Bóng ma Covid-19 vẫn "ám ảnh" lao động: 9,1 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực

17/04/2021 15:43
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, sự bùng phát lần thứ 3 của đại dịch Covid-19 làm suy giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt được trong 2 quý cuối năm 2020 đồng thời khiến nhiều người lao động, đặc biệt phụ nữ trở thành lao động có việc làm phi chính thức

Mặc dù những nỗ lực khôi phục kinh tế đi đôi với phòng chống dịch đã phần nào cải thiện các gam màu xám của tình hình lao động việc làm trong nước, nhưng trong quý I năm 2021, cả nước vẫn còn 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 trong đó nam giới chiếm 51,0% và số người trong độ tuổi từ 25 đến 54 chiếm gần hai phần ba.

Trong tổng số 9,1 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, có 540 nghìn người bị mất việc, 2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động báo cáo họ bị giảm thu nhập.

Lao động khu vực thành thị chịu tác động nhiều hơn khu vực nông thôn với 15,6% lao động khu vực thành thị còn bị ảnh hưởng, trong khi đó con số này ở nông thôn là 10,4%.

Nhóm lao động thất nghiệp chịu tác động mạnh mẽ nhất khi 36,3% trong số họ vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực, tiếp đó là lao động có việc làm (15,5%), chỉ có 4,3% lao động không hoạt động kinh tế còn chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch này.

Xét theo 3 khu vực, khu vực ít chịu tác động nhất của đại dịch là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 7,5% lao động cho biết chịu tác động tiêu cực của đại dịch. Đứng thứ hai là khu vực công nghiệp và xây dựng với 16,5% lao động bị ảnh hưởng. Lao động trong khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm tỷ lệ 20,4%.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2021 là 51,0 triệu người, giảm 1,1 triệu người so với quý trước và giảm 180,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. So sánh với quý trước, sự sụt giảm của lực lượng lao động là xu thế thường quan sát được trong nhiều năm kể cả những năm trước khi xảy ra đại dịch do tâm lý "tháng giêng là tháng ăn chơi" của nhiều lao động sau kì nghỉ Tết Nguyên đán. 

Tuy nhiên, sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 ngay trước dịp Tết Nguyên đán đã làm thay đổi xu thế tăng thường thấy so với cùng kỳ các năm trước. Thông thường, theo đà tăng dân số, lực lượng lao động năm sau luôn tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lực lượng lao động quý I năm 2021 xuống thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 200 nghìn người và thấp hơn cùng kỳ khi chưa có dịch (năm 2019) khoảng 600 nghìn người.

Bóng ma Covid-19 vẫn ám ảnh lao động: 9,1 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực - Ảnh 1.

Trong quý I năm 2021, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 49,9 triệu người, giảm 959,6 nghìn người so với quý trước và giảm 177,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, trong đó, giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và ở nam giới (tương ứng là giảm 491,5 nghìn người và 713,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước).

Trong năm 2020, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 đã làm thị trường lao động suy giảm mạnh trong quý II, số lao động có việc làm giảm từ 50,1 triệu người trong quý I xuống còn 48,1 triệu người, giảm gần 2 triệu người. Cũng trong năm này ở hai quý tiếp theo, do sự kiểm soát dịch tốt cùng việc thực hiện nới lỏng cách ly xã hội và những chính sách hỗ trợ ảnh hưởng của Chính phủ, thị trường lao động có có sự phục hồi trở lại, lao động có việc làm tăng lên đạt mức 50,9 triệu người, gần đạt được mức trước khi xảy ra dịch Covid-19 là 51,0 triệu người. Tuy nhiên, đến quý I năm 2021, sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid với những diễn biến phức tạp ngay trong dịp Tết nguyên đán, đã làm giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt được trước đó. Lao động có việc làm giảm còn 49,9 triệu người, giảm 1,8% so với quý trước và giảm 0,36% so với cùng kỳ năm trước.

Bóng ma Covid-19 vẫn ám ảnh lao động: 9,1 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực - Ảnh 2.

Hình 2: Số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm các quý, giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: Triệu người

Sự lây lan của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng đã khiến 19,9% lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và 19,0% lao động trong các doanh nghiệp/Hợp tác xã còn bị ảnh hưởng, chủ yếu là giảm thu nhập hoặc giảm giờ làm.

Tuy nhiên, dịch Covid 19 cũng góp phần thay đổi thói quen làm việc, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin của người lao động nhằm thích nghi với các diễn biến khó lường của đại dịch. Kết quả điều tra cho thấy, trong quý I năm 2021, có hơn 78 nghìn lao động cho biết do đại dịch Covid-19 nên họ đã chuyển đổi từ việc không ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sang có ứng dụng CNTT trong công việc của mình.

