Ông Đặng Thành Tâm: Việt Nam hấp dẫn đến mức "Công ty không kịp giao đất cho nhà đầu tư"

29/07/2021 09:40
Ông Đặng Thành Tâm cho biết, KBC cũng nhận được sự tin tưởng từ nhiều địa phương, như ở Long An được giao 3 - 4 khu công nghiệp, tổng diện tích mấy ngàn héc-ta, tương tự tại Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên cũng vậy.

Sáng 28/7/2021 đã diễn ra buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Nhận diện cơ hội Thị trường Chứng khoán nửa cuối năm 2021" do Báo Đầu tư tổ chức. Đây là sự kiện kỷ niệm 21 năm ngày giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán (TTCK)Việt Nam (28/7/2000 – 29/7/2021).

Ông Đặng Thành Tâm: Việt Nam hấp dẫn đến mức Công ty không kịp giao đất cho nhà đầu tư - Ảnh 1.

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Nhận diện cơ hội Thị trường Chứng khoán nửa cuối năm 2021" do Báo Đầu tư tổ chức sáng nay ngày 28/7.

Tại buổi tọa đàm, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) đã có những chia sẻ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư về sức chống chịu của doanh nghiệp niêm yết trong năm vừa qua và những kế hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, ông Đặng Thành Tâm cho rằng, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết. Năm 2020, Việt Nam kiểm soát rất tốt dịch bệnh nên vẫn thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Trong 6 tháng đầu năm 2021 với chính sách tiêm vắc xin, không đóng cửa doanh nghiệp cũng góp phần ổn định dòng vốn FDI. Doanh nghiệp vẫn hoạt động nên đóng góp vào GPD có thể đạt 6,5%. Theo đó, chúng ta đã từng ghi nhận những phiên giao dịch lên tới 20.000 - 25.000 tỷ đồng/phiên giao dịch.

Ông Đặng Thành Tâm: Việt Nam hấp dẫn đến mức Công ty không kịp giao đất cho nhà đầu tư - Ảnh 2.

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC).

Chủ tịch Kinh Bắc City không quên lấy dẫn chứng từ công tác phân bổ tiêm vắc xin tại Bắc Ninh, Bắc Giang… và hiện tại là TP.HCM góp phần tốt cho việc dập dịch trong thời gian tới. Cùng với sự quyết tâm rất lớn của Chính phủ, chúng ta giữ được niềm tin với nhà đầu tư nước ngoài bởi TTCK có phát triển tốt hay không phụ thuộc vào sức khỏe doanh nghiệp.

Theo thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 16,7 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm. Các doanh nghiệp lớn của nước ngoài vẫn đặt niềm tin rất lớn tại Việt Nam. Các doanh nghiệp niêm yết huy động vốn tốt, tạo niềm tin cho thị trường sắp tới.

Với chính sách hiện tại, ông Đặng Thành Tâm hy vọng chỉ trong vài tháng nữa, Việt Nam sẽ kiểm soát được dịch bệnh tại TP.HCM nói riêng, Hà Nội và các tỉnh thành nói chung, các chính sách của Việt Nam sẽ sớm thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Nhìn vào các nước trên thế giới như Mỹ đã kiểm soát được dịch bệnh thì tiêu dùng, du lịch, hàng không… tăng lên, thúc đẩy kinh tế trong nước tăng, sản xuất cung ứng tăng.

Với vai trò nhà sản xuất công nghiệp, bản thân KBC vẫn tiếp tục phát triển và mở rộng bất động sản khu công nghiệp, đồng thời tham gia vào các dự án bất động sản nhà ở như tại Khu đô thị Tràng Cát Hải Phòng…

Ông Đặng Thành Tâm: Việt Nam hấp dẫn đến mức Công ty không kịp giao đất cho nhà đầu tư - Ảnh 3.

Ông Đặng Thành Tâm phát biểu tại buổi tọa đàm.

Ông Đặng Thành Tâm cho rằng KBC có đặc thù khác với những DN cùng ngành. Chỉ mới 2 hôm trước, KBC nhận được thông tin nhà đầu tư vẫn đặt thêm đất trong khu công nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời đón nhận thêm các nhà đầu tư lớn khác. Thực tế là công ty không kịp giao đất cho nhà đầu tư, như LG đang mong muốn KBC phát triển nhanh giai đoạn 3.

Hiện KBC cũng nhận được sự tin tưởng từ nhiều địa phương, như ở Long An được giao 3 - 4 khu công nghiệp, tổng diện tích mấy ngàn héc-ta, hay tại Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên cũng vậy.

Ông Đặng Thành Tâm khẳng định, hoạt động kinh doanh năm nay và năm sau sẽ có lợi nhuận đột biến nên công ty buộc phải nâng vốn để thực hiện dự án, đáp ứng được các tiêu chí khi đầu tư.

