Nới lỏng giãn cách giúp chỉ số sản xuất công nghiệp dần 'hồi sinh'

31/10/2021 21:11
Theo Tổng cục Thống kê, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng góp phần khiến hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 10/2021 ước tăng 6,9% so với tháng trước. Trong 10 tháng năm 2021, IPP tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nếu tính theo địa phương, IPP 10 tháng năm 2021 của 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 11 địa phương tăng cao. Ninh Thuận là tỉnh đứng đầu với chỉ số IIP 10 tháng tăng 29,7%, xếp thứ 2 là Đắk Lắk với mức tăng 25,7%. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đều không nằm trong nhóm tăng cao này.

"Nếu việc kiểm soát dịch bệnh tiếp tục khả quan; các doanh nghiệp ở khu vực miền Bắc, miền Trung tăng tốc sản xuất, sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 sẽ tăng trưởng cao hơn quý III/202 và dự kiến IPP năm 2021 tăng khoảng 6 % so với năm 2020. Con số này mặc dù thấp hơn chỉ tiêu ngành Công Thương đặt ra ban đầu (IIP tăng 8 - 9%) nhưng cũng đã cho thấy sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc kiểm soát dịch bệnh, khôi phục sản xuất", đại diện Bộ Công Thương cho biết.

Cụ thể: Trong mức tăng chung của IPP 10 tháng năm nay, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,5%, đóng góp 3,99 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7%, làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 19,2%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 13,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 8,7%; sản xuất đồ uống giảm 5,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,4%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 10 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước như linh kiện điện thoại tăng 38,8%; thép cán tăng 37,3%; xăng dầu các loại tăng 15,5%; khí hóa lỏng LPG tăng 14,1%; ô tô tăng 12,4%; sắt, thép thô tăng 11,4%; sữa bột tăng 9,6%; thức ăn cho gia súc tăng 9,5%; giày, dép da tăng 8,5%. Ngoài ra, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/10/2021 tăng 7,7% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 7,9% so với cùng thời điểm năm 2020.

Do chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài khiến giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III/2021 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp vẫn đang duy trì đà tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020.

Sau gần 5 tháng thực hiện giãn cách xã hội, đến nay tình hình dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh cơ bản đã được kiểm soát. Từ ngày 1/10, TP Hồ Chí Minh bắt đầu vào giai đoạn bình thường mới, vừa thực hiện đồng thời công tác phòng, chống dịch vừa từng bước phục hồi kinh tế. IPP của TP Hồ Chí Minh ttháng 10/2021 đã có sự khởi sắc và cải thiện do cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, do thời gian giãn cách kéo dài, đặt biệt chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy và tình trạng thiếu hụt lao động khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tái phục hồi sản xuất.

Theo ý kiến một số chuyên gia kinh tế, kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục khởi sắc nhờ chiến lược tiêm chủng vaccine COVID-19 thực hiện đồng loạt trên toàn thế giới, thương mại hàng hóa toàn cầu đang hồi phục. Các nền kinh tế lớn của thế giới là Mỹ và EU mở cửa trở lại, thị trường tiêu dùng được phục hồi mạnh mẽ. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Điện tử, dệt may, da giày, chế biến nông sản, thủy sản… được dự báo sẽ tăng mạnh trở lại.

Do đó, việc khôi phục sản xuất, tận dụng cơ hội thị trường hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong việc giành được các đơn hàng lớn, giữ được bạn hàng cho những năm tiếp theo. Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần thích nghi với trạng thái "bình thường mới", nối lại chuỗi sản xuất bên cạnh chú trọng kiểm soát dịch bệnh. Phía Bộ Công Thương sẽ tiếp tục bám sát tình hình sản xuất công nghiệp để hướng dẫn các Sở Công Thương, các khu, cụm công nghiệp xây dựng kế hoạch khôi phục sản xuất kinh doanh theo từng cấp độ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phức tạp.

Việc thúc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ và một số vật liệu cơ bản từng bước chủ động nguồn linh kiện, nguyên phụ liệu đầu vào trong nước, giảm dần tỷ lệ nhập khẩu.

Theo PGS TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, ngành Công Thương, cần phối hợp với các địa phương để tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, kết nối giao thông thuận lợi nhất, giảm bớt sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, đứt gãy nguồn lao động…“Các bộ, ngành cần đẩy nhanh các giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp sản xuất cũng như nắm bắt cơ hội xuất khẩu; có các chính sách thúc đẩy cầu hàng hóa tăng, từ đó tạo cơ hội để doanh nghiệp hồi phục trong những tháng cuối năm này”, ông Trần Hoàng Ngân phân tích.

Tin mới

ADAS bùng nổ thành tiêu chuẩn mới tại Việt Nam: Từ xe phổ thông hơn 500 triệu đến xe sang, siêu sang chạy đua công nghệ an toàn
14 giờ trước
Từng là gói công nghệ thường xuất hiện trên các dòng xe tiền tỷ phổ biến, ADAS giờ đây đã được phổ cập tới nhiều phân khúc xe giá rẻ hơn. Thậm chí, các dòng xe sang trước đây không có ADAS nay cũng chạy đua công nghệ.
Tôi đã bỏ iPhone để dùng mẫu điện thoại "cục gạch" có giá tận 20 triệu này: Cảm giác thật khó tả
14 giờ trước
Light Phone 3 có vẻ ngoài cao cấp, có một chút giống Blackberry, một chút cảm giác giống iPhone.
"Át chủ bài" 125cc của Honda được nâng cấp: Trang bị ăn đứt SH Mode - đẹp, rẻ lại siêu tiết kiệm xăng
15 giờ trước
Mẫu xe này được trang bị công nghệ tiên tiến và tính năng thân thiện với người dùng.
Chiếc điện thoại gập đầu tiên trên thế giới cẩn đá năng lượng phong thuỷ vừa về Việt Nam
15 giờ trước
Đại gia Việt Nam nào sẽ sở hữu chiếc điện thoại nắp gập độc đáo này?
Chiếc iPhone từng khiến thị trường bùng nổ nay giảm kỷ lục hơn 12 triệu đồng
15 giờ trước
Chiếc iPhone này đang bước vào đợt giảm giá lớn nhất kể từ đầu năm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.605.268 VNĐ / tấn

162.70 JPY / kg

0.73 %

- 1.20

Đường

SUGAR

9.338.614 VNĐ / tấn

16.18 UScents / lb

1.22 %

- 0.20

Cacao

COCOA

217.189.280 VNĐ / tấn

8,296.00 USD / mt

2.41 %

+ 195.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

162.727.367 VNĐ / tấn

281.94 UScents / lb

2.38 %

- 6.86

Gạo

RICE

14.820 VNĐ / tấn

12.44 USD / CWT

1.37 %

- 0.17

Đậu nành

SOYBEANS

9.980.232 VNĐ / tấn

1,037.50 UScents / bu

1.66 %

- 17.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.263.635 VNĐ / tấn

286.35 USD / ust

2.00 %

- 5.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo
16 giờ trước
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ.
Không phải dầu thô hay khí đốt, Nga bất ngờ giảm thuế xuất khẩu một mặt hàng xuống 0%, là ‘vũ khí’ nông sản Moscow đứng đầu thế giới
17 giờ trước
Động thái nhằm thúc đẩy doanh số mặt hàng chủ lực của Nga đang sụt giảm trong thời gian gần đây.
Hàng chục nghìn tấn "vàng đen" của Việt Nam ồ ạt tràn vào Mỹ, Đức, là mặt hàng VN xuất đi hơn 125 nước
21 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam hiện xuất khẩu hàng chục nghìn tấn.
Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
1 ngày trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.