Trung Quốc xây đập bằng cả thế giới

17/01/2018 08:28
Hoạt động liên tục xây đập của Trung Quốc thời gian qua xứng đáng là lời nhắc nhở rằng Bắc Kinh đang âm thầm kiểm soát những dòng sông bắt nguồn từ lãnh thổ họ và chảy sang nước khác.

Theo tờ South China Morning Post, hiện không có nước nào xây nhiều đập nước như Trung Quốc. Cụ thể, quốc gia đông dân nhất thế giới này có 86.000 con đập, trong đó có gần 1/3 là đập lớn (cao ít nhất 15 m hoặc có thể trữ hơn 3 triệu m3 nước).

Xếp sau Trung Quốc là Mỹ với 5.500 con đập lớn. Tính ra, số lượng đập nước ở Trung Quốc còn nhiều hơn tổng số đập do phần còn lại của thế giới xây dựng.

Trung Quốc xây đập bằng cả thế giới - Ảnh 1.

Một chiếc thuyền Trung Quốc chở các chuyên gia địa chất khảo sát sông Mê Kông tại biên giới Lào và Thái Lan năm 2017 Ảnh: REUTERS

Nước ngọt đang là mục tiêu mới trong chiến lược vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc. Các con đập đóng vai trò quan trọng đối với chiến lược này dù chúng gây hại cho hệ sinh thái thiên nhiên.

Đáng lo hơn, Bắc Kinh giờ đây còn tìm cách kiểm soát các dòng sông xuyên quốc gia (Mê Kông, Brahmaputra, Irtysh, Illy, Amur…) bằng cách xây đập và những cấu trúc khác. Chẳng hạn, Bắc Kinh đã xây 8 đập nước khổng lồ trên sông Mê Kông trước khi nó chảy vào Đông Nam Á, cũng như có kế hoạch xây thêm 20 con đập nữa.

Những hành động đơn phương tương tự của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng với Ấn Độ. Nhiều con sông quan trọng của quốc gia Nam Á này khởi nguồn từ Tây Tạng - Trung Quốc.

Năm 2017, Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ, một hành động bị xem là vi phạm 2 thỏa thuận song phương và nhằm "trừng phạt" New Delhi vì tẩy chay diễn đàn cấp cao về sáng kiến "Vành đai và Con đường" và cuộc đối đầu ở cao nguyên Doklam.

Trong lúc chưa rõ Bắc Kinh có nối lại việc chia sẻ dữ liệu thủy văn trong năm nay hay không, một vấn đề khác lại nảy sinh: dòng nước sông Siang bị ô nhiễm khi chảy từ Tây Tạng vào Ấn Độ, dẫn đến nỗi lo những hoạt động của Trung Quốc ở thượng nguồn có thể đe dọa đến hệ sinh thái của các con sông xuyên quốc gia.

Đã xuất hiện nghi ngờ tình trạng ô nhiễm trên là do hoạt động khai thác mỏ và xây đập của Trung Quốc ở Đông Nam Tây Tạng gây ra. Ông Brahma Chellaney, chuyên gia hàng đầu Ấn Độ về các vấn đề chiến lược, cho rằng cộng đồng quốc tế cần tăng sức ép để Trung Quốc giảm bớt xây đập, tôn trọng những tiêu chuẩn môi trường và quyền lợi của các nước ở hạ nguồn.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
4 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
4 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
5 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
6 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
6 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
10 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.