Vụ 30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi: Chờ câu trả lời từ Cục Bảo vệ thực vật

27/03/2024 11:21
Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cần sớm công bố kết quả xét nghiệm cadimi có trong lô phân bón nhập khẩu của doanh nghiệp và giải thích rõ ràng việc 30 lô sầu riêng xuất khẩu bị phát hiện nhiễm kim loại nặng có nguồn gốc từ đâu? Trách nhiệm quản lý của Cục Bảo vệ thực vật cũng nên sớm được làm sáng tỏ để không làm ảnh hưởng đến thương hiệu của ngành hàng tỷ USD này.
Vụ 30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi: Chờ câu trả lời từ Cục Bảo vệ thực vật - Ảnh 1

Sầu riêng được tập kết tại kho để xử lý, phân loại, đóng gói xuất khẩu. Ảnh: Huỳnh Thủy

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tính đến nay, sầu riêng của nước ta đã xuất khẩu tới 24 thị trường, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm ngoái, xuất khẩu sầu riêng đạt 2,1 tỷ USD, trở thành mặt hàng quan trọng nhất trong các sản phẩm rau quả của Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, sầu riêng Việt Nam liên tục bị cảnh báo vượt dư lượng đang tạo nên nỗi bất an cho toàn ngành.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), ngoài việc Trung Quốc vừa cảnh báo 30 lô sầu riêng vượt dư lượng chất cadimi, tháng 10/2023, Nhật Bản buộc phải tiêu hủy 1,4 tấn sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam.

Nguyên nhân là cơ quan kiểm dịch nước này phát hiện sản phẩm tồn dư hoạt chất procymidone với hàm lượng 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 0,01 ppm. Đây là hoạt chất có trong thuốc trừ sâu có tác dụng diệt nấm mốc. Hiện tại, Nhật Bản đã áp dụng quy định kiểm dịch tất cả sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam. Theo ông Nam, cách đây một tháng, EU cũng thông báo chính thức giám sát sầu riêng Việt Nam tại cửa khẩu.

Cần làm rõ trách nhiệm quản lý của Cục Bảo vệ thực vật

Tổng giám đốc một DN sầu riêng chia sẻ, Việt Nam cần học Thái Lan trong việc quản lý chất lượng ngành sầu riêng . Chẳng hạn, sầu riêng tại Thái Lan khi được hái sẽ phải đưa đi kiểm tra, kiểm định. Nếu đạt đủ tiêu chuẩn, yêu cầu mới được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện khai thác, thu hoạch…

Lúc đó nhà vườn mới được hái bán. Thậm chí, nếu nông dân cố tình bán non, không đảm bảo chất lượng sẽ bị quy tội lừa gạt người tiêu dùng và bị phạt tù lên tới 3 năm. Vị này cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần ban hành luật riêng để bảo vệ những mặt hàng nông sản tỷ USD, bởi đây là bộ mặt và thương hiệu quốc gia nên tất cả đều phải có trách nhiệm.

Bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre) cho rằng, ngành sầu riêng đối mặt nhiều biến động, bất an. Theo bà Vy, vấn đề lớn nhất của ngành hàng sầu riêng Việt Nam hiện nay là chưa có bất cứ quy định nào để kiểm soát chất lượng.

Trong khi nhìn sang Thái Lan, nông dân được tập huấn hướng dẫn rất kỹ về quy trình canh tác, từ khi cây ra hoa, xả nhụy đã phải ghi chép, buộc dây đánh dấu, khi đủ ngày phải cắt trái kiểm tra, nếu chất lượng đảm bảo mới được phép cắt bán cho DN. Chính vì cách quản lý này nên sầu riêng của Thái Lan có chất lượng đồng nhất.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, việc sầu riêng bị Trung Quốc cảnh báo vượt dư lượng cadimi ngay thời điểm bắt đầu chính vụ là thông tin bất lợi cho cả ngành. Hiện tại, DN sầu riêng đều tỏ ra băn khoăn về khả năng có thể sẽ mua trúng lô hàng sầu riêng nhiễm cadimi. Trường hợp vi phạm, hàng bị trả về, DN sẽ thiệt hại nặng.

Liên quan đến việc phải chăng cadimi ở sầu riêng xuất khẩu bị phát hiện là do từ phân bón, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật nói rằng, “chưa thể xác định do chất này nguồn gốc từ đâu. Cadimi có từ nhiều nguồn khác nhau, trong đất, trong nước, trong tự nhiên.

