gặp rắc rối với màn hình siêu mỏng trên iPhone 17 Air và đồng thời loại BOE khỏi danh sách nhà cung cấp cho toàn bộ dòng máy năm nay.
Cổ phiếu Tesla 'cắm đầu' khi ông Donald Trump cà khịa Elon Musk 'nhận nhiều trợ cấp từ chính phủ nhất trong lịch sử, nếu không đã phá sản và về quê'
1 ngày trước
Chỉ một dòng đăng tải trên mạng xã hội của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đủ để khiến giá cổ phiếu Tesla mất tới 8%.
Nữ tài xế Xanh SM Bike: ‘22,5 triệu/tháng, 10 tiếng/ngày, chuyển sang xe điện thấy khỏe hơn vì…’
1 ngày trước
Chị Phạm Thị Liên cho biết chạy Xanh SM Bike cho thu nhập tốt nhưng vẫn có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống khoa học giúp đảm bảo sức khỏe.