Sẽ kiến nghị tăng lương tối thiểu vùng năm 2022icon

Theo đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng là cấp thiết, khi chi phí như xăng dầu tăng khiến giá cả các mặt hàng tăng theo.

Theo đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng là cấp thiết, khi chi phí như xăng dầu tăng khiến giá cả các mặt hàng tăng theo.

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết sẽ kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2022 tại phiên họp của Hội đồng tiền lương quốc gia vào quý 1/2022.

Theo Phó ban Chính sách Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Lê Đình Quảng, quý 1/2022 là thời điểm thích hợp để khởi động lại việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng sau 2 năm liên tiếp không tăng.

"Đời sống công nhân, lao động sa sút sau đợt dịch thứ 4 kéo dài. Hiện sản xuất dần phục hồi. Tổng Liên đoàn sẽ tính toán mức tăng lẫn phương án hợp lý, vì lợi ích hai bên và phù hợp với "sức khỏe" doanh nghiệp", ông Quảng nhận định, "việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng là cấp thiết, khi chi phí như xăng dầu tăng dẫn tới giá cả các mặt hàng cũng tăng. Phần lương tăng thêm cũng là khoản bù đắp cho các chi phí này".

Sẽ kiến nghị tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 - Ảnh 1.

Người lao động đã qua 2 năm chưa được tăng lương tối thiểu. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Ngoài ra, điều chỉnh tiền lương tối thiểu còn góp phần giải quyết bài toán an sinh, mở rộng diện bao phủ Bảo hiểm xã hội (BHXH) và hạn chế rút BHXH một lần.

Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp vẫn đóng BHXH cho công nhân xấp xỉ lương tối thiểu vùng, chưa đầy 5 triệu mỗi tháng. Trong khi luật quy định từ năm 2018, tiền lương tháng đóng BHXH gồm mức lương và các khoản bổ sung khác, nhưng luật lại chưa quy định các "khoản bổ sung tính đóng BHXH" gồm những loại gì.

Mức đóng thấp dẫn đến mức hưởng thấp, bởi lương hưu trong khu vực doanh nghiệp tính bình quân tổng số năm đóng BHXH. Có người nhận lương hưu dưới mức tối thiểu khiến nhiều lao động nản lòng, rời Quỹ hưu trí. Vì vậy, khi chờ quy định được điều chỉnh, tăng lương đồng nghĩa tăng tiền đóng vào Quỹ BHXH cho người lao động, giúp nâng mức lương hưu họ được hưởng.

Coi tăng lương là đầu tư, chia sẻ khó khăn với người lao động

Tại Hội nghị về tiền lương của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra ngày 20/12, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, 2 năm qua, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên việc đàm phán, thương lượng tiền lương tối thiểu đã không được thực hiện.

Hiện nay, với việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, hầu hết các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động bình thường. Bên cạnh các doanh nghiệp khó khăn, một bộ phận doanh nghiệp cũng phát triển tốt, có doanh nghiệp đột phá về doanh thu, lợi nhuận do là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong bối cảnh dịch bệnh.

“Người lao động đã qua 2 năm chưa được tăng lương tối thiểu, đời sống khó khăn càng thêm chồng chất những khó khăn. Do đó, yêu cầu về tăng lương tối thiểu càng trở nên cấp thiết và không để “lỗi hẹn” với sự mong chờ của người lao động” - ông Ngọ Duy Hiểu nhận định.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, doanh nghiệp phải coi tăng lương là đầu tư, hãy chia sẻ khó khăn với người lao động, chấp nhận ít lợi nhuận, không lợi nhuận, thậm chí có thể lỗ ngắn hạn vì người lao động, vì người lao động không thể thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các điều kiện phục vụ nhu cầu tối thiểu của sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Bên cạnh vấn đề tăng lương tối thiểu, ông Ngọ Duy Hiểu cũng mong muốn các cấp công đoàn chỉ đạo công đoàn cơ sở tăng cường công tác thương lượng, đàm phán trong doanh nghiệp để góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động.

Trong năm 2020, do ảnh hưởng của những làn sóng COVID-19 đầu tiên, lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2021 đã được thống nhất là không tăng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, người lao động duy trì việc làm, tái tham gia thị trường lao động.

Từ ngày 1/1/2020, tiền lương tối thiểu vùng giữ nguyên, với vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng.

Đầu năm 2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từng đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2021 thay vì hoãn cả năm, tuy nhiên chưa thể thông qua do đại dịch kéo dài, cần thời gian cho doanh nghiệp phục hồi.

Tính đến hết quý 3/2021, đợt dịch thứ 4 đã khiến hơn 1,7 triệu người trong độ tuổi lao động (15 - 54) thất nghiệp. Tỷ lệ lên mức cao nhất trong vòng 10 năm, tới 3,98%. Số người có việc làm ở khu vực chính thức và phi chính thức đều sụt giảm, lần lượt gần 469.000 người và 2,9 triệu người. Theo thống kê sơ bộ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hơn 2 triệu công nhân chịu ảnh hưởng tiêu cực, mất việc, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập.

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người lao động. Mức này áp dụng với người làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật Lao động; làm việc trong doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động.
Mức lương tối thiểu này được xác lập theo vùng và được Chính phủ công bố dựa trên khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

(Theo VTV)

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "làm mưa làm gió" ở nền kinh tế thuộc top giàu nhất thế giới, tăng trưởng 69 lần
5 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang quốc gia này đang có xu hướng ngày càng tăng.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng tăng 14%
5 giờ trước
VTV.vn - 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
EVNHANOI khuyến khích khách hàng sử dụng app kiểm soát lượng điện tiêu thụ
4 giờ trước
App EVNHANOI có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp người dân kiểm soát điện năng, quản lý chi tiêu và điều chỉnh hành vi sử dụng điện một cách khoa học.
Limousine của VinFast chưa ra mắt được đăng ký bản quyền ở nước hàng xóm: Người Việt nào thiết kế?
4 giờ trước
Một nhà thiết kế người Việt cũng tham gia làm mẫu xe này.
Theo dõi một cửa hàng điện thoại di động, công an phát hiện gần 2 tấn thực phẩm không nhãn mác, tịch thu thịt lợn Trung Quốc, thịt bò Kobe
4 giờ trước
Sau kiểm kê, tổng số thực phẩm bị thu giữ lên tới gần 2 tấn, cùng 434 kg nước sốt và rau củ tự làm trong 27 thùng chứa.

Tin cùng chuyên mục

Công ty của ông Phạm Nhật Minh Hoàng bán VinFast VF 8 đã qua sử dụng, giá từ 700 triệu đồng
2 giờ trước
Toàn bộ xe VF 8 được phân phối trong đợt này đều trải qua quy trình kiểm định 139 bước tại nhà máy VinFast.
Toyota thống trị Top 10 xe bán chạy nhất thế giới, có mẫu giảm giá gần 70 triệu đồng trong tháng 7
1 phút trước
Hàng loạt mẫu xe ăn khách của Toyota đồng loạt giảm giá lăn bánh trong tháng 7/2025.
Giá hàng nghìn mẫu điện thoại, tivi, tủ lạnh... đồng loạt 'hạ nhiệt' tại Thế Giới Di Động sau 1 đêm
1 ngày trước
Ngay từ ngày 1/7, toàn bộ hệ thống gần 3.000 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trên toàn quốc đã đồng loạt cập nhật giá bán mới cho hàng chục nghìn sản phẩm, áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng (VAT) mới là 8% theo quy định.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
1 ngày trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.