Việt Nam có thể vượt qua dự báo của IMF để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%?

12/05/2020 11:05
Theo báo cáo mới nhất tháng 4 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, khu vực châu Á Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam, cho thấy tăng trưởng tại khu vực này năm 2020 sẽ chậm lại rất nhiều vì ảnh hưởng của dịch bệnh, chỉ ở mức 1% cho các thị trường mới nổi và 0% cho toàn khu vực, so với con số 3% mà IMF đưa ra hồi đầu năm.

Phần lớn tương lai của các nền kinh tế ở khu vực châu Á phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế của các đối tác thương mại quan trọng, cả về xuất khẩu và du lịch. Trong báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của IMF, dự báo tăng trưởng năm 2020 ở các nước châu Á đều giảm mạnh, với mức tăng trưởng 1,2% đối với Trung Quốc, 1,9% đối với Ấn Độ và 2,7% đối với Việt Nam, cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi ở châu Á.

Việt Nam có thể vượt qua dự báo của IMF để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%? - Ảnh 1.

Dự kiến tăng trưởng của các nước châu Á (Nguồn: IMF, ảnh Nikkei)

Tăng trưởng kinh tế của khu vực được dự báo ở mức 0% là mức tồi tệ nhất trong vòng 60 năm trở lại đây của khu vực châu Á Thái Bình Dương, khi so sánh mức tăng trưởng với hai cuộc khủng hoảng lớn trước đây là khủng hoảng tài chính toàn cầu ( tăng trưởng ở mức 4,7%) và khủng hoảng tài chính châu Á ( tăng trưởng ở mức 1,3%).

Việt Nam có thể vượt qua dự báo của IMF để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%? - Ảnh 2.

Mức giảm tăng trưởng của khu vực châu Á là mức thấp nhất trong 60 năm qua (Nguồn: IMF)

So với các khu vực khác trên thế giới, mức tăng trưởng giữ nguyên so với năm trước của khu vực châu Á là tương đối tốt. Tại khu vực châu Âu và Mỹ, mức tăng trưởng được dự báo lần lượt là giảm 5,9% và 7,5% so với năm 2019. Đây là các khu vực có mức độ ảnh hưởng của dịch nặng nề, do công tác phòng chống dịch không tốt từ giai đoạn đầu, dẫn đến dịch bệnh lan rộng và khiến chính phủ các nước phải ban hành các lệnh phong toả, gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế.

Trong khi đó, các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, đã có những biện pháp phòng dịch chủ động và về cơ bản đã thành công trong việc tránh lây lan ra cộng đồng; nhờ đó mà triển vọng kinh tế của nước ta được đánh giá cao nhất khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng dự kiến đạt 2,7%. Trung Quốc, nền kinh tế hàng đầu châu Á cũng có mức tăng trưởng dương là 1,2%, dù rằng đây là mức giảm khá lớn so với mức 6,2% của năm 2019.

Việt Nam có thể vượt qua dự báo của IMF để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%? - Ảnh 3.

Mức tăng trưởng của khu vực châu Á được dự kiến cao hơn hẳn so với Mỹ và châu Âu (ảnh: IMF)

Trong ngắn hạn, các nước ở khu vực châu Á tập trung kiểm soát dịch bệnh sớm và duy trì hệ thống kinh tế sao cho ngay sau khi đại dịch kết thúc, các hoạt động kinh tế có thể sớm được phục hồi; các nước trong khu vực làm điều này thông qua việc tăng nguồn lực cho ngành y tế và hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua việc giảm lãi suất, tăng nguồn tiền cho vay với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn dịch Covid – 19 diễn ra. 

Bên cạnh Việt Nam, Malaysia cũng là một nước rất thành công trong công tác chống dịch, giúp nước này có được dự báo tương đối khả quan về tăng trưởng sau khi dịch bệch chấm dứt.

Tuy nhiên, về lâu dài, việc các nước châu Á có đạt được mức tăng trưởng như dự kiến của IMF hay không còn phụ thuộc nhiều vào các nước trên thế giới, khi có nhiều quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa và du lịch; ngoài ra dòng vốn FDI từ các nước lớn đầu tư cũng bị ảnh hưởng nhiều vì dịch. Thái Lan, một đất nước có ngành du lịch rất phát triển ở châu Á dự kiến chỉ đạt 37% doanh thu từ du lịch so với năm 2018, tương ứng với 1.120 tỷ bath. 

Việt Nam rất có thể cũng sẽ thất thu nặng nề với ngành du lịch, với dự báo của Tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế tới nước ta giảm ít nhất 70% so với năm ngoái, chỉ còn 5,5 triệu lượt khách trong kịch bản khả quan nhất. Khách du lịch nội địa cũng sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể quay trở lại được mức như trước dịch, dù lệnh cách ly xã hội của nước ta đã được nới lỏng. 

Ngoài ra, với việc các nước ở EU và Mỹ cũng như Trung Quốc vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, xuất khẩu của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là xuất khẩu nông – lâm – thủy sản, với mức giảm 4,5% của nông – lâm sản và 11,2% của thủy sản. Đây đều là các ngành chủ lực của nước ta trong xuất khẩu, do đó, tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung của nước ta sẽ bị ảnh hưởng lớn vì dịch Covid - 19.

Việt Nam có thể vượt qua dự báo của IMF để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%? - Ảnh 4.

Lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam giảm mạnh do dịch bệnh (Ảnh: ForbesVietnam, nguồn: Tổng cục thống kê)

Như vậy, có thể thấy, mặc dù cũng chịu ảnh hưởng từ dịch Covid – 19 như toàn thế giới, nhưng nhờ các biện pháp phòng dịch sớm và chặt chẽ mà khu vực châu Á vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới. Đặc biệt tại Việt Nam, với những chỉ đạo quyết liệt từ Thủ tướng và Chính phủ, dịch Covid – 19 về cơ bản đã được khống chế tại nước ta, nhờ đó chúng ta có mức tăng trưởng được đánh giá là tốt nhất ở châu Á. Hơn thế nữa, với những chỉ đạo gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam có kỳ vọng rất lớn sẽ vượt qua mức tăng trưởng dự kiến là 2,7% của IMF.

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
35 phút trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
58 phút trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
6 phút trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
34 phút trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
39 phút trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Tin cùng chuyên mục

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
5 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
7 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.