Xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng qua thi hành án: Còn nhiều khó khăn

26/11/2022 08:49
“Quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng chưa hoàn thiện dẫn đến khó khăn trong xử lý tài sản ngân hàng”.

Đó là chia sẻ của đại diện Ngân hàng Nhà nước , các tổ chức tín dụng tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng thông qua thi hành án dân sự” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức ngày 25/11 tại Hà Nội.

Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Trong những năm qua, công tác thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định của Tòa án về tranh chấp tín dụng, ngân hàng có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, đã giúp nhiều vụ việc thi hành án dân sự về tín dụng ngân hàng có giá trị lớn, tồn đọng nhiều năm được xử lý kịp thời, dứt điểm, góp phần khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng, giúp các tổ chức tín dụng đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống trở về mức an toàn.

Xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng qua thi hành án: Còn nhiều khó khăn - Ảnh 1.

Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Ông Đặng Văn Huy, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho biết, theo số liệu thống kê năm 2022, các cơ quan thi hành án dân sự đang tiến hành tổ chức thi hành án cho 76 tổ chức tín dụng, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Kết quả thi hành án tổ chức ngân hàng năm 2022 cụ thể: Số phải thi hành là 37.058 việc, tương ứng với số tiền là trên 137.311 tỷ đồng (chiếm 4,31% về việc và 41,14% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành của toàn hệ thống). Trong đó, số có điều kiện là 22.473 việc (chiếm 60,64%), tương ứng hơn 74.250 tỷ đồng (chiếm 54,07%).

Đã thi hành xong 6.215 việc (đạt 27,66% trên số có điều kiện), tăng 1.712 việc so với cùng kỳ, số tiền thu được trên 22.544 tỷ đồng (đạt 29,41% trên số có điều kiện), tăng gần 4.300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ thi hành xong năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 tăng 7,39% về việc, tăng 4,1% về tiền. Số việc chuyển kỳ sau là 30.843 việc tương ứng với số tiền là xấp xỉ 114.767 tỷ đồng (bao gồm cả số việc chưa có điều kiện thi hành án).

Từ thực tiễn, các ngân hàng cũng cho biết, lũy kế đến hết quý 3/2022, toàn hệ thống Agribank đang có 3.291 vụ việc trong giai đoạn thi hành án, với số tiền yêu cầu thi hành là 24.139 tỷ đồng, số tiền đã thu hồi 4.277 tỷ đồng, số tiền còn phải thu hồi 20.614 tỷ đồng.

Hay tại VietinBank, tính đến thời điểm hiện nay, số vụ việc trong hệ thống đang được các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thụ lý tổ chức thi hành còn tồn đọng nhiều trên 1.300 vụ việc, với tổng số tiền phải thu là trên 5.400 tỷ đồng. Trong đó, số vụ việc có điều kiện thi hành là 855 vụ; chiếm tỷ lệ 65%.

Còn tại Vietcombank, tính đến thời điểm này, ngân hàng này có 58/122 chi nhánh đang có phát sinh các vụ việc thi hành án dân sự tại hơn 42 tỉnh thành với khoảng 479 vụ việc cùng số tiền dư nợ gốc khoảng 4.924 tỷ đồng và dư nợ lãi là 5.211 tỷ đồng.

Còn đó những khó khăn, vướng mắc

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Quy chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước mặc dù đã thu được những kết quả tích cực, tuy nhiên việc tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng trên thực tế còn tồn tại, bất cập. Việc thi hành án này chưa đảm bảo quyền của chủ nợ có bảo đảm, gây rủi ro cho bên nhận bảo đảm; lượng án tín dụng ngân hàng tồn đọng khối lượng lớn, trong khi khối lượng án phát sinh thêm hàng năm vẫn tiếp tục tăng, dẫn đến quá tải trong thi hành các bản án tín dụng ngân hàng tại các cơ quan thi hành án.

“Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập hiện nay, do quy định pháp luật thi hành án và pháp luật liên quan chưa đồng bộ, thống nhất, thiếu cụ thể, rõ ràng và do việc hiểu, áp dụng pháp luật của cơ quan thi hành án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và cả từ phía bản thân các tổ chức tín dụng” - ông Phạm Tiến Dũng khẳng định.

Xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng qua thi hành án: Còn nhiều khó khăn - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Quang Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp phát biểu

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cũng thừa nhận: Thực tế việc xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng thông qua thi hành án dân sự về rất phức tạp, do các vụ việc phải đưa ra tòa xét xử, thi hành án là những vụ việc mà các bên không thể tự giải quyết, nhiều vụ việc nguồn gốc tài sản phức tạp, không đầy đủ rõ ràng; nhiều vụ việc có sự tranh chấp quyết liệt, gay gắt giữa các bên.