Trong các năm gần đây, KBC phát triển dòng sản phẩm nhà ở công nhân. Hoạt động này mang lại lợi nhuận tốt, dù tỷ suất lợi nhuận khi xây nhà ở xã hội ít hơn nhưng lại là yếu tố cạnh tranh khi kéo nhà đầu tư vào thuê đất khu công nghiệp. Cùng đó, 20% dự án là nhà ở thương mại mang lại lợi nhuận đột biến cho KBC.

Ông Đặng Thành Tâm: Việt Nam hấp dẫn đến mức Công ty không kịp giao đất cho nhà đầu tư - Ảnh 4.

Các dự án của Kinh Bắc trải dài từ Bắc vào Nam.

Theo đó, để tận dụng cơ hội và có thể đảm bảo tiêu chí đấu thầu, trong đó có tiêu chí vốn điều lệ, thì KBC phải tăng vốn. Do vậy, dù tăng vốn nhưng thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu vẫn cao hơn.

KBC vừa phát hành vừa là tặng cổ phiếu cho cổ đông để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, công ty tăng sức mạnh, vốn tăng để đảm bảo phát triển.

Việc tăng vốn sẽ không lo sợ "pha loãng" nếu lợi nhuận doanh nghiệp vẫn tăng trưởng tốt, như KBC, năm 2021-2022 lợi nhuận sẽ tăng trưởng mạnh nhờ tận dụng tốt sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư và các khu công nghiệp đều có các khu nhà ở công nhân.

Bình thường, lợi nhuận từ khu công nghiệp không cao vì chính sách khuyến khích nhà đầu tư thì có hạ giá, nhưng nhà đầu tư vào nhiều thì các khu đô thị lân cận sẽ phát triển nhanh, mạnh. Vừa qua ở Hải Phòng, KBC làm khu đô thị, nộp mấy ngàn tỷ tiền sử dụng đất vẫn làm được.

Bên cạnh đó, nhiều nhà máy, xí nghiệp đăng ký nhà ở cho công nhân nhiều, kể cả xây dựng các dự án nhà ở xã hội. Nhiều người cho rằng là vất vả, không lợi nhuận, nhưng hiện nay, với tăng trưởng vốn FDI, địa phương khuyến khích các dự án nhà ở xã hội, đảm bảo chỗ ở cho công nhân.

Với các nhà đầu tư FDI, khi có sẵn các khu nhà ở, thì họ quyết định đầu tư nhanh hơn, mang lợi cho cả địa phương, người lao động và khu công nghiệp, vùng xung quanh cũng hưởng lợi tăng giá nhiều.

"Chúng tôi đã chuẩn bị được quỹ đất lớn, tỷ lệ thu hút đầu tư cũng rất tốt và hy vọng sẽ đạt được những kết quả ấn tượng trong thời gian tới", ông Đặng Thành Tâm chia sẻ.

Ông Đặng Thành Tâm (SN 1964) là người sáng lập và là Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Kinh Bắc; MCK: KBC) từ khi thành lập năm 2002. Ông Tâm cùng với người chị gái nổi tiếng là cựu đại biểu Quốc hội, doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo được coi là "trùm" khu công nghiệp một thời.

Năm 2007, khi Kinh Bắc và Tân Tạo niêm yết trên sàn chứng khoán, ông được xếp hạng là người giàu nhất ở Việt Nam. Ba năm liên tiếp sau đó, ông Tâm đứng ở vị trí thứ ba.

Năm 2021, Kinh Bắc đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 6.600 tỷ đồng, gấp 2,7 lần doanh thu thực hiện năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng là 2.000 tỷ đồng, tăng 573%. Kết thúc quý I, doanh nghiệp đã thực hiện được 30% kế hoạch doanh thu và 36% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tin mới

EU có thể áp thuế lên tới 55% với xe điện Trung Quốc
22 phút trước
Xe điện từ các công ty Trung Quốc dự kiến chiếm 11% thị trường của EU trong năm 2024 và con số này có thể đạt 20% vào năm 2027.
‘Cai’ dầu, khí đốt chưa xong, châu Âu lại ‘nghiện nặng’ một sản phẩm quan trọng khác từ Nga
56 phút trước
Nhập khẩu sản phẩm này từ Nga vào châu Âu đã tăng gấp 2 lần kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Giá USD hôm nay 2/5: Đồng bạc xanh giảm ngay sau công bố giữ nguyên lãi suất của Fed
57 phút trước
Giá USD hôm nay 2/5: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 2/5 hiện đang ở mức 24.242 đồng, giảm 22 đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.030-25.454 đồng.
Chưa thu phí dịch vụ trên đoạn cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
58 phút trước
Sáng 2/5, trao đổi với Dân Việt, đại diện đơn vị quản lý cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo cho biết tạm thời chưa thu phí các loại ô tô đi trên đoạn cao tốc này.
Nissan Almera mới sẽ ra mắt Việt Nam nửa cuối năm 2024, nâng cấp cả thiết kế lẫn trang bị, tăng sức cạnh tranh với Vios, City
14 phút trước
Nissan Almera mới là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời và được nhập khẩu từ Thái Lan.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.