Xuất hiện 'vị cứu tinh' cho ngành thép toàn cầu: Nhu cầu thép tăng mạnh đi ngược xu thế đám đông, dự báo bùng nổ từ năm tới

28/12/2022 14:51
Với lĩnh vực xây dựng quy mô lớn của Trung Quốc vẫn đang gặp khó khăn và Mỹ và châu Âu có khả năng rơi vào suy thoái, quốc gia này đã nổi lên như một vị cứu tinh cho nhu cầu thép toàn cầu.
Xuất hiện vị cứu tinh cho ngành thép toàn cầu: Nhu cầu thép tăng mạnh đi ngược xu thế đám đông, dự báo bùng nổ từ năm tới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sẵn sàng vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm tới, Ấn Độ đang ở giữa thời kỳ bùng nổ xây dựng. Thủ tướng Ấn Độ - ông Narendra Modi đang tìm cách hiện đại hóa đường xá, mạng lưới đường sắt và cảng nhằm cạnh tranh với Trung Quốc như một trung tâm sản xuất.

Theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thép của Ấn Độ sẽ tăng 6,7% lên khoảng 120 triệu tấn vào năm 2023, mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế lớn. Ấn Độ là quốc gia chứng kiến ​​sự mở rộng mạnh mẽ trong năm nay, đã vượt qua Mỹ để trở thành nước tiêu thụ thép số 2 thế giới sau Trung Quốc vài năm trước.

Xuất hiện vị cứu tinh cho ngành thép toàn cầu: Nhu cầu thép tăng mạnh đi ngược xu thế đám đông, dự báo bùng nổ từ năm tới - Ảnh 2.

Nhu cầu thép tại Ấn Độ được dự báo sẽ tăng mạnh kể từ năm tới. Đồ họa: Bloomberg

Ông Jayant Acharya, Phó Giám đốc điều hành của JSW Steel – nhà sản xuất thép lớn nhất Ấn Độ cho biết: “Giai đoạn thúc đẩy xây dựng quốc gia của bất kì nền kinh tế nào cũng cần rất nhiều thép và hàng hóa.” Ông cho biết Ấn Độ đang trải qua giai đoạn đó trong thập kỉ này và có thể thúc đẩy mức tiêu thụ thép của họ lên hơn 200 triệu tấn vào năm 2030.

Triển vọng tươi sáng này đã tạo ra một loạt các hoạt động trong ngành. ArcelorMittal Nippon Steel India – một liên doanh giữa gia đình Mittal của Ấn Độ và nhà sản xuất Nhật Bản có kế hoạch tăng gấp 3 công suất hiện tại lên 30 triệu tấn trong thập kỉ tới. Nhà sản xuất thép Hàn Quốc Posco Holdings và ông trùm Ấn Độ Gautam Adani, người giàu nhất châu Á cũng đang tìm cách thành lập các nhà máy ở nước này.

Ấn Độ sản xuất phần lớn lượng thép mà nước này sử dụng, nhưng nước này cũng buộc phải nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Theo số liệu của Chính phủ, các lô hàng nhập khẩu đã tăng 15% từ tháng 4 đến tháng 10 so với cùng kì năm trước lên 3,1 triệu tấn.

Xuất hiện vị cứu tinh cho ngành thép toàn cầu: Nhu cầu thép tăng mạnh đi ngược xu thế đám đông, dự báo bùng nổ từ năm tới - Ảnh 3.

Nhập khẩu thép của Ấn Độ tăng mạnh. Đồ họa: Bloomberg

Các nhà sản xuất địa phương đang trở nên lo lắng về làn sóng nhập khẩu giá rẻ khi nhu cầu tại các nhà sản xuất thép truyền thống cạn kiệt. Trung Quốc chiếm hơn ¼ lượng nhập khẩu trong tháng 10 của Ấn Độ trong khi một số thép của Nga cũng đang được gửi đến đây.

Ông A.K. Hazra, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thép Ấn Độ đã yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét vấn đề. “Chúng tôi yêu cầu rằng hàng nhập khẩu phải có giá cạnh tranh và quốc tế, đồng thời chất lượng phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Ấn Độ.”

