Tiền tệ Châu Á biến động thế nào trong bối cảnh tăng trưởng ‘hai tốc độ’?

27/09/2020 08:10
Việc coi Trung Quốc như một ‘cơ sở định giá chắc chắn’ đã từng đem lại thành công cho các nhà giao dịch những tiền tệ mới nổi của Châu Á. Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi, mối liên kết đó không còn như trước nữa, khi mà tốc độ hồi phục kinh tế của các quốc gia sau dịch Covid-19 có sự phân hóa rất lớn.

Trong khi kinh tế Trung Quốc đang hồi phục mạnh sau Covid-19, thể hiện qua những dữ liệu về doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp, thì các quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Indonesia và Philippines, vẫn đang phải chật vật đối phó với những đợt bùng phát dịch bệnh mới, khi số ca nhiễm mới không ngừng gia tăng.

Mối tương quan 30 ngày giữa đồng nhân dân tệ (CNY) ở nước ngoài và 6 đồng tiền đối tác chủ chốt trong khu vực gần đây đã giảm nhanh do đồng CNY tăng giá lên mức cao nhất trong vòng hơn 1 năm.

Châu Á đang phục hồi ‘2 tốc độ’, gây khó khăn cho việc dự đoán về tỷ giá hối đoái trong khu vực, giữa bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo Trung Quốc sẽ tránh được suy thoái kinh tế trong năm nay, trong khi những nền kinh tế đang phát triển khác của khu vực đều sẽ rơi vào suy thoái lần đầu tiên kể từ đầu những năm 1960.

"Do phần lớn sức mạnh của đồng CNY có liên quan đến khả năng phục hồi kinh tế của Trung Quốc, trong khi hầu khắp Châu Á chưa có dấu hiệu của sự phục hồi, nên việc đồng CNY tăng giá dự báo sẽ còn tiếp diễn, và sẽ có tác động ít hơn đến những đồng tiền Châu Á khác", Mitul Kotecha, chiến lược gia cấp cao về thị trường mới nổi thuộc công ty TD Securities ở Singapore cho biết.

Kinh tế Trung Quốc hồi phục đã khiến đồng CNY trên thị trường quốc tế tăng 4,1% kể từ đầu quý 3/2020 đến nay, vượt xa tất cả các đồng tiền của những nền kinh tế đang phát triển Châu Á. Đồng won Hàn Quốc (KRW) đứng vị trí thứ 2 sau CNY, với mức tăng 3,3%, trong khi tiền baht Thái Lan (THB) và rupiah Indonesia (INR) suy yếu do những nền kinh tế này đang chống chọi với những khó khăn lớn vì đại dịch.

Theo Khoon Goh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về châu Á của ngân hàng Australia & New Zealand Banking Group Ltd. – trụ sở ở Singapore, việc Châu Á hồi phục không đồng đều sẽ thể hiện ở thị trường tiền tệ. Mới đây, ông Goh đã nâng dự báo về tỷ giá đồng CNY trên thị trường nội địa cuối năm 2020 lên 6,7 CNY/USD, từ mức 6,85 CNY dự báo trước đó. Tỷ giá này hôm 23/9 là 6,7857 CNY/USD.

Tiền tệ Châu Á biến động thế nào trong bối cảnh tăng trưởng ‘hai tốc độ’? - Ảnh 1.

Chú thích: NFD (Non-deliverable forward) là hợp đồng kỳ hạn ngắn giao dịch các loại tiền không giao dịch (lợi nhuận hoặc thua lỗ vào thời điểm thực hiện hợp đồng được tính bằng chênh lệch giữa tỉ giá đã thống nhất và tỉ giá giao ngay vào thời điểm thực hiện hợp đồng). NDF thường có thời hạn từ 1 tháng đến 1 năm, đã trở thành công cụ phổ biến đối với các nhà đầu tư tìm kiếm sự bảo đảm chống lại rủi ro của các loại tiền nước ngoài không được giao dịch trên thị trường quốc tế.

Theo chuyên gia Goh: "Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn, có thể đễn giữa năm sau, và sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thành công của các vắc-xin chống Covid-19 hoặc vào khả năng ngăn chặn đại dịch Covid-19 bùng phát của mỗi quốc gia. Đó là ‘chìa khóa’ để những nền kinh tế ‘tụt hậu’ trong công cuộc hồi phục hậu Covid-19 bắt kịp những nước đã vượt lên phía trước".

Những đồng tiền chủ chốt của khu vực này sẽ biến động theo mỗi dấu hiệu của mối tương quan giữa chúng với đồng CNY. Theo phân tích của Bloomberg, đó là các đồng ringgit Malaysia, won, đô la Đài Loan (TQ) và đô la Singapore. Trong quá khứ, mức tăng 1% của đồng CNY đã từng dẫn đến sự biến động trung bình 0,6% của những loại tiền này.

Trong khi mối tương quan của đồng CNY với các đồng tiền châu Á mới nổi khác có vẻ đang bị phá vỡ thì mối quan hệ giữa CNY với tiền tệ của nhóm G10 lại trở nên khăng khít hơn. Theo HSBC Holdings Plc, đồng tiền Trung Quốc đang ngày càng ảnh hưởng đến sự thay đổi tỷ giá hàng tuần của đồng bảng Anh và các loại tiền tệ liên quan đến hàng hóa như đô la Australia, đô la New Zealand và đô la Canada.

Chiến lược gia tiền tệ của Oversea-Chinese Banking Corp – trụ sở ở Singapore, ông Terence Wu, cho biết, những yếu tố rủi ro trong nước có thể cản trở việc các đồng tiền châu Á mới nổi theo kịp đồng nhân dân tệ, kể cả khi đồng CNY tăng còn đồng USD giảm tạo ra môi trường thuận lợi để các đồng tiền khác chịu tác động nhiều hơn bởi CNY.

Xuất khẩu của Hàn Quốc yếu có thể làm giảm tâm lý muốn đầu tư vào đồng tiền này, trong khi lo ngại về tỷ lệ nợ cao cản trở việc đầu tư vào tiền rupiah của Indonesia, và rupee Ấn Độ giảm hấp dẫn vì dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh ở Ấn Độ.

Theo ông Wo: "Sự hồi phục vĩ mô ở các nước khác của Châu Á rất thiếu chắc chắn, do đó cũng sẽ không có động lực thúc đẩy đầu tư vào tiền tệ của những nền kinh tế đó, kéo theo các đồng tiền Châu Á khác sẽ còn tiếp tục tăng chậm hơn so với CNY, thậm chí có thể giảm".

Tham khảo: Bloomberg, CNBC

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
3 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
3 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
4 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
5 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
5 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.