World Bank: Đã và đang kiểm soát đại dịch Covid-19 một cách ngoạn mục, Việt Nam có hai lợi thế để thoát khỏi "Bẫy kinh tế Covid-19"

04/08/2020 13:36
Như đã nêu trong báo cáo cập nhật kinh tế gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới vào ngày 30/7 với tựa đề "Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19", Việt Nam dù sao cũng đang ở vị thế tốt để có thể thoát khỏi bẫy kinh tế của Covid-19, ít nhất vì hai lý do.

"Trong cuộc sống, không phải lúc nào sức khỏe và kinh tế cũng song hành. Điều này đúng cho cả cá nhân và cho cả đất nước. Dù Việt Nam đã và đang kiểm soát đại dịch Covid-19 một cách ngoạn mục, nền kinh tế đã bị tổn thương trong những tháng gần đây" - Kinh tế trưởng World Bank tại Việt Nam, ông Jacques Morisset nhận định.

GDP Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 0,4% trong quý hai (là ngoại lệ trên thế giới ở thời điểm này), nhưng đó vẫn là kết quả thấp nhất được ghi nhận trong 35 năm qua. Quy mô suy giảm kinh tế - đến gần bẩy điểm phần trăm - cũng tương đương với những gì được chứng kiến ở các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới - chỉ khác là nền kinh tế Việt Nam, nhờ có thể trạng tốt hơn, nên có xuất phát điểm đề kháng đại dịch tốt hơn.

World Bank: Đã và đang kiểm soát đại dịch Covid-19 một cách ngoạn mục, Việt Nam có hai lợi thế để thoát khỏi Bẫy kinh tế Covid-19 - Ảnh 1.

Nếu xét về công ăn việc làm và thu nhập thì quy mô cú sốc Covid-19 có thể còn lớn hơn. Theo ước tính, trên 30 triệu người lao động Việt Nam, tương đương khoảng một nửa lực lượng lao động, bị ảnh hưởng vào lúc giãn cách cao điểm trong tháng Tư vừa qua. Bộ LĐTB&XH cho biết tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng 33% trong quý hai, còn thu nhập bình quân của người lao động tính theo mức trung vị giảm 5%. 

May mắn là nhờ nới lỏng giãn cách xã hội từ cuối tháng Tư, hầu hết các hộ kinh doanh cá thể khôi phục được hoạt động, còn hầu như toàn bộ người lao động ăn lương đều quay lại làm việc, theo một khảo sát qua điện thoại gần đây của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, có thể cho rằng cú sốc kinh tế này là lớn bất thường với một quốc gia đã quen với tình trạng toàn dụng lao động trong suốt hai thập kỷ qua.

Trong thời gian tới, nền kinh tế vẫn có khả năng bị tổn thương với những đợt sóng lây nhiễm Covid-19 mới, và kể cả không có thì Việt Nam vẫn có thể bị kẹt trong cái được World Bank gọi là "Bẫy kinh tế Covid-19".

Trong tương lai gần, ông Jacques Morisset cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ không còn có thể phụ thuộc hoàn toàn vào hai động lực tăng trưởng truyền thống - là sức cầu ngoài nước và tiêu dùng của tư nhân. Do những bất định trong nước và trên quốc tế, các hộ gia đình với tâm lý ngại rủi ro sẽ tự giới hạn các kế hoạch đầu tư và tiêu dùng của họ. Chẳng hạn, ngành du lịch sẽ mất đi 20 triệu du khách quốc tế dự kiến sẽ đến với Việt Nam trong năm 2020. 

Ngành công nghiệp chế tạo chế biến cho xuất khẩu - nguồn việc làm quan trọng ở thành thị - phải đối mặt với tình trạng các đơn hàng nước ngoài tiếp tục giảm. Xuất khẩu các mặt hàng chế tạo và chế biến đã suy giảm trong sáu tháng qua, trừ linh kiện máy tính là ngoại lệ đáng ghi nhận, và xu hướng đi xuống vẫn tăng trong những tháng gần đây.

Như đã nêu trong báo cáo cập nhật kinh tế gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới vào ngày 30/7 với tựa đề "Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19", Việt Nam dù sao cũng đang ở vị thế tốt để có thể thoát khỏi bẫy kinh tế của Covid-19, ít nhất vì hai lý do.

World Bank: Đã và đang kiểm soát đại dịch Covid-19 một cách ngoạn mục, Việt Nam có hai lợi thế để thoát khỏi Bẫy kinh tế Covid-19 - Ảnh 2.

Một là, Chính phủ đã tích lũy được dư địa tài khóa đủ để triển khai một gói kích thích tài khóa ấn tượng. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ công trên GDP giảm được khoảng 7% GDP so với 2016, ngoài ra chính quyền đã tích lũy được một lượng tồn ngân đáng kể. Trên tinh thần kinh tế học trường phái Keyne, Chính phủ có thể qua đó nâng tổng cầu trong ngắn hạn cũng như tổng cung trong dài hạn bằng cách chi tiêu nhiều hơn và tốt hơn.

Tất nhiên, công cụ này phải được sử dụng một cách cẩn trọng, để đảm bảo bền vững nợ và tài khóa trong tương lai. Cũng cần cải thiện được hiệu quả phân bổ và tài chính của chi tiêu công. Tác động tích cực của gói kích thích tài khóa chỉ có thể được tối đa hóa nếu các cấp có thẩm quyền có khả năng lựa chọn những dự án đem lại tác động số nhân lớn nhất cho việc làm và cho toàn bộ nền kinh tế.

