Từ bán ngô, sắn... giấc mơ thu về 1 tỷ USDicon

Trong tái cơ cấu nông nghiệp, Sơn La thành một hiện tượng. Từ bán ngô, bán sắn, chỉ sau mấy năm Sơn La đã thành trung tâm chế biến sản xuất rau quả lớn nhất Tây Bắc, thời gian tới có thể xuất khẩu thu cả tỷ USD

Trong tái cơ cấu nông nghiệp, Sơn La thành một hiện tượng. Từ bán ngô, bán sắn, chỉ sau mấy năm Sơn La đã thành trung tâm chế biến sản xuất rau quả lớn nhất Tây Bắc, thời gian tới có thể xuất khẩu thu cả tỷ USD

 

Hiện tượng Sơn La

Báo cáo kết quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) đến năm 2020 và mục tiêu giai đoạn 2021-2025 của Bộ NN-PTNT cho thấy, cơ cấu cây trồng tại khu vực này được chuyển dịch, phát triển theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. từ diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây hàng năm, lâu năm, cây dược liệu,... cho giá trị kinh tế cao hơn.

Tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 50,4% lên 53,5% năm 2019. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng 1,73 lần, đáp ứng khoảng 75-80% nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Tương tự, ngành chăn nuôi mặc dù gặp nhiều khó khăn song vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, như tổng đàn trâu đạt 1,33 triệu con (chiếm 55,7% cả nước); đàn bò 1,08 triệu con (chiếm 17,8% cả nước); đàn lợn khoảng 5,1 triệu con; đàn gia cầm đạt 120 triệu con.

Đáng chú ý, phương thức chăn nuôi chuyển từ nhỏ lẻ, tự phát sang công nghiệp, bán công nghiệp quy mô lớn; chăn nuôi nông hộ an toàn dịch bệnh và bền vững. Còn nuôi trồng thủy sản ở khu vực này tăng trưởng cao nhất cả nước.

Từ bán ngô, sắn... giấc mơ thu về 1 tỷ USD
Sơn La hiện đang là vựa cây ăn quả lớn thứ hai ở nước ta

Bên cạnh đó, các tỉnh khu vực này luôn quan tâm phát triển công nghiệp chế biến theo hướng chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao. Tại vùng đã đầu tư và đưa vào hoạt động một số nhà máy chế biến lớn, như nhà máy chế biến rau quả, chè, sữa, gỗ và lâm sản, tinh bột sắn,...

Tại Hội nghị thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp các tỉnh vùng TBMNPB sáng 30/9 tại Sơn La, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, 14 tỉnh ở vùng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Đây còn là vùng quan trọng về an ninh năng lượng, là vùng liên quan đến an ninh nguồn nước, bởi toàn bộ tuyến hệ thống lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình đều lệ thuộc vào hệ thống lưu vực ở đây.

Do đó, trong tái cơ cấu cần định rõ hướng đi để khai thác tối đa tiềm năng. Đó là kinh tế rừng, lâm nghiệp; sản phẩm Ocop có lợi thế; phát triển du lịch gắn với bản sắc dân tộc, nếu làm tốt sẽ biến một vùng vốn chưa giàu thành vùng từng bước giàu có, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nói tới điển hình tái cơ cấu thành công, đặc biệt là trong chuyển đổi cây trồng ở Sơn La, Bộ trưởng gọi đây là "hiện tượng Sơn La". Ông lý giải, Sơn La từ một tỉnh đi bán sắn, bán ngô nhưng chỉ sau mấy năm đã trở thành trung tâm chế biến, sản xuất rau quả lớn nhất  Tây Bắc.

“Cứ đà này, một thời gian ngắn nữa, Sơn La có thể xuất khẩu 1 tỷ USD mỗi năm, trở thành tỉnh giàu có, nông dân giàu có", ông kỳ vọng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cũng thừa nhận, chỉ sau vài năm thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, Sơn La đã trở thành tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả đứng thứ hai cả nước, đạt 75.000ha. Có thể ví Sơn La giờ không khác miệt vườn ở miền Bắc.

Lãnh đạo tỉnh nhiệt tình, doanh nghiệp khó từ chối

Báo cáo của Bộ NN-PTNT nêu rõ, mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của vùng TDMNPB đạt trung bình khoảng 3,5%/năm; Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt khoảng 20%; Tỷ lệ che phủ rừng toàn vùng đạt khoảng 54,2%;

Trong vùng có 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 30% đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96%.

Từ bán ngô, sắn... giấc mơ thu về 1 tỷ USD
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn 14 tỉnh khu vực TDMNPB cũng trở thành hiện tượng như Sơn La trong tái cơ cấu nông nghiệp

Thế nhưng, muốn đạt được mục tiêu này, 14 tỉnh thuộc khu vực TDMNPB khuyến khích đầu tư vào chế biến, bảo quản nông sản. Song song đó, cần xây dựng các vùng chuyên canh có quy mô sản xuất hàng hóa lớn để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cơ giới hóa, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, gắn vùng nguyên liệu với các cụm công nghiệp, dịch vụ khép kín từ sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ.

Tập trung chỉ đạo sản xuất theo hình thức hợp tác liên kết, quy mô lớn theo chuỗi giá trị giữa nông dân, doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác; tiếp tục xây dựng các mô hình HTX, tổ hợp tác chuyên ngành phù hợp với cây con, ngành nghề, sản phẩm nông nghiệp chủ lực; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời đẩy mạnh xúc tiếp thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Bên cạnh đó, phải phát triển nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng để không những mở rộng đầu ra của sản phẩm, mà còn bảo tồn được các giá trị văn hóa gốc của nông thôn hoặc giá trị về thương hiệu hàng hóa đặc thù.

Riêng về vấn đề mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến nông sản, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ ngay về cách làm của tỉnh Sơn La.

"Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La đã đến nhờ tôi mời gọi hộ mấy tập đoàn lớn đầu tư vào tỉnh, bởi đồng chí Bí thư nói mấy ông đó lớn, khó mời lắm. Bí thư tâm huyết, tha thiết mời gọi như thế, doanh nghiệp từ chối sao được. Tôi đã giới thiệu ngay để đồng chí Bí thư gặp doanh nghiệp và mời gọi đầu tư vào tỉnh", Bộ trưởng kể lại.

Theo Bộ trưởng, nếu ở góc độ địa phương trong tái cơ cấu nông nghiệp có "hiện tượng Sơn La", thì ở góc độ doanh nghiệp có "hiện tượng Đồng Giao". Bởi, hiếm có doanh nghiệp nào mỗi năm xây dựng được một nhà máy chế biến nông sản. Ông mong từ hiện tượng Sơn La, hiện tượng Đồng Giao sẽ trở thành hiện tượng cho cả 14 tỉnh toàn vùng TDMNPB.

Tâm An

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
8 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
8 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
9 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
10 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
10 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.760.126 VNĐ / tấn

17.03 UScents / lb

0.76 %

- 0.13

Cacao

COCOA

228.556.832 VNĐ / tấn

8,792.00 USD / mt

0.56 %

+ 49.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

227.537.600 VNĐ / tấn

397.02 UScents / lb

0.88 %

+ 3.45

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.975.041 VNĐ / tấn

1,044.30 UScents / bu

0.39 %

+ 4.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.496.411 VNĐ / tấn

296.50 USD / ust

0.75 %

+ 2.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
11 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
11 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
15 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng