World Cup là sự lãng phí khổng lồ về tiền bạc?

21/11/2022 19:32
Chi phí bỏ ra và lợi ích thu lại luôn là bài toán khó cho các nước chủ nhà World Cup, giải bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra 4 năm một lần.

Qatar hiện đang là chủ nhà của World Cup. Kể từ khi giành quyền đăng cai giải đấu này 12 năm trước, quốc gia Ả rập đã chi 300 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng. Đổi lại, Qatar chỉ hy vọng giải đấu sẽ bơm 17 tỷ USD trở lại vào nền kinh tế của họ.

Phần nhiều trong số tiền 300 tỷ USD này được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ 1,5 triệu du khách dự kiến sẽ tới đây thưởng thức ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Tuy nhiên, các nhà tổ chức nhấn mạnh rằng những công trình này sẽ tiếp tục được sử dụng ngay cả khi trái bóng ngừng lăn. Thực tế, họ nên đạt được mục tiêu đó.

Theo nghiên cứu từ Đại học Lausanne, từ năm 1964 đến năm 2018, 31 trong số 36 sự kiện lớn, chẳng hạn như World Cup hoặc Thế vận hội mùa hè và mùa đông, đều để lại những tổn thất nặng nề về kinh tế. Trong số 14 kỳ World Cup mà họ phân tích, chỉ có một kỳ duy nhất mà nước chủ nhà có lãi. Đó là năm 2018 tại Nga, nơi mà nước chủ nhà thặng dư 235 triệu USD nhờ một thỏa thuận khổng lồ về bản quyền phát sóng. Tuy nhiên, giải đấu chỉ thu được 4,6% lợi tức đầu tư.

World Cup là sự lãng phí khổng lồ về tiền bạc? - Ảnh 1.

Hầu hết các quốc gia đều lỗ khi đăng cai tổ chức World Cup.

Trong khi đó, hầu hết các chi phí tổ chức do nước chủ nhà chi trả. FIFA, cơ quan quản lý của môn thể thao này, chỉ đài thọ các chi phí hoạt động. Dẫu vậy, họ hưởng phần lớn doanh thu, từ bán vé, tài trợ và tiền bản quyền phát sóng. Ví dụ, kỳ World Cup gần nhất mang về cho FIFA 5,4 tỷ USD, một phần trong số đó sau này được chuyển cho các đội tuyển tham gia.

Những dữ liệu mà Lausanne tổng hợp chỉ bao gồm các khoản liên quan đến địa điểm (chẳng hạn như xây dựng sân vận động) và hậu cần (chẳng hạn như chi phí nhân sự). Nó bỏ qua các dự án gián tiếp, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng tàu điện hay khách sạn.

Một số dự án cơ sở hạ tầng theo sau các sự kiện thể thao này giúp các nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn trong dài hạn. Tuy nhiên, nhiều sân vận động được xây dựng với khoản tiền khổng lồ sau này không còn được sử dụng mấy. Và các sự kiện như World Cup hiếm khi thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các khu vực xung quanh.

Cư dân ở các thành phố chủ nhà cũng bắt đầu đặt câu hỏi về những lợi ích họ nhận được sau khi chính phủ chi hàng tỷ USD cho các sự kiện thể thao lớn. Kết quả là, ngày càng có ít quốc gia tình nguyện đăng cai tổ chức các sự kiện này. Có ví dụ cho điều đó. Năm 2016, có 7 thành phố muốn đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè. Năm 2024, chỉ có 2 thành phố cạnh tranh vị trí này.

Tuy nhiên, những chi phí khổng lồ cũng mới xuất hiện gần đây. World Cup năm 1966 có 16 đội tham gia với chi phí khoảng 200.000 USD/mỗi cầu thủ (theo tỷ giá năm 2018). Đến năm 2018, chi phí này đã nhảy lên tới 7 triệu USD.

Chi phí cao còn được thúc đẩy bởi việc xây dựng thêm nhiều sân vận động phụ vụ giải đấu. Riêng ở Qatar năm nay, 7 trong số 8 sân tổ chức thi đấu được xây mới. Trong khi đó, năm 1966, nước Anh không xây thêm bất cứ sân vận động nào mới để tổ chức sự kiện này.

Tham khảo: The Economist

Tin mới

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
4 giờ trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
3 giờ trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Thị trường thiết bị làm mát “tăng nhiệt” đón hè
2 giờ trước
Dù chưa bước vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhưng từ hơn 1 tháng trở lại đây, thị trường thiết bị điện lạnh, làm mát bắt đầu sôi động. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, các siêu thị, cửa hàng, nhà phân phối đã tung ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm, tăng doanh số bán hàng.
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng thứ hai liên tiếp
2 phút trước
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp nhờ sự hỗ trợ từ các biện pháp kích thích của Trung Quốc và hy vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất. Bên cạnh đó, giá bạc cũng vượt mốc 30 USD/ounce chạm mức cao nhất trong 11 năm.
Sầu riêng mini giá rẻ bèo đổ bộ chợ Việt
5 phút trước
Loại sầu riêng mini chỉ khoảng 3 lạng/quả đang được rao bán nhiều với giá chỉ từ 50.000 đồng/quả.

Tin cùng chuyên mục

Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội gặp thách thức lớn về nguồn vốn
10 giờ trước
Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đang gặp nhiều khó khăn, trong đó từ năm 2021 đến nay, cả nước mới triển khai được gần 40.000 căn hộ. Do đó, từ nay đến năm 2030, mục tiêu cần hoàn thành là khoảng 960.000 căn hộ nhà ở xã hội. Đây là nhiệm vụ nhiều khó khăn và thách thức.
Tổng quan thị trường ô tô tháng 4: Xe gầm cao vẫn áp đảo, MPV bất ngờ vượt sedan
18 giờ trước
Thống kê sản lượng bán hàng tháng 4/2024 cho thấy, thị trường ô tô Việt Nam vẫn tiêu thụ rất mạnh các dòng sản phẩm SUV. Đáng chú ý, doanh số của phân khúc MPV đa dụng đã bất ngờ vượt mặt xe sedan.
Đà Nẵng: Nguồn vốn tín dụng chính sách, "điểm tựa" phát triển sinh kế cho người dân Cẩm Lệ
19 giờ trước
Những năm qua, với sự tiếp sức kịp thời của nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Thị trường vào chu kỳ mới, nhà đầu tư chạy đua tìm kiếm BĐS “đẻ ra tiền”
19 giờ trước
Thị trường BĐS TP. HCM đang có những chuyển động tích cực khi chứng kiến những cuộc chạy đua của các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đón đầu đỉnh giá mới bằng việc lựa chọn những sản phẩm “biết đẻ ra tiền” cùng chính sách ưu đãi hiếm có.