Bên cạnh đó, để tiếp tục kích cầu, động thái chính sách tài khóa cũng cần hỗ trợ khéo léo cho khu vực tư nhân, bao gồm cả các hộ kinh doanh cá thể, thông qua kết hợp giữa giãn thuế và hỗ trợ tài chính.

Do kết quả thực hiện chính sách của Việt Nam chưa đồng đều ở các khía cạnh trên, báo cáo cập nhật tình hình kinh tế của World Bank cũng đưa ra một loạt khuyến nghị về cách thức cải thiện. Mặc dù gói kích thích tài khóa có thể thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn, nhưng để quay lại quỹ đạo tăng trưởng bao trùm và bền vững như trước khi có khủng hoảng thì Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa.

World Bank: Đã và đang kiểm soát đại dịch Covid-19 một cách ngoạn mục, Việt Nam có hai lợi thế để thoát khỏi Bẫy kinh tế Covid-19 - Ảnh 3.

May mắn là Việt Nam có thể tận dụng lợi thế thứ hai: Do sớm thoát khỏi quỹ đạo dịch bệnh trong cuộc chiến chống Covid-19, Việt Nam có thể nâng tầm dấu ấn của mình trên nền kinh tế thế giới thông qua thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động và giảm thiểu rủi ro với các cú sốc tương lai. Việt Nam cũng có thể đa dạng hóa thương mại bằng cách gây dựng liên minh với các quốc gia khác có tỉ lệ lây nhiễm Covid-19 thấp và thông qua xuất khẩu gạo (và nông phẩm khác) đến ngày càng nhiều quốc gia đang phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực.

Nhìn từ trong nước, Việt Nam có thể đẩy nhanh tiến độ phát triển các dịch vụ không đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp (học tập trực tuyến, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, khám chữa bệnh từ xa) đồng thời tiếp tục triển khai hệ thống thanh toán công nghệ số. Bước đi như vậy không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ có chất lượng của tầng lớp trung lưu mới nổi mà còn cải thiện được năng lực cạnh tranh của quốc gia nhờ giảm chi phí giao dịch cho cả khu vực công và khu vực tư nhân.

Thoát khỏi bẫy kinh tế của Covid-19 lúc này là ưu tiên của Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia trong những tháng tới. Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam dù sao cũng có cơ hội nhờ đi trước những người khác, qua đó không chỉ giúp nền kinh tế thích nghi với thực trạng mới mà còn có thể truyền lửa cho chính phủ các nước khác trong thời gian tới khi họ phải nỗ lực xác định xem trạng thái bình thường mới sẽ ra sao trong thế giới hậu đại dịch, ông Jaques nhấn mạnh.

Tin mới

'Nỗi đau' làm xe điện của Ford: Mỗi quý lỗ tới 1,3 tỷ USD, càng bán càng lỗ, là 'con sâu' đánh tụt hiệu suất của cả tập đoàn
8 giờ trước
Cứ mỗi chiếc xe điện được bán ra trong quý vừa qua, Ford lỗ tương đương 132.000 USD/chiếc.
VinFast tung ưu đãi lớn tặng 3 tháng thuê pin cho khách hàng mua xe máy điện
7 giờ trước
Người dùng mua xe máy điện VinFast có cơ hội nhận 3 tháng thuê pin hoặc tiền mặt trị giá 1,05 triệu đồng.
Thái Lan đang mạnh tay săn lùng một báu vật tiền tỷ của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 200%, giá trong nước tăng không ngừng nghỉ
7 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này đã tăng gần 50% so với cùng kỳ.
LG đưa TV OLED không dây đầu tiên trên thế giới về Việt Nam
6 giờ trước
Đây là dòng tivi OLED không dây đầu tiên trên thế giới, sở hữu hình ảnh với độ phân giải 4K cùng tần số quét 144Hz.
Thanh long nghịch vụ tăng giá
6 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.

Tin cùng chuyên mục

Mua Vietlott theo ngày sinh nhật vợ trúng ngay tiền tỷ
4 giờ trước
Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa thông báo chủ nhân giải đặc biệt MAX 3D+ trị giá hơn 1 tỷ đồng là anh Đ.V.Đ., đăng ký dự thưởng tại Nghệ An. Anh Đ. trúng giải với tấm vé lựa số theo ngày tháng năm sinh của vợ.
Ngân hàng Eximbank tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2024
5 giờ trước
Ngày 26 tháng 4 năm 2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (“Eximbank” hoặc “Ngân hàng”) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (ĐHĐCĐ). Đại hội đồng cổ đông đã thông qua các nội dung quan trọng, bao gồm: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2023 và kế hoạch kinh doanh năm 2024, kế hoạch tăng vốn điều lệ,...
Người Việt ngày càng "nghiện" mạng xã hội, Facebook đứng "đầu bảng"
7 giờ trước
Khảo sát cho thấy, người Việt đang dành quá nhiều thời gian cho các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại di động.
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 22%, “bật mí” chi tiết về HD SAISON
8 giờ trước
Năm 2024, HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 15.852 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 12.601 tỷ đồng, cùng tăng 22% so với thực hiện năm 2023.