Vì sao vũ khí đất hiếm của Trung Quốc không còn tác dụng

Trung Quốc từng khiến cả thế giới sợ hãi khi đe dọa hạn chế nguồn cung đất hiếm. Nhưng gió đã đổi chiều.

Trung Quốc từng khiến cả thế giới sợ hãi khi đe dọa hạn chế nguồn cung đất hiếm. Nhưng gió đã đổi chiều.

 

Trên Bloomberg, nhà phân tích David Fickling cho biết thông tin chính quyền Trung Quốc muốn cấm xuất khẩu công nghệ tinh luyện đất hiếm chẳng hề gây bất kỳ chấn động nào trên thị trường. Trên thực tế, chiêu "vũ khí hóa đất hiếm" có thể phản tác dụng đối với Bắc Kinh.

Năm 2010, tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản bùng lên, Bắc Kinh quyết định hạn chế xuất khẩu 17 loại đất hiếm để trả đũa Tokyo. Khi đó, Nhật Bản gặp khó vì phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn cung neodymium, dysprosi và terbi từ Trung Quốc để sản xuất động cơ, đèn LED, laser và pin nhiên liệu.

Ở thời điểm đó, Trung Quốc gần như độc quyền sản xuất đất hiếm. Không có nguồn cung cấp thay thế, ngành công nghệ cao của Nhật Bản đối mặt nguy cơ tê liệt.

Vì sao vũ khí đất hiếm của Trung Quốc không còn tác dụng
Sản lượng đất hiếm của Mỹ và các nước tăng mạnh trong những năm qua. Ảnh: Bloomberg.

Các nước nhận ra bài học từ cuộc khủng hoảng này. Đó là với việc Trung Quốc sẵn sàng sử dụng đất hiếm như một loại vũ khí địa chính trị, thế giới cần lập tức đa dạng hóa nguồn cung loại khoáng sản cần thiết này.

Nhật Bản thành lập Tập đoàn Dầu, Khí và Kim loại Quốc gia (Jogmec) để đảm bảo sự ổn định nguồn cung khoáng sản. Jogmec đầu tư vào nhà sản xuất Lynas Rare Earths Ltd (Australia) để tạo ra chuỗi cung ứng đất hiếm không phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nhờ khoản đầu tư đó, Lynas giờ sản xuất gần 20.000 tấn oxit đất hiếm mỗi năm từ mỏ Mount Weld ở Australia và tại nhà máy chế biến tại Malaysia. Con số này đủ đáp ứng toàn bộ nhu cầu của Mỹ.

Tháng trước, Lynas ký hợp đồng xây một nhà máy mới với công suất chế biến 5.000 tấn đất hiếm mỗi năm ở Texas. Dự án này nhận được sự hỗ trợ tài chính của Bộ Quốc phòng Mỹ. Năm ngoái, Lầu Năm Góc cũng hỗ trợ tài trợ một loạt dự án sản xuất đất hiếm khác.

Nhờ đó, thị trường đất hiếm toàn cầu thay đổi lớn. Năm 2010, Trung Quốc chiếm 98% thị phần sản xuất đất hiếm toàn cầu. Đến năm 2020, tỷ lệ này giảm xuống còn 58%. Lầu Năm Góc cũng lập một kho dự trữ đất hiếm tương tự Kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược, và mua thêm 5.000 tấn hồi năm ngoái.

Ngoài ra, các hãng nhập khẩu còn thắng kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong một vụ tranh chấp về đất hiếm.

Thời gian qua, các nhà sản xuất quốc tế liên tục mở rộng năng lực khai thác và chế biến đất hiếm. Tháng 8/2020, Lynas huy động được 335 triệu USD khi bán cổ phần để xây nhà máy chế biến ở Australia và nâng cấp cơ sở tại Malaysia. Giá trị vốn hóa của MP đã tăng hơn 10 lần kể từ khi khi phát hành cổ phiếu hồi tháng 7/2020.