Bên cạnh đó, công tác xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi tiền tài sản cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng còn hạn chế. Nhiều việc chưa giải quyết dứt điểm. Số vụ việc phải tiến hành cưỡng chế vẫn còn nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như một số quy định của pháp luật còn chưa hoàn thiện dẫn đến khó khăn trong xử lý tài sản; hiệu quả công tác phối hợp của một số cơ quan hữu quan có nơi, có lúc còn chưa cao, nhất là trong việc xác minh, đo vẽ, xác định ranh giới, hiện trạng để xử lý quyền sử dụng đất, khấu trừ tiền trong tài khoản...

Thông tin cụ thể về vướng mắc xử lý tài sản bảo đảm, ông Nguyễn Thành Long, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng cho biết, theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, đơn yêu cầu phải có nội dung thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Quy định này bắt buộc người yêu cầu thi hành án phải có thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trên thực tế, những người được thi hành án khó có thể tự bản thân họ xác minh được điều kiện của người phải thi hành án. Do bản thân họ không có chuyên môn nghiệp vụ để thu thập xác minh tài sản của người phải thi hành án, đây là một trong những khó khăn trong thực tiễn, cơ quan chức năng cần xem xét, có biện pháp tháo gỡ phù hợp.

Cũng liên quan đến điều kiện thi hành án, theo quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung) thì việc quy định trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì Chấp hành viên phải xác minh từ 6 tháng một lần hoặc ít nhất 1 năm một lần. Thời gian quy định như vậy là quá lâu, việc chậm xác minh điều kiện thi hành án dẫn đến bên phải thi hành án kịp thời tẩu tán tài sản, gây thiệt hại cho người được thi hành án. Do vậy, ông Long đề nghị xem xét rút ngắn thời gian tiến hành xác minh điều kiện thi hành án đối với trường hợp chưa có điều kiện thi hành án tránh việc bên phải thi hành án kịp thời tẩu tán tài sản trong thời gian này, gây kéo dài thời gian thi hành án.

Từ thực tế, đại diện Vietcombank cho biết, khó khăn, vướng mắc phổ biến nhất trong quá trình xử lý khoản nợ thông qua cơ quan Thi hành án dân sự là thời gian từ khi bắt đầu đề nghị thi hành án đến khi xử lý xong tài sản để thu hồi nợ kéo dài. Hay như vướng mắc cụ thể trong quá trình kê biên, xử lý tài sản bảo đảm là sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức liên quan và chính quyền địa phương trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành án chưa hiệu quả.

Từ phía Nam A Bank chia sẻ, việc phối hợp giữa các cơ quan với nhau còn chậm, kéo dài, nặng về hành chính. Điển hình là việc xác minh điều kiện thi hành án giữa: Cơ quan Thi hành án và Cơ quan quản lý đất đai đối với các tài sản là quyền sử dụng đất, giữa Cơ quan thi hành án và Công an đối với các tài sản là động sản như xe ô tô, tàu thuyền, sà lan...

“Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Thi hành án thì Cơ quan Thi hành án phải tiến hành cưỡng chế ngay khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người bị thi hành án có điều kiện nhưng không tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế, các Cơ quan Thi hành án thường rất chậm trễ trong việc ra Quyết định cưỡng chế với lý do cần phải xác minh điều kiện thi hành án (Điều 44 Luật Thi hành án). Chính việc Luật thi hành án chưa ấn định cụ thể về thời gian ban hành và tổ chức cưỡng chế thi hành án nên dẫn đến trường hợp Cơ quan Thi hành án chậm trễ, kéo dài thời gian thi hành án” - đại diện Nam A Bank chia sẻ.

Xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng qua thi hành án: Còn nhiều khó khăn - Ảnh 3.

Cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ ngành

Đại diện Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước cho rằng, để công tác xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu của ngành ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn, nhất là công tác xử lý tài sản bảo đảm thông qua thi hành án, ngoài việc hoàn thiện thể chế, rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ ngành và các cơ quan liên quan.

