Vinfast, Vinamilk, Viettel... đã áp dụng sản xuất thông minh như thế nào?

09/11/2021 15:47
Theo ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, các doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn phát triển sản xuất thông minh từ đặt hàng cho đến sản xuất như Thaco Madaz, Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast tại Khu kinh tế Cát Hải, nhà máy sữa Vinamilk tại Bình Dương, giàn khoan tự nâng của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn hoài nghi về lợi ích khi đầu tư vào công nghệ mới

Chiều ngày 9/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo chuyên đề 2: "Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", nằm trong chuỗi các hội thảo chuyên đề của Diễn đàn Cấp cao thường niên, dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, mục tiêu của quá trình cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam đó là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ. Đồng thời, đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Theo báo cáo công nghiệp hóa trong kỷ nguyên số của UNIDO, Việt Nam có chỉ số Năng lực cạnh tranh công nghiệp CIP năm 2019 xếp thứ 43, tăng 3 bậc so với năm 2015 xếp thứ 46. Về phát triển công nghệ số tiên tiến, Việt Nam được xếp trong nhóm các nền kinh tế tiêu dùng công nghệ số.

Bên cạnh đó, trong số 40 nền kinh tế chủ động theo đuổi Công nghiệp 4.0 với nhập khẩu thiết bị, công nghệ số thì Việt Nam đứng thứ 15; xuất khẩu công nghệ và hoạt động sáng chế của Việt Nam đứng thứ 46, 48 trong số 150 nền kinh tế trong nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á - Thái Bình Dương công bố tháng 11/2021, công nghiệp chế biến chế tạo của các doanh nghiệp Việt Nam 70% sử dụng máy móc do con người điều khiển. 

Ngoài ra, 20% được làm thủ công, chỉ 9% sử dụng máy móc được điều khiển bằng máy vi tính và dưới 1% sử dụng công nghệ tiên tiến hơn như robot, sản đắp lớp 3D. Hơn 75% doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2/3 doanh nghiệp lớn được khảo sát hoài nghi về lợi ích kinh tế của việc đầu tư vào công nghệ mới.

Theo báo cáo của CSIRO, Úc và Bộ KH&CN công bố tháng 11/2021, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo, và tỷ lệ doanh nghiệp có R&D trong các ngành sản xuất còn rất thấp. 

"Thực tế cho thấy, phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức", ông Hiển nhấn mạnh.

Ngành nào sẽ thay đổi nhanh nhất?

Tuy nhiên, ông Hiển chia sẻ, công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam là lĩnh vực thay đổi nhanh nhất. Đây là ngành tốt nhất để đi tắt đón đầu với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế số; mạng 5G bắt đầu được triển khai thương mại hóa, cơ sở hạ tầng cốt lõi với mạng băng thông rộng tốc độ cao làm nền tảng tốt cho đẩy mạnh hoạt động sản xuất thông minh. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn phát triển sản xuất thông minh với hệ điều hành sản xuất trên nền tảng số hóa, kết nối với các dây chuyền tự động toàn nhà máy với thông tin xuyên suốt chuỗi giá trị, từ đặt hàng cho đến sản xuất như Thaco Madaz, Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast tại Khu kinh tế Cát Hải, nhà máy sữa Vinamilk tại Bình Dương, giàn khoan tự nâng của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel,…

Cũng trong khuôn khổ buổi hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN, ông Đào Trọng Cường cho biết, việc phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cơ hội quan trọng.

Tuy nhiên, đây cũng là thách thức để Việt Nam đẩy mạnh chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sản xuất sản phẩm theo hướng "Make in Viet Nam". Đồng thời, đây cũng là cơ hội và thách thức cho quá trình đổi mới sáng tạo tại, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
12 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
55 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.317.271.382 VNĐ / tấn

318.85 BRL / kg

0.33 %

- 1.05

Thịt gà

CHICKEN

35.859.858 VNĐ / tấn

8.68 BRL / kg

0.34 %

- 0.03

Thịt heo

LEAN HOGS

5.295.571 VNĐ / tấn

92.40 USD / lbs

0.52 %

+ 0.48

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ
16 giờ trước
Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump.
Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
18 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
18 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Công an Hà Nội vạch trần thủ đoạn của đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc tăng cường sinh lý giả
20 giờ trước
Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm bán thuốc nam giả nhãn hiệu Kháu Vài Lèng, Đại Tràng HG qua mạng xã hội, thu giữ gần 3 tấn sản phẩm. Đáng chú ý, thủ đoạn của các đối tượng trong ổ nhóm này rất tinh vi, chúng cất giấu hàng hóa tại bưu cục giao hàng nhằm thuận tiện trong việc bán hàng giả…