Phân bón cũng lấy từ nguồn tự nhiên”. Trước câu hỏi “tại sao Cục Bảo vệ thực vật không công bố kết quả kiểm nghiệm của đợt kiểm tra cuối tháng 8/2023 đối với phân bón Cadimi DAP Hàn Quốc được các doanh nghiệp nhập khẩu về hồi tháng 4/2023?”, một đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết, thời điểm đó không công bố kết quả này vì đó là “chuyện nội bộ của doanh nghiệp”.

Đáng chú ý, thời điểm Cục Bảo vệ thực vật đi kiểm tra có lấy mẫu và hàng tồn phân bón DAP Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này bất ngờ thông báo thu hồi trước áp lực của dư luận. Cho đến nay, dù nhiều DN đề nghị Cục Bảo vệ thực vật công bố công khai kết quả kiểm tra những lô hàng phân bón DAP nhập từ Hàn Quốc nhưng đơn vị này vẫn chưa thông tin. Vị này cũng xác nhận số phân bón DAP Korea nhập khẩu thời điểm đó đã được DN tiêu thụ hết.

Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, cần phải công khai kết quả kiểm tra và làm rõ nguồn gốc kim loại nặng có từ đâu để cho mặt hàng tỷ USD của Việt Nam không phải đối mặt nguy cơ dừng xuất khẩu trong thời gian tới. Trường hợp Cục Bảo vệ thực vật “có vấn đề” hoặc bao che cho các sai phạm khi xử lý phân bón nhập khẩu không đáp ứng quy định của Việt Nam (nếu có), cũng cần được làm rõ và xử lý.

Tin mới

Chỉ 30% người dùng xe điện 'Made in China' sẽ quay lại với xe Trung Quốc, câu chuyện sẽ tái diễn ở Việt Nam nếu không có gì hơn là giá rẻ
4 giờ trước
Một khảo sát được thực hiện bởi Differential Asia cho thấy 'giữ khách' là yếu tố mà các hãng xe điện Trung Quốc còn cần học hỏi nhiều.
Siêu thị tích hàng, khuyến mại rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4
6 giờ trước
Để kích cầu tiêu dùng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài, siêu thị ở Hà Nội trưng bày đầy ắp hàng hóa và tung hàng loạt chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn.
Nghỉ lễ chưa biết đi đâu, tới ngay Plase Show 2024 để trải nghiệm ‘bữa tiệc’ âm thanh ánh sáng đỉnh cao
6 giờ trước
Ngày 26/4, Plase Show 2024 - Triển lãm thiết bị trình chiếu âm thanh chuyên nghiệp đã chính thức khai mạc mở cửa đón khách tại Sân vận động Mỹ Đình.
Một nền tảng giáo dục trực tuyến của Việt Nam lọt top xếp hạng “ngôi sao đang lên” của Edtech thế giới
7 giờ trước
Đây là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt bảng xếp hạng “ngôi sao đang lên” của Edtech thế giới.
Xuất khẩu gạo cao nhất từ trước tới nay
7 giờ trước
Xuất khẩu gạo Việt Nam quý I năm nay đạt gần 2,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 3 đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu trong 1 tháng của Việt Nam khi đạt tới hơn 1,1 triệu tấn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.686.140 VNĐ / tấn

158.50 JPY / kg

-1.19 %

- -1.90

Đường

SUGAR

10.857.185 VNĐ / tấn

19.42 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.153.797 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.077.878 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.801.926 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.621.635 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.471.335 VNĐ / tấn

45.56 UScents / lb

0.29 %

+ 0.13

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thanh long nghịch vụ tăng giá
14 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.
Tình trạng xâm nhập mặn: Tập đoàn PAN hé mở kế hoạch sống "thuận thiên"
21 giờ trước
Trả lời câu hỏi của cổ đông về các giải pháp chống lại tình hình biến đổi khí hậu, bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Vinaseed, công ty thành viên của PAN chia sẻ, Tập đoàn đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh như tập trung nghiên cứu phát triển các giống lúa có khả năng "chịu mặn, chịu hạn, chịu lụt".
Ngành phân bón có hưởng lợi khi giá cà phê, nông sản cùng “nắm tay” tăng sốc?
23 giờ trước
Giá cà phê lập kỷ lục, giá lúa gạo vẫn giữ ở mức cao, tình hình xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản thuận lợi khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng vọt.
Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
1 ngày trước
Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.