“Xé rào” trồng lúa (Bài 4): Đương đầu cực đoan, hậu quả đáng tiếc!

05/03/2020 10:05
(Dân Việt) Thay vì né tránh, nhiều nông dân vùng ĐBSCL đã bỏ qua khuyến cáo xuống giống trong mùa hạn, mặn, tức là đương đầu đối phó với thời tiết cực đoan nên dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc.

Dự báo tốt nhưng thực hiện chưa tốt

Mùa khô 2019-2020 này, nhiều người dân, nhà khoa học và cơ quan chức năng không khỏi bất ngờ khi mặn xâm nhập tới địa phận TP.Cần Thơ. Mặc dù đợt mặn lịch sử năm 2016, mặn “tấn công” tới TP.Cần Thơ với độ mặn hơn 2‰ nhưng chỉ diễn ra vài tiếng vào lúc triều cường rồi rút dần và hết hẳn. Tuy nhiên, năm nay mặn sớm hơn gần 1 tháng và độ mặn cao hơn.

Về chuyện hiếm thấy này, thạc sĩ Kỷ Quang Vinh - nguyên Chánh Văn phòng công tác Biến đổi khí hậu TP.Cần Thơ nhận định: “Năm nay, mới đầu tháng Giêng mà mặn đã lên tới 3,5‰, trong khi sắp tới còn một hoặc hai đợt triều cường nữa. Trường hợp mặn tràn lên khu vực các nhà máy nước trên sông Hậu thì có thể gây khó khăn đến nguồn nước sinh hoạt. Nước cho tưới tiêu, sản xuất công nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng”.

“xe rao” trong lua (bai 4): duong dau cuc doan, hau qua dang tiec! hinh anh 1

Mặn xâm nhập sâu làm thiệt hại nhiều diện tích lúa trồng ngoài quy hoạch ở ĐBSCL.  Ảnh: Huỳnh Xây

"Về chiến lược lâu dài, Nghị quyết 120 của Chính phủ chính là lời giải bền vững. Cụ thể là cắt giảm diện tích lúa ở những vùng không cần thiết, vùng cho năng suất kém và hỗ trợ người dân trồng cây khác hoặc nuôi thuỷ sản...”.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện

Hướng xâm nhập mặn vào thành phố này chủ yếu theo từ sông Hậu và do thủy triều đẩy mặn từ biển vào, ảnh hưởng đến các quận, huyện nằm cặp theo sông Hậu (giáp với tỉnh Hậu Giang) như quận Cái Răng.

Với những gì đang diễn ra ở TP.Cần Thơ - địa phương nằm trung tâm ĐBSCL, ông Vinh cho rằng, hạn mặn sẽ ngày càng khắc nghiệt, khó lường hơn đối với cả vùng ĐBSCL. Cách đây 6 tháng, các cơ quan chức năng dự báo hạn mặn sẽ diễn ra khốc liệt, tuy nhiên lại không triển khai thực hiện hiệu quả giải pháp khi hạn mặn đến, làm người dân vẫn bị thiệt hại trong sản xuất.

Ngoài ra, các địa phương vùng ĐBSCL vẫn chưa làm được công trình trữ nước trong khi nguồn nước còn rất dư thừa. Mỗi năm sông Mekong cung cấp khoảng 475 tỷ m3, chúng ta chỉ sử dụng khoảng 50 tỷ và trên thượng nguồn sử dụng khoảng 100 tỷ, còn lại chảy ra biển.

Về lâu dài, ông Vinh nhấn mạnh vùng ĐBSCL phải có nhiều công trình thuỷ lợi trữ nước để ứng phó với hạn mặn, đặc biệt là hai công trình thuỷ lợi ở Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên và vùng Tràm Chim. Các giải pháp công trình này phải thực hiện đồng bộ giữa các địa phương với nhau, để khi có hạn mặn hay lũ thì phát huy ngay tác dụng và phải đảm bảo môi trường.

Bên cạnh đó, mỗi người dân, địa phương nên chủ động trữ nước từ các nguồn kênh rạch có sẵn. Nếu mọi người đều làm thì sẽ trữ được rất nhiều nước trong đất, khả năng đẩy mặn ra biển sẽ dễ dàng hơn.

