WSJ: Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục làm giảm lạm phát toàn cầu, ngay cả khi Việt Nam và Ấn Độ đang đối mặt với làn sóng dịch mới?

19/07/2021 07:01
WSJ cho hay, làn sóng "reshoring" và hàng loạt chuỗi cung ứng rời Trung Quốc có thể đã khiến lạm phát tăng cao, đặc biệt khi việc di chuyển này không mang lại hiệu quả về chi phí. Trong khi đó, các quốc gia có lợi thế về chi phí sản xuất như Việt Nam hay Ấn Độ hiện đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới, cũng như thách thức trong đảm bảo duy trì năng lực sản xuất.

Trung Quốc làm hạ nhiệt cơn sốt giá?

Khi giá xuất xưởng hàng hóa tại Trung Quốc tăng vọt thời gian vừa qua, nhiều nhà đầu tư e ngại rằng quốc gia này sẽ là nguyên nhân tác động đến lạm phát cho nền kinh tế thế giới. Song trên thực tế, nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu này đã làm giảm bớt phần nào áp lực về giá do đại dịch Covid-19 gây ra. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Giới chuyên gia nhận định, nền kinh tế Trung Quốc sẽ khó tăng trưởng nóng. Do vậy, Trung Quốc cũng sẽ không là động lực chính thúc đẩy nhu cầu khiến giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh.

WSJ: Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục làm giảm lạm phát toàn cầu, ngay cả khi Việt Nam và Ấn Độ đang đối mặt với làn sóng dịch mới? - Ảnh 1.

Nguồn: Wind

Trong khi một số nhà máy tại Trung Quốc đã giảm giá hàng hóa sang các nước phương Tây, thì họ vẫn phải chịu chi phí cao khi nhập nguyên liệu thô như đồng và quặng sắt. Bà Hui Shan, chuyên gia kinh tế trưởng về thị trường Trung Quốc của Goldman Sachs cho biết: "Trung Quốc được đánh giá vẫn sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc ngăn cơn sốt giá toàn cầu".

Ảnh hưởng của Trung Quốc đến giá toàn cầu vẫn luôn bất định

Trên thực tế, ảnh hưởng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy giá toàn cầu vẫn luôn bất định. Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng khi hàng loạt nhà máy xuất hiện, mở ra cơ hội việc làm cho hàng triệu công nhân, hầu hết trong số đó là lao động giá rẻ, dẫn đến các sản phẩm tiêu dùng như quần jean hay ghế sofa trở nên rẻ hơn đáng kể.

Tuy nhiên, cũng có giai đoạn khi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã kéo theo lạm phát tại các nước khác, chủ yếu do giá hàng hóa cao hơn. Vào đầu những năm 2000, nhu cầu năng lượng tại Trung Quốc đã đẩy giá dầu tăng cao. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc đã tung ra hàng trăm tỷ USD kích cầu để xây dựng cầu và chung cư, làm tăng giá kim loại.

Mặc dù vậy, trong giai đoạn đại dịch Covid-19, Trung Quốc đã hạn chế chi tiêu quá mức cho cơ sở hạ tầng do những lo ngại về tăng thêm nợ, cũng như nguy cơ bong bóng tài sản với các lĩnh vực như nhà ở.

Bên cạnh đó, Trung Quốc hạn chế các khoản vay ngân hàng đối với lĩnh vực bất động sản, hạn chế đầu cơ vào hàng hoá, cũng như hạn chế phần nào nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng của quốc gia. Bà Michelle Lam, chuyên gia kinh tế tại Société Général cho hay: "Trong giai đoạn này, vai trò của Trung Quốc với tư cách là người dùng cuối đã nhỏ hơn nhiều".

Bà Michelle Lam và các chuyên gia kinh tế khác cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của lạm phát lần này chính là do chính sách tài khóa nhằm kích thích tiêu dùng ở các nền kinh tế phương Tây, dẫn đến sự bùng nổ thị trường nhà ở và nhu cầu tiêu dùng tăng vọt, đẩy giá hàng hóa lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm.

Hồi tháng 5, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất gần 13 năm, sau đó giảm nhẹ vào tháng 6. Điều này là do ảnh hưởng nặng nề bởi giá dầu nhập khẩu tăng cao, cũng như giá các mặt hàng mà Trung Quốc khó kiểm soát. Điều này đã tác động một phần đến lạm phát giá tiêu dùng của Trung Quốc, vốn vẫn thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu 3%.

Xu Jinwei, nhà sáng lập nhà máy Yangjiang Hopefine Hardware (Quảng Đông, Trung Quốc) chia sẻ, giá nguyên liệu thô như cao su đã tăng khoảng 20% trong năm nay. Nhưng đến nay, công ty của ông chỉ có kế hoạch tăng xuất khẩu ở mức 8% và không có kế hoạch tăng thêm, vì làm vậy sẽ có nguy cơ mất đơn hàng.

WSJ: Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục làm giảm lạm phát toàn cầu, ngay cả khi Việt Nam và Ấn Độ đang đối mặt với làn sóng dịch mới? - Ảnh 2.

Nguồn: Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ

Trung Quốc có thể giúp giảm áp lực lạm phát toàn cầu trong bao lâu?

Giới chuyên gia cũng đang tranh luận về việc Trung Quốc có thể giúp giảm bớt áp lực lạm phát toàn cầu trong bao lâu. Khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bền vững, khả năng tiếp tục khai thác lao động giá rẻ cùng giảm dần. Chi phí lao động đang tăng đáng kể, khi nhiều công nhân trẻ sẵn sàng làm việc quá giờ tại các nhà máy Trung Quốc.

Một số chuyên gia nhấn mạnh, theo thời gian, nỗ lực cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Trung Quốc sẽ làm giảm sản lượng nguyên vật liệu trong nước, bao gồm thép và nhôm, từ đó làm tăng áp lực giá toàn cầu.

Nhìn chung, Trung Quốc được đánh giá rằng khó có thể gây ra tác động đáng kể đến lạm phát toàn cầu thời gian tới.

Trong 12 tháng qua, giá nhập khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ tăng 2,7%, song con số này vẫn thấp hơn mức tăng tổng thể 5% của lạm phát giá tiêu dùng của Hoa Kỳ cùng giai đoạn. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, giá hàng hóa vận chuyển từ Mexico và Liên minh châu Âu tăng nhanh hơn, lần lượt là 4,8% và 6,5%.

Các chuyên gia cho biết, các doanh nghiệp toàn cầu có thể muốn dựa vào Trung Quốc nhiều hơn nữa trong trường hợp muốn kiểm soát lạm phát.

Làn sóng "reshoring" (quá trình trả lại sản xuất và sản xuất các mặt hàng về nước gốc của công ty) và hàng loạt chuỗi cung ứng rời Trung Quốc do căng thẳng thương mại có thể đã khiến lạm phát tăng cao, đặc biệt khi việc di chuyển này không mang lại hiệu quả về chi phí. Trong khi đó, các quốc gia có lợi thế về chi phí sản xuất giá rẻ như Việt Nam hay Ấn Độ hiện đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới, cũng như thách thức trong đảm bảo duy trì năng lực sản xuất.

"Đây là giai đoạn thực sự sẽ có nhiều biến động và đáng để theo dõi sát sao", bà Hui Shan kết luận.

Tham khảo: Wall Street Journal

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
11 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
14 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.