Hiện tượng này từng xảy ra trên thị trường dầu mỏ quốc tế. Hồi thập niên 1970, khi các nước Ả Rập dùng sức mạnh độc quyền để đẩy giá dầu thô, hàng loạt quốc gia chuyển hướng xây nhà máy điện chạy than và năng lượng hạt nhân, đồng thời đẩy mạnh khai thác dầu tại Biển Bắc, Siberia, Mexico và Texas.

Khi Tổng thống Richard Nixon ra lệnh cấm xuất khẩu đậu nành hồi năm 1973, Nhật Bản lập tức tìm cách xoay xở bởi 92% lượng đậu nành nhập khẩu vào nước này đến từ Mỹ. Chính quyền Tokyo hỗ trợ Brazil phát triển ngành công nghiệp đậu này và hiện Brazil là quốc gia sản xuất đậu nành hàng đầu thế giới.

"Do đó, việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm chỉ càng khiến các nhà nhập khẩu thêm quyết tâm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Vũ khí đất hiếm của Trung Quốc giờ chỉ là một con hổ giấy không hơn không kém", nhà phân tích David Fickling nhấn mạnh.

(Theo Zing)

Tin mới

MEYGROUP sắp ra mắt tổ hợp căn hộ hạng sang tại cửa ngõ phía Nam Hà Nội
9 giờ trước
Tiếp nối hành trình kiến tạo những “Thành phố Tinh khiết”, sắp tới đây công ty Cổ phần Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland (MEYGROUP) sẽ mang tới thị trường Hà Nội tổ hợp căn hộ hạng sang tại cửa ngõ phía Nam.
Tim Cook 'đùa kém vui', ông Trump đã căng: 'Anh nói đến đây với 500 tỷ USD, giờ lại xây dựng khắp Ấn Độ, tôi không muốn điều đó'
3 giờ trước
Ông Trump cho hay ông muốn Apple xây dựng các cơ sở sản xuất tại Mỹ, như đã cam kết trước đó.
Hé lộ đằng sau hơn 500 phiên livestream hàng Việt kỷ lục, 77.000 đơn hàng và 1,2 triệu lượt tiếp cận
4 giờ trước
Việc đưa các nông sản và hàng hoá Việt lên sóng livestream đã và đang góp phần tạo dựng thương hiệu quốc gia và phát triển nền kinh tế bền vững.
Thủ tướng yêu cầu bổ sung chế tài xử lý nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật
5 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại từ 15-5 đến 15-6.
Phát hiện 32 tấn vàng trong lòng một con sông cổ
5 giờ trước
Pakistan được cho đã phát hiện mỏ vàng với trữ lượng đáng kể ở sông Indus, làm dấy lên phấn khích về lợi ích kinh tế tiềm năng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.670.423 VNĐ / thùng

64.42 USD / bbl

0.18 %

- 0.11

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.597.399 VNĐ / thùng

61.60 USD / bbl

0.03 %

- 0.02

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.350.147 VNĐ / m3

3.34 USD / mmbtu

0.52 %

- 0.02

Than đá

COAL

2.567.248 VNĐ / tấn

99.00 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Xe xăng sắp lỗi thời như cưỡi ngựa: Quốc gia này xăng dầu "đào lên là có" mà còn chuyển hết sang xe điện
8 giờ trước
Đến cuối năm 2025, các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong có thể trở nên lỗi thời như cưỡi ngựa
Giá xăng vượt 19.500 đồng/lít từ 15 giờ chiều nay
13 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (15/5), giá xăng tăng 410 - 420 đồng/lít.
Tập đoàn Nga đầu tư vào lĩnh vực mũi nhọn ở Việt Nam: Sở hữu tuyệt kỹ hút "vàng đen" tối tân
1 ngày trước
Công ty hiện đã có mặt tại 7 quốc gia trên thế giới.
Mỹ, Hàn Quốc phát hiện 'kho báu' sâu 4000m ngoài khơi Việt Nam: 'Ba ông lớn' hành động ngay!
1 ngày trước
Dự kiến, "kho báu" này sẽ được khai thác ngay trong năm 2025.