Yêu cầu giảm chi phí, đầu mối cơ quan để dồn tiền tăng lương

23/11/2017 14:00
2016, mức lương cơ sở điều chỉnh tăng 1,78 lần, nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp chi từ ngân sách tăng 2,185 lần...

"Các đơn vị sẽ không tăng biên chế nhưng rất khó để giảm biên chế. Do đó, Bộ Tài chính nghiên cứu việc "siết" lại định mức dự toán ngân sách, xem xét giải pháp gắn việc giảm biên chế tương ứng với giảm cấp pháp ngân sách chi thường xuyên để tạo nguồn cho người lao động có thu nhập tăng thêm".

Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công tại buổi làm việc với Bộ Tài chính về các giải pháp tạo nguồn thực hiện điều chỉnh chính sách tiền lương, ngày 22/11.

Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh chính sách trong 14 năm qua (11 lần tăng mức lương cơ sở, bổ sung phụ cấp thu hút cán bộ công tác ở vùng khó khăn, bổ sung phụ cấp thâm niên đối với một số ngành đặc thù, mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp từ ngân sách) đã làm tăng quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp. Hiện mức chi này chiếm 50% mức chi ngân sách thường xuyên, tương đương trên 31% tổng chi ngân sách.

Riêng giai đoạn 2010-2016, mức lương cơ sở điều chỉnh tăng 1,78 lần nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp chi từ ngân sách tăng 2,185 lần.

Trong đó, tiền lương khu vực sự nghiệp công chiếm tỉ lệ lớn nhất từ 42-43%, khu vực hành chính từ Trung ương xuống huyện chiếm 7-8%, cán bộ, công chức không chuyên trách cấp xã chiếm 15%, người hưu trí được ngân sách bảo đảm khoảng 10% và còn lại 7% là cấp ưu đãi người có công.

Bộ Tài chính cũng cho biết quy mô biên chế đối tượng hưởng lương từ ngân sách cũng tăng nhanh, đặc biệt là đối tượng thuộc địa phương quản lý. Trong khi đó, nguồn bảo đảm trong những năm qua chủ yếu là ở ngân sách Trung ương mặc dù áp lực cải cách lương của ngân sách Trung ương đang giảm dần nhờ huy động từ ngân sách địa phương và tiết kiệm chi thường xuyên.

Tuy nhiên, chính sách tiền lương vẫn đang gây áp lực rất lớn lên ngân sách Trung ương khi thời gian tới ngân sách Trung ương phải tăng dần tỉ trọng chi đầu tư phát triển và chi trả nợ...

Bộ Tài chính đã kiến nghị Ban Chỉ đạo các kế hoạch, giải pháp tạo nguồn cho cải cách tiền lương những năm tiếp theo, có tính tới cả giai đoạn sau năm 2020 tiếp tục bằng các giải pháp trích tỉ lệ tạo nguồn từ tăng thu ngân sách, tiết kiệm 10% chi thường xuyên, sớm hoàn thành xác định vị trí việc làm, đẩy mạnh tự chủ các đơn vị sự nghiệp, tinh gọn bộ máy nhà nước, giảm biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khoá 12.

Chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ, đề án cải cách tiền lương mà Ban Chỉ đạo tập trung xây dựng trình Trung ương Đảng nhằm giải quyết các bất hợp lý hiện nay đối với chính sách tiền lương là cào bằng, không kích thích được lao động sáng tạo, không kiểm soát được thu nhập ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Trả lương phải theo cấp bậc, vị trí việc làm. Đề cao trách nhiệm trả lương của người đứng đầu, người sử dụng lao động gắn với năng lực, khả năng của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.

Do đó, Phó thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính xác định rõ cơ cấu chi thường xuyên (trừ quỹ lương) để đề xuất cắt giảm những khoản không phù hợp với thực tiễn tạo thêm nguồn cải cách tiền lương.

Để làm được, Phó thủ tướng cho rằng cần bám sát việc thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đầu mối cơ quan, đơn vị để kéo giảm các chi phí như khánh tiết, hành chính, điện, nước, tăng cường thuê các dịch vụ của tư nhân.

Trưởng ban Chỉ đạo cũng gợi ý các thành viên của Ban Chỉ đạo và Bộ Tài chính xem xét tới giải pháp tăng cường nguồn lực của ngân sách, tạo nguồn cho cải cách tiền lương như "minh bạch" một phần nền kinh tế "phi chính thức" gồm các giao dịch kinh tế không có chứng từ, hoá đơn…

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
9 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
5 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
58 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
15 giờ trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
18 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.
Ở Việt Nam có xe tay ga Nhật ngang tầm Lead nhưng tiết kiệm xăng bậc nhất: Ăn 1,6L/100km, đang giảm giá
1 ngày trước
Giá bán thực tế của mẫu xe tay ga Nhật này có thể thấp hơn tới khoảng 5,6 triệu đồng so với giá niêm yết trên trang chủ.