Siết tín dụng, trái phiếu bất động sản, doanh nghiệp xoay sở ra sao?

05/05/2022 14:34
Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước đề nghị theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tín dụng, trái phiếu bất động sản để tránh rủi ro. Nhiều doanh nghiệp như Nam Long, An Gia, TTC Land có kế hoạch ứng phó như đa dạng nguồn vốn, đầu tư dự án khả thi, mục đích sử dụng vốn minh bạch…

Siết tín dụng, trái phiếu bất động sản

Bộ Xây dựng dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy trong quý I, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) đạt 783.942 tỷ đồng. Trong đó, 24% dư nợ với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở; 15% cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê; 13% dư nợ với cho vay mua quyền sử dụng đất... Bộ đề nghị theo dõi, kiểm soát chặt chẽ để tránh rủi ro kép; ngăn chặn việc sử dụng nguồn vốn cho vay sản xuất, tiêu dùng vào đầu tư, kinh doanh BĐS theo dạng đầu cơ.

Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng có văn bản gửi đến các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh BĐS, trái phiếu doanh nghiệp, ngoài ra còn có chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông…

Trả lời báo chí mới đây, ông Đào Minh Tú - phó Thống đốc NHNN cho biết riêng tín dụng vào BĐS không có biến động nhiều kể từ đầu năm nay tới nay, chiếm gần 20% trong tổng dư nợ, thấp hơn giai đoạn trước (28%).  Theo ông Tú, tín dụng vào BĐS đã được kiểm soát rất chặt chẽ, tới đây có thể sẽ kiểm soát chặt hơn nữa. Tuy nhiên, vốn vẫn ưu tiên phục vụ nhu cầu chính đáng cho người dân mua nhà, đất để ở thật; hạn chế đáp ứng cho mục đích đầu cơ.

Trong khi đó, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) nhận định nếu ngay lập tức "siết chặt" cả nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp thì thị trường BĐS và các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người tiêu dùng và cả các tổ chức tín dụng... đều có thể gặp khó khăn, rủi ro. Tín dụng hiện là nguồn vốn mồi quan trọng và chủ yếu của các doanh nghiệp BĐS trong bối cảnh thị trường vốn hiện nay của Việt Nam đang rất hạn chế, thiếu sự đa dạng. Nếu việc siết được thực hiện ngay sẽ ảnh hưởng lập tức đến các dự án đang triển khai dang dở và từ đó càng khiến nguồn cung trên thị trường trở nên khan hiếm.

Siết tín dụng, trái phiếu bất động sản, doanh nghiệp xoay sở ra sao? - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản bị siết trái phiếu, tín dụng. Ảnh: Quang Anh

Khó nhưng vẫn có cách

Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên 2022 của Nam Long ( HoSE: NLG ), ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc khối kinh doanh và tiếp thị cho biết đã có những buổi làm việc trực tiếp với 7 - 8 ngân hàng đã đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời gian qua. Đối với các dự án đầy đủ pháp lý, quy hoạch và giấy phép bán hàng thì các ngân hàng vẫn tiếp tục ủng hộ Nam Long, chính sách cho vay không có gì thay đổi.

Còn ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT nhìn thắt chặt tín dụng BĐS, Nam Long không thể không khó trong bối cảnh chung nhưng vẫn có giải pháp đa dạng nguồn vốn. Công ty hợp tác với các đối tác quốc tế như Nishitetsu, Hankyu Hanshin (Nhật Bản) để cùng phát triển dự án với chính sách hỗ trợ tài chính riêng. Các ngân hàng nước ngoài cùng với đối tác quốc tế cung cấp tín dụng cho Nam Long với lãi suất hợp lý, tốt hơn lãi suất vay trong nước. Ngoài ra, công ty đi theo hướng dài hạn, xây dựng uy tín trên thị trường tài chính, từ đó dễ dàng huy động trái phiếu từ các tổ chức nước ngoài. Đơn cử gần đây, Nam Long đã đạt được thỏa thuận phát hành trái phiếu 1000 tỷ đồng cho IFC.

