PVN: Tiêu thụ khí giảm, một số mỏ có nguy cơ dừng sản xuất

04/10/2021 13:12
Chênh lệch giữa cung và cầu về cấp khí cho điện có nguy cơ khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) bị ảnh hưởng lớn. Điều này cũng kéo theo phần đóng góp cho ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng.

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong năm 2021, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên hoạt động khai thác và tiêu thụ khí đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tổng lượng khí ẩm khai thác về bờ năm 2021 dự kiến khoảng 7,9 tỷ m3, đạt 81% kế hoạch. Trong đó, lượng khí cấp cho các nhà máy điện khoảng 5,53 tỷ m3, đạt 75% kế hoạch; các nhà máy đạm đạt khoảng 1,11 tỷ m3, đạt 103% kế hoạch và các khách hàng công nghiệp khác khoảng 0,99 tỷ m3, đạt 93% kế hoạch.

Lượng khí tiêu thụ năm 2021 giảm mạnh được cho là có nguyên nhân chính từ việc các nhà máy điện khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ giảm nhu cầu khí cho phát điện.

So với kế hoạch huy động khí cho phát điện được Bộ Công thương phê duyệt tại Quyết định 3598/QĐ-BCT về kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2021, thì lượng khí cấp cho các nhà máy điện ở khu vực Đông Nam bộ dự kiến khoảng 4,45 tỷ m3 - đạt 87% kế hoạch của Bộ Công thương. Lượng khí cấp cho các nhà máy điện ở khu vực Tây Nam bộ là 1,08 tỷ m3 - đạt 73% kế hoạch của Bộ Công thương.

Trong năm 2022, lượng khí về bờ theo kế hoạch khai thác dự kiến là hơn 9 tỷ m3, nếu trừ lượng khí cấp cho đạm và các khách hàng công nghiệp thì lượng khí cấp cho điện vào khoảng 6,4 tỷ m3.

PVN cũng đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và được biết, dự báo khả năng huy động khí cho điện tiếp tục giảm mạnh, chỉ cần khoảng 3,88 tỷ m3, trong đó, riêng khu vực Đông Nam bộ là 2,8 tỷ m3 và khu vực Tây Nam bộ là 1,08 tỷ m3.

Chênh lệch giữa cung và cầu về cấp khí cho điện có nguy cơ khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) bị ảnh hưởng lớn. Điều này cũng kéo theo phần đóng góp cho ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, nếu thực tế diễn ra như vậy, một số mỏ khí đang khai thác sẽ có nguy cơ dừng sản xuất dài hạn hoặc hoạt động cầm chừng.

Nhìn vào dự báo công suất huy động điện từ ngày 26/9/2021 - ngày bắt đầu được công khai dữ liệu này, thì nhiệt điện chạy khí chỉ được huy động khoảng 1.300 - 2.500 MW hàng ngày. Con số này dĩ nhiên thấp xa so với công suất 7.185 MW của loại hình điện từ tua-bin khí hiện có trong hệ thống điện Việt Nam.

EVN cũng cho hay, năm 2021, dịch bệnh diễn biến phức tạp ở miền Nam, dẫn tới nhu cầu tiêu thụ điện có xu hướng giảm.

Trong giai đoạn từ tháng 7/2021 tới nay, do thực hiện giãn cách xã hội nên nhu cầu sử dụng điện của hệ thống điện quốc gia chỉ đạt 90%, riêng khu vực miền Nam tiêu thụ điện tháng 8/2021 chỉ đạt 78% so với kế hoạch tại Quyết định 3598/QĐ-BCT.

Hệ quả tất yếu khi nhu cầu điện giảm, sẽ dẫn đến việc huy động các nhà máy sản xuất điện ở khu vực phía Nam bị ảnh hưởng theo, trong đó có điện từ khí.

Trong tình huống này thì lại không có bất cứ quy định nào về việc ưu tiên huy động nguồn điện khí từ các cơ quan quản lý nhà nước, nên bên mua điện phải tuân theo các quy định do Bộ Công thương và Cục Điều tiết điện lực ban hành nhằm đảm bảo một số nguyên tắc như công bằng, minh bạch và tối thiểu hóa chi phí mua điện của hệ thống.

Theo tính toán, tổng khoản giảm thu của riêng PVN/PV Gas trong năm 2021 có thể lên tới hơn 5.000 tỷ đồng. Nếu tính các khoản giảm thu của Nhà nước, PVN và các đơn vị thì con số có thể lên tới hơn 13.000 tỷ đồng trong năm nay.

PVN: Tiêu thụ khí giảm, một số mỏ có nguy cơ dừng sản xuất - Ảnh 1.

Sang năm 2022, với dự báo việc huy động khí cho phát điện tiếp tục giảm mạnh, có thể chỉ còn ở mức hơn 6 tỷ m3 so với khả năng khai thác được là 9,1 tỷ m3, hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN/PV Gas/PV Power (Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam) và phần thu của Nhà nước sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh hơn so với năm 2021. 

Dự kiến, các khoản giảm thu của PVN/PV Gas có thể lên tới gần 7.000 tỷ đồng; tổng khoản giảm thu của Nhà nước, PVN và các đơn vị có thể lên tới hơn 17.000 tỷ đồng.

Để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách về tổng thể, PVN đã đề nghị khi xây dựng kế hoạch cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2022 thì sản lượng khí cho phát điện sẽ là 6,4 tỷ m3, để đảm bảo sản lượng khai thác cả năm là 9,1 tỷ m3.

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
7 giờ trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
7 giờ trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
7 giờ trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
8 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
8 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.