Tại hội thảo, đại diện các tổ chức tín dụng cũng kiến nghị, về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự trong công tác thu hồi nợ xấu của tổ chức tín dụng. Đồng thời, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm; đối với các khoản vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp cân đối để bảo đảm việc thu hồi khoản vay của Ngân hàng Nhà nước nhưng cũng bảo đảm khoản phải thi hành án của các tổ chức tín dụng đối với bên thứ ba tại các cơ quan thi hành án dân sự…

Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường cần khẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; chỉ đạo cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp kịp thời cung cấp thông tin xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án liên quan đến đất đai; thực hiện kết nối điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhằm tạo điều kiện cho việc khai thác, xác minh điều kiện thi hành án…

Từ phía Bộ Công an , phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm tạo điều kiện cho việc khai thác, xác minh điều kiện thi hành án trong tổ chức thi hành án được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, chỉ đạo công an các địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với cơ quan thi hành án dân sự trong công tác bảo vệ cưỡng chế thi hành án, nhất là những vụ việc thi hành án có tính chất phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương. Kiên quyết xử lý hình sự đối với những trường hợp cản trở, chống đối việc thi hành án, cố ý chây ỳ, không chấp hành án theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến Bộ Tài chính , các tổ chức tín dụng kiến nghị liên quan đến tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức thẩm định giá nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm, góp phần chấn chỉnh công tác thẩm định giá trong lĩnh vực thi hành án dân sự; chỉ đạo phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản của người phải thi hành án là phần vốn góp, cổ phần, cổ phiếu.

Tin mới

Ông chủ doanh nghiệp thay thế Tân Hoàng Minh là con trai cựu chủ tịch Đỗ Anh Dũng
2 giờ trước
Dự án D’.Palais de Louis với vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng đã đổi tên thành Hanoi Signature sau khi xuất hiện chủ đầu tư mới là Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh bất động sản Ramond Holdings. Được biết, cổ đông lớn của công ty này là con trai ông Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Bất ngờ với thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản, Bùi Quang Anh Vũ đứng đầu
2 giờ trước
Quý I/2024 vẫn cho thấy doanh nghiệp bất động sản chưa phục hồi, đối mặt với nhiều khó khăn nên thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng sụt giảm. Dù vậy, thu nhập hàng tháng của những lãnh đạo doanh nghiệp này vẫn ở mức cao và đứng đầu hiện nay là ông Bùi Quang Anh Vũ của Phát Đạt.
Cơ sở nào để VPBank nhân đôi lợi nhuận trong 2024?
3 giờ trước
VPBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2024 gấp đôi so với năm 2023, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của ngành và dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết. Vậy đâu là cơ sở cho ngân hàng này đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng như vậy?
Chinh phục công nghệ, Kiến tạo tương lai cùng VPBank Technology Hackathon 2024
4 giờ trước
Ngày 11/5/2024, Lễ khai mạc VPBank Technology Hackathon 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sân chơi công nghệ lớn do VPBank phối hợp cùng đối tác Amazon Web Services (AWS) tổ chức, nơi hội tụ những tài năng trẻ đại diện cho sự sáng tạo trong lĩnh vực CNTT và Khoa học Dữ liệu.
Tiếp tục sụt giảm nguồn cung, thị trường condotel khó phục hồi trong ngắn hạn
5 giờ trước
Theo các chuyên gia, những khó khăn về điều kiện pháp lý, nguồn vốn, niềm tin của nhà đầu tư đã ảnh hưởng đến nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ, khiến phân khúc condotel duy trì trạng thái trầm lắng kéo dài và chưa có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá điện tử gia tăng trong cộng đồng, Thủ tướng chỉ đạo nóng phải kiểm soát, ngăn chặn
5 giờ trước
Thủ tướng vừa ban hành Công điện gửi các bộ, ngành cơ quan trung ương, trong đó yêu cầu ngăn chặn, kiểm soát thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng do xu hướng sử dụng đang gia tăng trong cộng đồng.
Giá USD hôm nay 14/5: Thị trường tự do "quay xe" giảm giá khi tỷ giá trung tâm niêm yết tăng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 14/5: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 14/5 ở mức 24.269 đồng, tăng 3 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua. Trong khi thị trường tự do lại quay đầu giảm giá.
Gốc me tây giá 24 tỷ đồng, chủ nhân dành gần 2 năm tạo hình cửu long
7 giờ trước
Từ thời còn là thợ điêu khắc học việc, anh Tâm đã ấp ủ ý tưởng làm một tác phẩm để đời. 24 năm sau, có duyên với những gốc me tây, anh mới hoàn thành tâm nguyện.
Người dùng Việt rủ nhau “dậy sớm để đặt cọc VF 3 thành công”
7 giờ trước
Chỉ ít phút sau khi VinFast VF 3 chính thức mở cọc sớm, những hình ảnh chụp màn hình đơn hàng đặt cọc VF 3 thành công đã tràn ngập trên mạng xã hội. Rất nhiều khách hàng hào hứng chờ tới lúc được biết số thứ tự chiếc xe “độc bản” của mình.