Dịch chuyển thời vụ phù hợp từng vùng

Khảo sát ở tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá các địa phương đã làm rất tốt công tác phòng chống hạn mặn với nhiều biện pháp cụ thể, hiệu quả. So với hạn mặn mùa khô năm 2015 - 2016, hạn mặn gay gắt và nghiêm trọng hơn nhưng mức độ thiệt hại trên lúa chỉ khoảng 3%.
Bộ trưởng đề nghị các tỉnh cân nhắc chuyển đổi diện tích lúa xuân hè trái vụ sang trồng màu, nhằm giảm áp lực về nguồn nước. Ngành nông nghiệp và các ngành liên quan phải có trách nhiệm tham mưu cho tỉnh điều chỉnh, hoàn thiện tái cơ cấu nông nghiệp tổng thể. 

Còn theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL, từ tháng 7/2019, giới chuyên gia đã có nhận định nguyên nhân chính, đầu tiên gây ra hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL là do hiện tượng El-Nino.

Cụ thể, từ đầu năm cho đến tháng 9/2019, ElNino diễn ra trên toàn lưu vực sông Mekong, lượng mưa thấp kỷ lục, dẫn đến lượng nước của sông Mekong giảm mạnh.

Trong khi ranh giới mặn và ngọt ở ĐBSCL là sự tranh chấp ngày đêm giữa lực sông và lực biển. Tức là khi mực nước sông yếu thì biển mạnh lấn vào sâu bên trong. Năm nào lũ trên sông Mekong thấp thì mùa khô năm sau sẽ gay gắt và điều này đã từng diễn ra trong đợt hạn, mặn lịch sử hồi năm 2016.

“Hạn mặn gay gắt đã lặp lại vào mùa khô 2019-2020, chỉ sau 4 năm, cũng có nghĩa là những sự kiện cực đoan sẽ diễn ra với tần suất cao hơn. Thay vì ngày xưa, sự kiện cực đoan 100 năm mới diễn ra 1 lần thì bây giờ có thể 25 năm 1 lần, còn những sự kiện trước kia 25 năm diễn ra 1 lần thì bây giờ 10 năm 1 lần. Tuy nhiên, nó cũng không có nghĩa là mãi mãi như thế về sau, do đó chúng ta phải tỉnh táo, xem xét từng trường hợp cụ thể” - ông Thiện nói thêm.

Bên cạnh đó, việc các đập thủy điện trên sông Mekong tích nước đã làm thay đổi thời gian nước di chuyển xuống hạ nguồn. Nước muốn đi qua một chuỗi các đập này mất rất nhiều thời gian, làm cho tình trạng hạn, mặn càng gay gắt. Để ứng phó với hạn mặn, ông Thiện cho rằng về ngắn hạn, ở những năm khí hậu cực đoan, chúng ta phải “né” bằng cách dịch chuyển lịch thời vụ theo điều kiện thực tế từng địa phương, bởi đương đầu đối phó thì khó mà thành công.

“Như vùng bán đảo Cà Mau bản chất là vùng mặn, bình thường không nhận nước từ sông Cửu Long mà chỉ dựa vào nước mưa. Trong đất, phía dưới đã bị mặn, lớp đất mặt phía trên không mặn do lấy được nước mưa. Tuy nhiên mưa năm nay ít nên vùng này dễ bị tổn thương nhất, không còn hệ thống mặn ngọt luân theo mùa như trước nữa. Dù cố gắng chống cự bằng công trình trữ nước thì lượng nước này cũng mất rất nhanh, không thể qua được đỉnh điểm mùa khô năm nay (từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4)” - ông Thiện phân tích.

Về chiến lược lâu dài, chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, Nghị quyết 120 của Chính phủ chính là lời giải bền vững. Cụ thể là cắt giảm diện tích lúa ở những vùng không cần thiết, vùng cho năng suất kém và hỗ trợ người dân trồng cây khác hoặc nuôi thuỷ sản...

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
51 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
4 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
6 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
6 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.957.848 VNĐ / tấn

1,042.50 UScents / bu

0.21 %

+ 2.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.429.070 VNĐ / tấn

294.15 USD / ust

0.08 %

- 0.25

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
3 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.