Vì sao các "ông lớn" địa ốc đua nhau đổ tiền vào phân khúc bất động sản này?

05/04/2022 10:52
Bất động sản công nghiệp chứng kiến sự sôi động khi ngay quý đầu năm, không ít nhà đầu tư lớn đã đầu tư nhà máy để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng "lấn sân" làm bất động sản công nghiệp với kỳ vọng mang lại lợi nhuận lớn.

Hai năm qua, bất chấp đại dịch bùng phát làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và thị trường địa ốc, bất động sản khu công nghiệp là điểm sáng ghi nhận tăng trưởng với nguồn cầu lớn, tỷ lệ lấp đầy cao và giá thuê cũng tăng mạnh theo thời gian.

Chính điều này đã khiến một số “ông lớn” địa ốc chuyên phát triển bất động sản nhà ở, nghỉ dưỡng đã mạnh tay đầu tư vào phân khúc bất động sản công nghiệp.

Loạt ông lớn “lấn sân” làm bất động sản công nghiệp

Mới đây nhất, “ông lớn” trong lĩnh vực chứng khoán là CTCP Chứng khoán SSI (SSI) cùng Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) đã ký hợp tác cùng CTCP Shinec nghiên cứu cơ hội đầu dự án Khu công nghiệp Ninh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.

Dự án Ninh Sơn nằm trong Khu kinh tế Vân Phong với quy mô khoảng 620 ha, định hướng là một khu công nghiệp chuyên sâu về dược phẩm, dịch vụ dưỡng lão và y tế.

Công ty CP Đầu tư và phát triển khu công nghiệp Phát Đạt (PDI), công ty con của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) đang là chủ đầu tư khá nhiều dự án lớn như Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phát Đạt - Dung Quất ở Quảng Ngãi với quy mô 1.152 ha, dự kiến khởi công năm 2023; dự án các khu công nghiệp ở Đồng Tháp với quy mô 1.000 ha dự kiến khởi công năm 2024.

PDI cũng đang xúc tiến đầu tư dự án Kho bãi tổng hợp - dịch vụ logistics Tài Tiến ở Bà Rịa - Vũng Tàu với quy mô 24 ha đang trong giai đoạn triển khai xây dựng; và dự án Cụm công nghiệp Hàm Ninh tại Phú Quốc, với quy mô 59ha, dự kiến khởi công năm 2023.

Tỉnh Đồng Tháp cũng vừa chấp thuận cho Phát Đạt tiếp cận, nghiên cứu đề xuất đầu tư 3 dự án: Khu công nghiệp Cao Lãnh, khu công nghiệp Cao Lãnh II và khu công nghiệp Cao Lãnh III với tổng quy mô 2.000 ha, dự kiến khởi công giai đoạn 1 trong năm 2024. Tổng mức đầu tư 14.726 tỷ đồng với các phân kỳ: giai đoạn 1 từ 2021 – 2025 phát triển quy mô 1.000 ha và giai đoạn 2 từ 2026 – 2030 với quy mô từ 1.000 ha.

Sau nhiều năm phát triển nhà ở ở Việt Nam, ông Ronald Tay, Tổng giám đốc CapitaLand Development Việt Nam, cho biết doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các khối tài sản phục vụ nền kinh tế mới như khu công nghiệp, khu logistics, trung tâm dữ liệu trong 5 năm tới.

"Đây là tham vọng rất lớn của chúng tôi để gia tăng giá trị lẫn tỷ trọng tài sản của tập đoàn tại Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô tích cực bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhờ vào quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và dân số trẻ", ông Ronald Tay chia sẻ với báo chí mới đây.

Tập đoàn Hòa Phát cũng có kế hoạch cụ thể đổ tiền vào bất động sản công nghiệp. Tập đoàn này đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật 3 khu công nghiệp bao gồm: Phố Nối A (600ha) và Yên Mỹ II (giai đoạn 1: 97,5ha) – Hưng Yên; Khu công nghiệp Hòa Mạc – Hà Nam (131ha). Hiện Hòa Phát cũng đang đề xuất đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Ninh Xuân tại thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà với quy mô 1.300ha.

Kỳ vọng lợi nhuận lớn

Việc nhiều “ông lớn” đổ tiền vào bất động sản công nghiệp với các dự án quy mô cho thấy tiềm năng lớn của bất động sản công nghiệp trong hiện tại và tương lai. Việc nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng sẽ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của phân khúc này trong tương lai.

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2022, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức cao nhất của quý 1 trong 5 năm qua.

Theo báo cáo của SSI Research, các chuyên gia kỳ vọng nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp sẽ phục hồi trong 2022 khi các hợp đồng ghi nhớ (MOU) đã ký trong 2021 sẽ được hoàn tất trong 2022. Ngoài ra, khi hộ chiếu vắc-xin có hiệu lực và đường bay quốc tế được triển khai bình thường trở lại, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp tục kế hoạch khảo sát đã bị trì hoãn trước đó. Nhu cầu thuê vẫn tăng mạnh do dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Việc cải thiện cơ sở hạ tầng các dự án như dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Dây – Phan Thiết, Cao tốc Bắc – Nam, Cảng Thị Vải – Cái Mép, Cảng Gemalink sẽ tạo giao thông thuận tiện kết nối các khu công nghiệp.

