So sánh 2 nhóm ngành xuất khẩu chủ lực: Dệt may và Thủy sản trong nỗi lo lạm phát, chuyên gia đánh giá ngành nào ít bị ảnh hưởng hơn?

18/06/2022 13:42
Theo chuyên gia chứng khoán Rồng Việt, bởi vì yếu tố lạm phát này là do yếu tố về hàng hóa mà nguyên nhân chính là biến động giá dầu, đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến chi phí hàng hóa tăng cao nên việc này ít nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng tới diễn biến và chính sách điều hành tiền tệ cũng như là của ngân hàng nhà nước trong thời gian sắp tới, chính vì vậy thị trường chứng khoán Việt Nam cũng phản ứng tiêu cực theo diễn biến thị trường chứng khoán thế giới.

Ngày 16/6, Báo Đầu Tư tổ chức Talkshow "Chọn danh mục – kỳ 8: Dấu hỏi lạm phát’’ có sự xuất hiện của 2 khách mời là ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã CK: TNG), đồng thời là Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam và bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Rồng Việt.

Buổi talkshow thảo luận về vấn đề được nhiều mà đầu tư quan tâm thời điểm hiện tại là việc FED nâng lãi suất lên 0,75% vào sáng ngày 16/6 - mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994. Sau nhiều tuần được dự đoán, lãi suất chuẩn của NHTW Mỹ hiện dao động ở mức 1,5% - 1,75%, cao nhất kể từ ngay trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra vào tháng 3/2020.

So sánh 2 nhóm ngành xuất khẩu chủ lực: Dệt may và Thủy sản trong nỗi lo lạm phát, chuyên gia đánh giá ngành nào ít bị ảnh hưởng hơn? - Ảnh 1.

Lộ trình điều chỉnh lãi suất của Fed kể từ năm 2017 (điểm cơ bản).

Trả lời câu hỏi về diễn biến tăng lãi suất của FED và tác động đến Việt Nam, lạm phát ở Việt Nam có đang đáng lo ngại hay không, bà Lam cho biết thông tin về lạm phát của Mỹ đã được công bố trước đó vài ngày, lạm phát trong tháng 5 ở mức 8,6% - mức cao kỷ lục và cao hơn những dự báo trước đó của giới chuyên gia.

Việc lạm phát bất ngờ tăng mạnh cũng dẫn đến kỳ vọng FED sẽ điều chỉnh nâng lãi suất điều hành cao hơn mức dự báo trước đó là 0,5% và thực tế là phiên họp hôm qua FED đã nâng lãi suất điều hành lên 0,75% thì mức này phù hợp với kỳ vọng sau khi có thông tin về lạm phát của Mỹ.

Về ảnh hưởng đối với Việt Nam, bà Lam cho rằng nếu như việc ảnh hưởng đến Việt Nam có thể xảy ra bởi vì yếu tố lạm phát này là do yếu tố về hàng hóa mà nguyên nhân chính là biến động giá dầu, đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến chi phí hàng hóa tăng cao. Việc này ít nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng tới diễn biến và chính sách điều hành tiền tệ cũng như là của ngân hàng nhà nước trong thời gian sắp tới, chính vì vậy thị trường chứng khoán Việt Nam cũng phản ứng tiêu cực theo diễn biến thị trường chứng khoán thế giới.

Ông Nguyễn Văn Thời chia sẻ "Hậu Covid, giá cả hàng hóa tăng, lạm phát tăng ảnh hưởng tất cả đến nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng, giá cả tăng nên chi phí đầu vào tăng. Chi phí đầu vào tăng mà chi phí đầu ra do bên đầu nhận hàng đang lạm phát nên giá cả xuống. Điều này ảnh hưởng khá lớn, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp lớn và có tích lũy, có năng suất lao động tốt còn có thể kéo bù lại nhưng chung quy lại cũng bị ảnh hưởng giảm."

Đánh giá về nhóm ngành xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là 2 nhóm ngành chủ lực thủy sản và dệt may, bà Lam cho biết "Xét về kim ngạch vẫn có mức tăng trưởng khá tốt trong quý 2 vừa qua tuy nhiên về kết quả kinh doanh ở 2 nhóm ngành thủy sản và dệt may chúng tôi cho rằng sẽ có sự phân hóa."

So sánh 2 nhóm ngành xuất khẩu chủ lực: Dệt may và Thủy sản trong nỗi lo lạm phát, chuyên gia đánh giá ngành nào ít bị ảnh hưởng hơn? - Ảnh 2.

Nguồn: customs.gov.vn

Những ngành có nguồn nguyên liệu không phụ thuộc vào Trung Quốc hoặc tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc không quá lớn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này có thể tìm các thị trường khác để bù đắp và vẫn sẽ có kết quả kinh doanh tích cực như là ở nhóm ngành thủy sản. Chuyên gia chứng khoán Rồng Việt cho rằng đỉnh về lợi nhuận của nhóm ngành thủy sản có thể đã đạt trong quý 2.

Còn đối với nhóm ngành dệt may, quan điểm của bà là thận trọng hơn vì nếu xét về kim ngạch vẫn có sự tăng trưởng nhưng sự co giãn về cầu đối với hàng hóa dệt may cao hơn so với nhóm thủy sản, nguồn nguyên liệu vẫn còn phụ thuộc lớn vào Trung Quốc, vậy nên chính sách đóng cửa của Trung Quốc ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp dệt may và biên lợi nhuận ngành khó có thể tích cực được như ngành thủy sản. Doanh nghiệp nào có khả năng kiểm soát được chi phí có thể sẽ có mức lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn so với ngành.

Việc thắt chặt chi tiêu ở Mỹ và EU cũng là một mối lo lớn. Thống kê của Rồng Việt cho thấy, lạm phát của Mỹ ở nhóm thủy sản tăng 14% và may mặc tăng khoảng 5% so với cùng kỳ. Mức tăng giá của nhóm hàng thủy sản đang có vẻ cao hơn ở nhóm hàng may mặc.

Ngoài ra, vấn đề giảm sức mua còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá và tỷ trọng chi tiêu của 2 nhóm này trong rổ hàng hóa tiêu dùng của Mỹ. Tuy không có thống kê về tỷ trọng nhóm ngành thủy sản nhưng ước tính ở nhóm ngành dệt may là 2,5% và nhóm chuyên gia cho rằng cái tỷ trọng của nhóm hàng thủy sản cũng tương đương như vậy. Các chuyên gia cũng nhận ra độ co giãn cầu ở nhóm thủy sản k bằng nhóm dệt may, do đó việc cắt giảm chi tiêu đối với nhóm ngành dệt may sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Ngoài ra, có 1 số thông tin bên lề cho thấy tồn kho hàng hóa của các nhà bán lẻ Mỹ đang ở mức cao, dẫn đến đơn hàng mua hàng của Mỹ sẽ giảm trong thời gian tới. Tăng trưởng của hai nhóm ngành đặc biệt là nhóm ngành thủy sản có thể sẽ không được cao trong thời gian tới nhưng không ở mức nguy hiểm để cảnh báo.

Tuy nhiên, theo bà Lam nếu như kịch bản suy thoái kinh tế xảy ra thì nhóm ngành dệt may sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn nhóm thủy sản tuy nhiên ở chiều ngược lại khi lạm phát được kiểm soát thì nhóm ngành dệt may có thể phục hồi tốt hơn.

https://cafef.vn/so-sanh-2-nhom-nganh-xuat-khau-chu-luc-det-may-va-thuy-san-trong-noi-lo-lam-phat-chuyen-gia-danh-gia-nganh-nao-it-bi-anh-huong-hon-20220617175136795.chn

Tin mới

Tăng 444%, doanh số VinFast đứng đầu thị trường Việt quý I?
8 giờ trước
Doanh số VinFast trong quý I/2024 lọt nhóm những hãng xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam.
Chỉ 3 tháng đầu 2024, một mặt hàng của Việt Nam được trên 140 quốc gia đặt hàng, thu về hơn 3,5 tỷ USD
8 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.
Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4
7 giờ trước
Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm.
Thị trường ô tô đón thêm 1 mẫu xe điện mini: giá cực rẻ chỉ 112 triệu đồng, sẵn sàng thay thế Honda SH
7 giờ trước
Mẫu ô tô điện mini Zhidou Rainbow chính thức trình làng với giá bán cực hấp dẫn.
Nếu Chery đang tính ‘chơi lớn’ tại Việt Nam thì đây là những câu hỏi cần được trả lời
6 giờ trước
Chery trở lại Việt Nam sau 14 năm với tham vọng lớn hơn khi hợp tác với Geleximco để xây nhà máy, chọn phân phối những dòng sản phẩm cao cấp hơn và tiếp cận thị trường xe điện vẫn còn đang mới mẻ.

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư nên làm ngay những điều này khi VN-Index biến động mạnh
1 ngày trước
Cú giảm sâu trong phiên giao dịch đầu tuần thổi bùng nỗi lo lắng của thị trường. Chuyên gia nhấn mạnh, ngay lúc này nhà đầu tư cần bình tĩnh và nên thực hiện những điều sau để bảo vệ tài sản.
Vốn hóa mất gần 10 tỷ USD trong một phiên, liệu VN-Index có hồi lại trong ngắn hạn?
3 ngày trước
Các nhà phân tích cho rằng rủi ro giảm điểm vẫn còn đang lấn át thị trường chứng khoán, tâm lý tiêu cực còn đang bao trùm.
"Sốc": Chứng khoán chứng kiến "cú rơi mạnh" gần 60 điểm, dòng tiền tháo chạy
15/04/2024 15:53
Áp lực bán đã xuất hiện từ phiên sáng nhưng đến gần cuối phiên giao dịch chiều nay, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trở nên tồi tệ hơn. Nhà đầu tư đua nhau bán tháo, kéo chỉ số lao dốc.
Từ vụ "sập" VNDIRECT và PV Oil: Tin tặc đã "nằm vùng" chờ thời cơ
09/04/2024 06:00
Theo đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), các tin tặc hiện dùng thủ đoạn "nằm vùng", chờ đợi thời cơ để tấn công, đòi tiền chuộc.