Trong quý I năm 2021, số người có việc làm phi chính thức là 20,7 triệu, giảm 251,7 nghìn người so với quý trước và tăng 525,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý I năm 2021 là 57,1%, tăng 1,1 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này tăng cao ở khu vực nông thôn (tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước tương ứng là 2,1 và 2,6 điểm phần trăm) và ở nữ giới (tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước tương ứng 1,8 và 2,5 điểm phần trăm).

Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng, mặc dù số người có việc làm giảm nhưng số phụ nữ có việc làm lại tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức tăng này ở phụ nữ chủ yếu là do tăng về số người có việc làm phi chính thức khiến tỷ lệ lao động phi chính thức của nữ giới tăng mạnh hơn so với nam giới (2,5 điểm phần trăm so với 1,2 điểm phần trăm). Đây có thể là do tác động của yếu tố giới khi tham gia thị trường lao động dưới tác động của đại dịch Covid-19: nữ giới dễ thỏa hiệp và không có nhiều cơ hội lựa chọn các công việc khi tham gia thị trường lao động so với nam giới, họ bắt buộc phải chấp nhận làm các công việc kém ổn định hơn miễn là có thể đảm bảo thu nhập cho bản thân và gia đình.

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 971,4 nghìn người; tăng 143,2 nghìn người so với quý trước và tăng 78,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 là 2,20%; tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Bóng ma Covid-19 vẫn ám ảnh lao động: 9,1 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực - Ảnh 3.

Hình 3: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-2021

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3,88%, khu vực công nghiệp và xây dựng là 1,51%; khu vực dịch vụ là 1,76%. Mặc dù khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn có tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động cao nhất nhưng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thiếu việc làm trong khu vực này đã giảm đi 0,8 điểm phần trăm, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,86 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 0,31 điểm phần trăm. Rõ ràng, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm tình trạng thiếu việc làm lan rộng sang cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Tin mới

Shop Hà Nội bán hàng online trốn thuế đang bán những gì mà doanh thu hơn 800 tỷ?
22 giờ trước
Trang fanpage trông không có gì hoành tráng hơn những shop bán hàng khác, mọi thứ chỉ vỡ lẽ khi bị điều tra.
Những kẽ hở tạo ‘thiên đường lợi nhuận’ cho hàng giả, hàng nhái
23 giờ trước
Theo cơ quan chức năng, việc xử lý hàng giả hàng nhái bị thu giữ còn khó khăn hơn cả công tác bắt giữ. Các thủ tục pháp lý rườm rà, giám định tốn kém và kéo dài, trong khi chế tài lại quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Chính điều này tạo ra một “thiên đường lợi nhuận” cho hàng giả.
Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"
23 giờ trước
Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
23 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
23 giờ trước
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.

Tin cùng chuyên mục

Mazda CX-5 2025 ra mắt: Nội thất mới hoàn toàn, màn hình lớn, ít phím bấm, 'úp mở' bản hybrid gây bất ngờ
1 ngày trước
Mazda CX-5 thế hệ mới có sự tăng tiến về kích thước xe và cấu hình bên trong. Trong khi đó, phần ngoại thất được thay đổi nhẹ nhưng vẫn giữ lại phong cách kodo đã làm nên tên tuổi của hãng xe Nhật Bản.
Tân binh xe điện mini chính thức mở bán tại Việt Nam: sạc một lần chạy 170 km, giá 199 triệu đồng cạnh tranh Wuling Mini EV
1 ngày trước
Đây là mẫu xe điện mini có giá bán rẻ nhất thị trường Việt.
Kia Sorento giảm giá còn từ 879 triệu đồng tại đại lý, đua giá với Santa Fe nhưng VIN 2025
1 ngày trước
Mặc dù những chiếc Kia Sorento được giảm giá không phải lô sản xuất năm ngoái nhưng đây vẫn có thể là động thái dọn nốt hàng bản cũ, chờ bản nâng cấp mới có thể ra mắt ngay năm nay.
Ngỡ ngàng kỷ lục độc đắc 127 tỷ đồng Vietlott: Khách luận số từ 1 tờ voucher, đánh đi đánh lại nhiều lần
2 ngày trước
Đây là cách chủ nhân giải Jackpot Mega 6/45 đã luận 1 bộ số để chơi Vietlott và trúng 127 tỷ đồng.