Mặc dù tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng Ấn Độ vẫn kém xa đối thủ cường quốc châu Á về tổng lượng tiêu thụ thép. Theo dữ liệu của Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu trong năm tới của Ấn Độ vẫn ít hơn so với con số 914 triệu tấn của Trung Quốc.

Ấn Độ có thể thu hẹp khoảng cách nhanh như thế nào sẽ phụ thuộc vào sự thành công của việc triển khai xây dựng của Thủ tướng Modi, với Bộ Tài chính ước tính sẽ cần 1,4 nghìn tỷ USD tài trợ cho Đường ống Cơ sở hạ tầng Quốc gia đến năm 2025.

Ông Jayanta Roy, Phó Chủ tịch cấp cao của Cơ quan đánh giá tín dụng Ấn Độ ICRA cho biết các vấn đề về bất động sản của Trung Quốc và tác động kéo dài của dịch Covid-19 vẫn sẽ khiến nhu cầu thép của nước này bị giảm trong năm tới.

Theo Bloomberg

Tin mới

Mẫu điện thoại bán chạy hơn cả iPhone, gắn liền với kỷ niệm của nhiều người Việt
47 phút trước
Mẫu điện thoại này có sức tiêu thụ lên tới 250 triệu chiếc trên toàn cầu.
Xanh SM nới rộng khoảng cách với Grab, đứng đầu thị phần taxi tại Việt Nam trong quý II/2025
2 giờ trước
Với khoảng cách gần 9% so với Grab, Xanh SM đang chiếm lĩnh thị phần thị trường gọi xe 4 bánh.
Pop Mart kiện 7-Eleven vì 'đạo nhái' con cưng Labubu
2 giờ trước
Việc Lafufu, phiên bản "nhái" của Labubu, đang được bày bán tại các cửa hàng 7-Eleven tại Mỹ khiến Pop Mart vô cùng khó chịu.
Mẫu xe máy điện đi từ Hà Nội đến Nghệ An mới cần sạc: Cốp rộng hơn Vision, Lead, giá "êm"
2 giờ trước
Xe máy điện VinFast Evo Grand có tầm di chuyển 262km sau khi sạc đầy (với điều kiện 2 pin), quãng đường này đi từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An).
Ai chịu trách nhiệm việc thanh long, hồ tiêu 'chết yểu' vì thủ tục xuất khẩu?
2 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc khi hàng trăm tấn thanh long và hồ tiêu đang bị ùn ứ tại các kho lạnh, không thể xuất sang Liên minh châu Âu (EU) do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.990.624 VNĐ / tấn

173.60 JPY / kg

2.42 %

+ 4.10

Đường

SUGAR

9.389.316 VNĐ / tấn

16.29 UScents / lb

1.69 %

- 0.28

Cacao

COCOA

217.756.669 VNĐ / tấn

8,329.00 USD / mt

2.52 %

+ 205.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.561.071 VNĐ / tấn

297.65 UScents / lb

2.52 %

- 7.70

Gạo

RICE

15.030 VNĐ / tấn

12.64 USD / CWT

0.72 %

+ 0.09

Đậu nành

SOYBEANS

9.599.213 VNĐ / tấn

999.25 UScents / bu

0.50 %

- 5.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.115.505 VNĐ / tấn

281.60 USD / ust

0.53 %

- 1.50

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ giá hồ tiêu Việt Nam
1 ngày trước
Trong 6 tháng đầu năm, giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, trong đó tiêu đen đạt bình quân 6.665 USD/tấn, tăng gần 94%; tiêu trắng đạt 8.079 USD/tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Không phải sầu riêng, một loại quả đang khiến nông dân Thái Lan rơi vào cảnh ‘sầu’: Sản lượng tăng nóng khiến giá giảm mạnh, Chính phủ vừa chi 1 tỷ baht để giải cứu
1 ngày trước
Thái Lan triển khai loạt biện pháp khẩn cấp hỗ trợ nông dân trồng loại quả này giữa mùa thu hoạch kỷ lục.
Mỹ đã chốt đơn hơn 18 tỷ USD một mặt hàng thế mạnh của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 60%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
1 ngày trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê gửi kiến nghị khẩn lên Thủ tướng
1 ngày trước
Hiệp hội ngành hàng cà phê và gạo vừa có văn bản kiến nghị đưa 2 mặt hàng này ra khỏi danh mục chịu thuế GTGT.