Bộ trưởng Giao thông: Học châu Âu để quản Uber, Grab

03/01/2018 14:13
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu các đơn vị trực thuộc học tập châu Âu - nơi vừa ra phán quyết xem Uber và Grab là dịch vụ taxi, để quản lý dịch vụ này tại Việt Nam.

Tại hội nghị Tổng kết năm 2017 của Tổng cục Đường bộ chiều 2/1, ông Thể nhận định Uber, Grab là hiện tượng mới, kết quả của khoa học công nghệ thế giới nhưng đang có nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, ông Thể cho rằng, việc Uber, Grab báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng là hành vi giảm giá tối đa, phá giá để "giết chết" taxi truyền thống.

Ngoài ra, ông Thể cũng đề cập các bất cập của loại hình này như không đảm bảo an toàn cho hành khách, khi khách bị trộm cắp, hay hiếp dâm không có dấu hiệu gì để phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời. Ông Thể chỉ đạo Tổng cục Đường bộ, Cục vụ thuộc Bộ GTVT học tập châu Âu để quản lý dịch vụ này vì "lịch sử thế giới cho thấy châu Âu là nơi văn minh nhất" - ông Thể nói.

Trong đó, ông Thể nhấn mạnh phải nhanh chóng phân loại chính xác với loại hình như Uber, Grab để quản lý. "Chúng ta cần học tập phương pháp quản lý của châu Âu, đi trước một bước so với khu vực" - ông Thể nói.

 Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại hội nghị của Tổng cục Đường bộ chiều 2/1/2018

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại hội nghị của Tổng cục Đường bộ chiều 2/1/2018

Trước đó, ngày 20/12/2017, Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) ra phán quyết coi các dịch vụ trung gian sử dụng ứng dụng di động, có thu phí, để kết nối giữa các tài xế không chuyên có phương tiện di chuyển cá nhân và những người có nhu cầu đi lại trong thành phố của Uber về bản chất phải được coi là có liên quan đến một dịch vụ vận tải như một hãng taxi, chứ không còn là một công ty công nghệ như hãng này trước nay vẫn nhấn mạnh.

Sau đó, đại diện Uber Việt Nam cho rằng phán quyết trên không áp dụng tại Việt Nam. Trong khi, hơn 2 năm thí điểm vừa qua, các cơ quan chức năng vẫn coi Uber và Grab là công ty công nghệ, kết nối vận tải. Các phương tiện hoạt động Uber, Grab là xe vận tải theo loại hình "xe hợp đồng" thuộc một hợp tác xã vận tải (chủ yếu để hợp thức hoá thủ tục), không thuộc quản lý trực tiếp của Uber, Grab.

 Uber, Grab lâu nay vẫn được xem là đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối vận tải quan môi trường internet nên phát sinh nhiều phức tạp, trong đó có khó khăn trong quản lý và thu thuế.

Uber, Grab lâu nay vẫn được xem là đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối vận tải quan môi trường internet nên phát sinh nhiều phức tạp, trong đó có khó khăn trong quản lý và thu thuế.

"Ngu thì phải học"

Trong cuộc họp chiều 2/1, ông Thể thể hiện là người nhiều trải nghiệm thực tế và nắm rất kỹ chuyên môn khi nói vo, nói thẳng và đưa ra nhiều giải pháp cho các vấn đề.

Trong đó, ông Thể yêu cầu áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý như nhanh chóng phát triển hệ thống camera để quản lý vận tải, dẹp xe dù, bến cóc; hoàn thành thu phí không dừng trên toàn quốc vào năm 2018.

Với việc xây dựng và bảo trì đường bộ, ông Thể cho biết ông chưa hài lòng với bất cứ con đường nào hiện có. Một trong những bất cập lại bắt nguồn từ chính các chế tài quản lý. Ông nêu: Các nước đã làm đường với chiều dày chỉ 50 cm nhưng chúng ta làm đến 1 m. Khi cải tạo đường, các nước tái chế phần mặt đường cho ô tô đi để thảm phần đường cho người đi bộ để tiết kiệm, không nâng cao độ mặt đường. Nhưng khi doanh nghiệp, địa phương muốn áp dụng lại vướng việc Bộ GTVT chưa công nhận công nghệ, Bộ Xây dựng chưa đưa ra định mức đơn giá dù thế giới đã làm hàng chục năm.

"Những khó khăn đó, thời làm ở tỉnh tôi đã trải qua, giờ tôi và các đồng chí cùng giới tuyến nên sẽ khắc phục được", ông Thể nói và dẫn chứng, những tiến bộ của khoa học thế giới đã được các nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia học tập, áp dụng nên không có lý do gì Việt Nam không thể học tập. "Mình ngu nên phải học họ" - ông Thể nói công khai tại cuộc họp hơn 100 người tham gia.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
7 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
12 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.