Giá đất khu công nghiệp ở Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, thấp hơn từ 20% -33% so với Indonesia và Thái Lan.

Nguồn cung đất khu công nghiệp mới dự kiến sẽ tăng đáng kể trong 2-3 năm tới. Tuy nhiên, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 do quy định khung giá đất mới cho giai đoạn 2020-2024 được sử dụng để tính tiền sử dụng đất cho các công ty phát triển khu công nghiệp.

SSI dự phóng năm 2022, lợi nhuận ròng của khu công nghiệp ước tính phục hồi với mức tăng 18% - 26% so với năm 2021.

Theo ước tính của Cushman & Wakefield, khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận sẽ có khoảng 23.000 ha nguồn cung bất động sản công nghiệp đi vào hoạt động trong thời gian tới. Trong vài tháng vừa qua, TP.HCM và các tỉnh lân cận đang trải qua một đợt nắng nóng với nhiệt độ đạt mức kỷ lục, và có thể nói thị trường bất động sản công nghiệp cũng lan tỏa sức nóng tương tự.

Theo đánh giá của ông John Campbell, Phó giám đốc, Trưởng bộ phận Dịch vụ Công nghiệp Savills Việt Nam, việc mở cửa trở lại là yếu tố quan trọng giúp củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế, đồng thời hứa hẹn một năm 2022 phát triển thành công của lĩnh vực công nghiệp. Thực tế cho thấy ngay trong quý đầu năm, không ít nhà đầu tư lớn đã đầu tư nhà máy để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Ông John Campbell cho rằng, bên cạnh kế hoạch mở cửa trở lại, sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như khả năng phục hồi và thích ứng tuyệt đối của các doanh nghiệp trong nước cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn. Những yếu tố này đang vẽ nên một bức tranh tươi sáng về việc nền kinh tế Việt Nam không chỉ sẽ phục hồi mà còn có thể trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.


https://cafef.vn/vi-sao-cac-ong-lon-dia-oc-dua-nhau-do-tien-vao-phan-khuc-bat-dong-san-nay-20220405101845749.chn

Tin mới

Top 10 mẫu xe hiếm và đắt nhất thế giới năm 2025
47 phút trước
Dưới đây là top 10 mẫu ô tô được sản xuất giới hạn có giá đắt đỏ nhất thế giới năm 2025, bao gồm nhiều siêu phẩm đến từ Bugatti, Pagani, Ferrari, Mercedes-Benz và Rolls-Royce.
Lincoln Limousine hiếm bán lại giá 1,2 tỷ: Giá ngang Camry mới, dài gần gấp đôi C-Class, có ghế sofa, quầy bar 'sang chảnh'
9 phút trước
Chiếc Lincoln Town Car Limousine đời 2006 sở hữu nội thất xa hoa, từng được ví như “chuyên cơ mặt đất”, phù hợp cho người mê sưu tầm hoặc làm dịch vụ cao cấp.
Mẫu xe tay ga khủng này của nhà Honda được trang bị cốp 22 lít và mạnh gập 3,5 lần Honda SH 160i
31 phút trước
Mẫu xe này được ra mắt vào ngày 15/1 tại thị trường Trung Quốc với mức giá 129.800 nhân dân tệ (khoảng 464 triệu đồng).
Choáng với lượng khách du lịch "cực khủng" đổ về Thanh Hóa dịp lễ 30-4 và 1-5
38 phút trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các điểm du lịch ở Thanh Hóa đón lượng khách du lịch "cực khủng", tổng thu đạt hơn 4.170 tỉ đồng
Xác minh nhà bè ở Nha Trang 'chặt chém' 3,5 triệu đồng/kg cá bò hòm
38 phút trước
Chủ nhà bè hải sản ở Nha Trang bị du khách tố bán 1kg cá bò hòm với giá 3,5 triệu đồng. Hiện UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra, xác minh để xử lý.

Tin cùng chuyên mục

Toyota Innova thêm bản mới: Thiết kế thể thao hơn, thêm trang bị, vẫn máy hybrid, có ADAS, sản xuất giới hạn
3 giờ trước
Phiên bản Đặc biệt của Toyota Innova sở hữu diện mạo ngoại thất và nội thất hai tông màu mới.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
1 ngày trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.
'Cú đấm’ ở phân khúc xe dịch vụ và cách VinFast xây chắc vị thế số 1 thị trường
1 ngày trước
Thu về 45.000 đơn đặt hàng cho 4 mẫu xe điện dành riêng cho nhóm khách hàng dịch vụ, VinFast đã mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu cũng như định hình lại cuộc chơi trong ngành vận tải đô thị.
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 ngày trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.