Xuất khẩu thuỷ sản tận dụng lợi thế logistics vào thị trường Trung Quốc

04/09/2022 17:22
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tận dụng khai thác lợi thế chi phí logistics để gia tăng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Mặc dù EU và Hoa Kỳ là các thị trường chiếm tỉ trọng lớn với giá tốt cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhưng sức tiêu thụ các khu vực này đang bị tác động bởi lạm phát. Ngoài ra, chi phí logistics quá cao khiến cho thủy sản từ Việt Nam vào Hoa Kỳ, EU đang bị cạnh tranh gay gắt về giá cả so với Ecuador và Ấn Độ.

Xuất khẩu thuỷ sản tận dụng lợi thế logistics vào thị trường Trung Quốc - Ảnh 1.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam vào Trung Quốc đạt hơn 934 triệu USD, tăng xấp xỉ 81% so với cùng kỳ.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Thực phẩm Sao Ta dẫn chứng với mặt hàng tôm. Một container 40 feet xuất đi Hoa Kỳ đang gánh 20.000 USD chi phí logistics, trong khi từ Ecuador sang Hoa Kỳ chỉ khoảng 5.000 USD. Như vậy, mỗi container 15 tấn họ giảm được 15.000 USD chi phí giá thành thì giá tôm của họ đã rẻ hơn chúng ta 1 USD/kg, ông Lực đánh giá và cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản nói chung phải khai thác lợi thế chi phí logistics với thị trường Trung Quốc.

Thực tế kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh nhất so với các thị trường khác. 7 tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai với hơn 934 triệu USD, tăng xấp xỉ 81% so với cùng kỳ 2021.

Đặc biệt, ông Hồ Quốc Lực cho rằng, dư địa vào thị trường Trung Quốc còn rộng vì đây vừa là thị trường đông dân nhất thế giới đồng thời cũng có nhu cầu nhập nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.

"Chúng ta ở bên cạnh thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, về chi phí logistics sang thị trường này thì chúng ta có lợi thế cạnh tranh hơn so với Ecuador và Ấn Độ", Ông Lực nêu rõ.

Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, Thị trường thủy sản Trung Quốc bùng nổ mang lại cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu thủy sản quốc tế. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của Trung Quốc, cộng với sự thiếu hụt nguồn cung thủy, hải sản trong nước đã khiến nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng lên qua từng năm.

Mặt khác, thu nhập của người dân cao hơn, tần suất tiêu dùng và số lượng người tiêu thụ thủy sản tăng đã trở thành động lực chính thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân Trung Quốc tăng lên trong những năm gần đây.

Theo báo cáo của Rabobank, Trung Quốc có khả năng trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản trị giá 20 tỷ USD trong vài năm tới. Việc cải thiện sức tiêu thụ của Trung Quốc là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản toàn cầu.

Top 10 nhà xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Nga, Ecuador, Việt Nam, Ấn Độ, Canada, Hoa Kỳ, Indonesia, Na Uy, Australia và New Zealand. Nhập khẩu từ 10 quốc gia này chiếm gần 70% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc.

Như vậy, với sự cải thiện của mức thu nhập của người dân và sự phát triển của dịch vụ hậu cần, thị trường tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc sẽ duy trì sự tăng trưởng trong dài hạn.

Tuy nhiên cho rằng dịch bệnh Covid-19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng tại thị trường Trung Quốc, chuyên gia lưu ý: “Sau dịch bệnh, thị trường thủy sản của Trung Quốc sẽ được tiêu chuẩn hóa hơn trong tất cả các khía cạnh chế biến, lưu kho, vận chuyển và bán hàng theo chuỗi lạnh , điều này sẽ cải thiện chất lượng của toàn ngành thủy sản và loại bỏ các thị trường và công ty chế biến không tuân thủ”.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Sao Ta cảnh báo, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải tự nâng cấp sản phẩm vào thị trường này vì Trung Quốc đang đẩy mạnh truy suất nguồn gốc, quản lý chất lượng, hướng đến tiêu chuẩn của các thị trường cao cấp như EU và Hoa Kỳ.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
3 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
21 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
6 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
46 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.317.271.382 VNĐ / tấn

318.85 BRL / kg

0.33 %

- 1.05

Thịt gà

CHICKEN

35.859.858 VNĐ / tấn

8.68 BRL / kg

0.34 %

- 0.03

Thịt heo

LEAN HOGS

5.289.725 VNĐ / tấn

92.30 USD / lbs

0.41 %

+ 0.37

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ
15 giờ trước
Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump.
Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
17 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
17 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Công an Hà Nội vạch trần thủ đoạn của đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc tăng cường sinh lý giả
18 giờ trước
Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm bán thuốc nam giả nhãn hiệu Kháu Vài Lèng, Đại Tràng HG qua mạng xã hội, thu giữ gần 3 tấn sản phẩm. Đáng chú ý, thủ đoạn của các đối tượng trong ổ nhóm này rất tinh vi, chúng cất giấu hàng hóa tại bưu cục giao hàng nhằm thuận tiện trong việc bán hàng giả…