Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024

14/11/2024 07:35
VOV.VN - Hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam tháng 10 và 10 tháng tiếp tục được cải thiện, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm.

Xuất khẩu dệt may tại những thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng. Thị trường ASEAN, Nga, Canada… đang là điểm sáng tiềm năng để các DN dệt may thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may . Ngoài ra, giá cước vận tải tiếp tục có xu hướng giảm cũng đang hỗ trợ cho sự tăng trưởng xuất khẩu dệt may những tháng cuối năm.

Đánh giá về tăng trưởng dệt may những tháng gần đây, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, thị trường xuất khẩu có sự phục hồi do sự chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh, Myanmar sang Việt Nam. Tồn kho tại các thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản có xu hướng giảm dần so với cùng kỳ năm trước, cộng với sức mua có xu hướng tăng đã tạo nên sự phục hồi nhu cầu đặt hàng từ các đối tác.

“Dự kiến đơn hàng may mặc trong quý IV/2024 và quý I/2025 sẽ tiếp tục dồi dào, tuy nhiên đơn giá chưa cải thiện đáng kể. Trong dài hạn, khi chính sách cắt giảm lãi suất tại các thị trường lớn thực sự có tác động tích cực đối với nền kinh tế, tạo ra việc làm ổn định và sức mua, đơn giá sẽ cải thiện”, ông Hiếu nhận định.

Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024 - Ảnh 1

Nhu cầu tăng từ nhiều thị trường là động lực cho các DN dệt may tăng tốc sản xuất dịp cuối năm

Với những kết quả sản xuất kinh doanh và xuất khẩu 10 tháng qua, nhiều khả năng Vinatex sẽ chạm đích thành công kế hoạch SXKD năm 2024. Tuy nhiên theo ông Hiếu, dệt may vẫn cần thận trọng trước bối cảnh thị trường không có nhiều tín hiệu khả quan để có thể hy vọng vào những kết quả đột phá trong tương lai gần.

Ông Hiếu cho rằng, yếu tố thị trường không bao giờ là bất biến, người làm công tác quản trị hoạt động SXKD phải chủ động những giải pháp để phát huy tối đa hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực nhằm tận dụng cơ hội cũng như lường trước các rủi ro để phòng tránh.

“Dự báo những tháng cuối năm 2024 cho thấy những tín hiệu tích cực nhất định, tuy nhiên các DN vẫn cần hết sức thận trọng, quản trị chặt chẽ hoạt động SXKD bám sát kế hoạch đã đề ra, nhận diện và phòng ngừa tốt rủi ro, không để xảy ra bất kỳ tình huống bất ngờ nào, cam kết hoàn thành kế hoạch năm. Đây là sự chuẩn bị cần thiết để DN trong hệ thống Vinatex đủ sức khỏe đón bắt kế hoạch SXKD năm 2025 mà không bị lệ thuộc vào sự may rủi của thị trường”, ông Hiếu lưu ý.

Hầu hết các DN đã bắt đầu có đơn hàng quý I/2025

Chia sẻ một trong những nguyên nhân chính giúp dệt may Việt Nam thu về kết quả khả quan trong năm nay, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cũng chỉ ra sự chuyển dịch đơn hàng từ một số quốc gia sang Việt Nam, đặc biệt là đơn hàng từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, dệt may Việt Nam đã tăng cường đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu cũng như đa dạng hóa đối tượng khách hàng.

"Trước đây dệt may Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu sang một số thị trường lớn, song đến nay tổng số thị trường xuất khẩu trên toàn cầu đã lên tới khoảng 104 thị trường. Chiến lược của Hiệp hội đặt ra trong những năm qua về đa dạng hóa thị trường, mặt hàng, khách hàng đã dần trở thành trụ cột tạo ra đà tăng trưởng trong xuất khẩu . Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam cũng đã thích ứng được với cách đặt hàng của các nước với yêu cầu cao, khó khăn hơn về mẫu mã, đơn hàng giao trong ngắn hạn, chất lượng khắt khe…", ông Giang nêu.

Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024 - Ảnh 2

Hầu hết các đơn vị trong ngành dệt may đã bắt đầu có đơn hàng của quý I/2025

Chủ tịch Vitas cũng nhấn mạnh đến những lợi thế của ngành dệt may trong năm nay, đó là được hưởng lợi lớn từ các FTA. Cùng đó, sự chuyển dịch nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ một số quốc gia vào lĩnh vực nguồn cung nguyên liệu, đã giúp dệt may Việt Nam chủ động được một số nguyên liệu mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các nhãn hàng.

Đánh giá về triển vọng ngành dệt may trong thời gian tới, ông Giang cho biết, tình hình có không ít yếu tố khả quan, xuất khẩu cả năm nay tự tin về đích 44 tỉ USD nhưng giá xuất khẩu năm nay hầu như không tăng, chỉ một số mặt hàng mới tăng giá, còn các mặt hàng truyền thống về cơ bản giữ ổn định như năm trước. Hiện nay, hầu hết các đơn vị trong ngành dệt may đã bắt đầu có đơn hàng của quý I/2025 và một số đơn vị đang đàm phán đơn hàng của quý II/2025.

Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng dệt may của Việt Nam tháng 10/2024 ước đạt 3,86 tỷ USD, tăng 10,7% so với tháng trước và 24,26% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, tổng KNXK hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng 2024 ước đạt 36,11 tỷ USD, tăng 9,86% so cùng kỳ 2023.

Trong đó KNXK hàng may mặc ước đạt 28,38 tỷ USD, tăng 10,54%; KNXK xơ sợi ước đạt 3,66 tỷ USD, tăng 0,47%; KNXK vải ước đạt 2,22 tỷ USD, tăng 11,12%... Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam 10 tháng 2024 ước đạt 20,61 tỷ USD, tăng 15% so cùng kỳ 2023.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
18 phút trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
35 phút trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
2 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
3 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
7 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
22 giờ trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.