Năm nay, Nam Long có kế hoạch bán sản phẩm tại 7 dự án gồm Southgate (Long An), Mizuki Park, Akari City (TP HCM), Izumi City (Đồng Nai), Cần Thơ, PG Hải Phòng và Paragon Đại Phước (Đồng Nai). Cập nhật đến ngày 22/4, 5 dự án đã được bán ra với giá trị thực tế hơn 5.895 tỷ đồng, đạt 25% kế hoạch cả năm.

Đối với TTC Land ( HoSE: SCR ), ông Võ Quốc Khánh, Tổng giám đốc đánh giá đây là các động thái làm trong sạch thị trường và giúp ngành BĐS phát triển lành mạnh. Theo đó, việc siết trái phiếu, tín dụng chỉ áp dụng với các khoản vay không đúng, sai mục đích. Còn nếu làm đúng, làm thực, vào các dự án khả thi, thì có cơ hội. Ông Khánh tin TTC Land đủ sức thuyết phục đối tác và tổ chức tín dụng. Năm nay, TTC Land dự kiến bàn giao dự án Carillon 7, Panomax (TP HCM) và phân phối một phần tại dự án Selavia Phú Quốc.

Năm nay, An Gia ( HoSE: AGG ) vẫn có kế hoạch phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu. Ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT nhận định việc phát hành này không có trở ngại gì nhiều vì công ty ít chào bán trái phiếu. An Gia sẽ phát hành trái phiếu để huy động vốn, M&A dự án, mở rộng quỹ đất. Quý I, công ty đã hoàn thành M&A dự án đối diện Westgate Bình Chánh, diện tích 3,2 ha và sẽ triển khai xây dựng trong thời gian tới nhằm hiện thực hóa mục tiêu doanh thu, lợi nhuận. Ngoài ra, An Gia cũng có sự hỗ trợ từ các đối tác nước ngoài là Creed Group, Actis, Hoosiers... Ở mỗi dự án, đối tác góp 50% còn lại cho An Gia vay 30% vốn với lãi suất ưu đãi.

Tin mới

Clip: Sau vụ pate có giòi ở chi nhánh Thái Bình, khách hàng tại Cột Điện Quán Hà Nội phản ứng ra sao?
9 giờ trước
Quản lý và thực khách tại Cột Điện Quán chi nhánh Hà Nội nói gì về ảnh hưởng của vụ pate có giòi ở Thái Bình?
Nước nào đang có kho vàng lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Trong 6 quốc gia trữ vàng nhiều nhất thế giới, Mỹ đứng đầu và áp đảo về số lượng. Các nước còn lại lần lượt là Đức, Italy, Pháp, Nga và Trung Quốc.
Mẫu SUV giá rẻ đối đầu Mazda CX – 5 chính thức trình làng: Giá quy đổi hơn 500 triệu đồng, phạm vi hoạt động kết hợp 2.000 km
8 giờ trước
Xe dự kiến sẽ có mặt trên thị trường kể từ quý 2/2024.
Không hiểu nổi Apple: Vì sao iPad có giá "cắt cổ" 70 triệu mà tính năng nhỏ bé thế này cũng không có?
7 giờ trước
14 năm với đủ loại mẫu mã đi kèm cấu hình mạnh mẽ và giá bán cao vút - iPad vẫn thiếu đi một tính năng mà chiếc điện thoại vài trăm nghìn nào cũng có.
Bán tải điện VinFast VF Wild về Việt Nam, dân tình xôn xao, mong có giá dưới 1 tỷ để chốt cọc
6 giờ trước
Mạng xã hội bất ngờ lan truyền hình ảnh chiếc bán tản chạy điện VinFast VF Wild được cho là chụp tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên chiếc xe này xuất hiện tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.