Cần kiểm soát nợ xấu sau dịch

28/08/2021 18:33
Trong báo cáo tháng 8-2021 về kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá dù tín dụng ngân hàng (NH) mới hoặc được tái cơ cấu cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 kéo dài nhưng cũng góp phần chuyển giao rủi ro từ khu vực kinh tế thực sang khu vực tài chính.

Theo World Bank, chất lượng khoản vay bắt đầu có dấu hiệu xấu đi ở một số NH. Tỉ lệ dư nợ tín dụng trên GDP đạt mức 136% năm 2019, tăng mạnh lên 146% tính đến cuối năm 2020 làm gia tăng nguy cơ cho các NH do quan hệ của họ với những ngành kinh tế thực bị ảnh hưởng như du lịch, hàng không, có thể cả bất động sản...

Ngoài ra, rủi ro mất khả năng trả nợ tăng lên có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực tài chính theo thời gian. Chưa kể, tỉ lệ an toàn vốn tổng thể của các NH đã giảm từ 11,95% cuối năm 2019 còn 11,1% cuối tháng 6-2021. Những số liệu chung trên có thể che lấp đi nguy cơ dễ bị tổn thương của một số NH thương mại, trong đó có những NH có tỉ lệ an toàn vốn thấp, được thể hiện qua việc thiếu khả năng đáp ứng các yêu cầu của chuẩn Basel II...

Cần kiểm soát nợ xấu sau dịch - Ảnh 1.

NH Nhà nước sẽ rà soát, xây dựng các kịch bản xử lý nợ xấu đến cuối năm nay và cuối năm 2022. Ảnh: Tấn Thạnh

Thực tế, sau những đợt bùng phát dịch liên tiếp, nhất là đợt dịch từ tháng 4 đến nay, đã ảnh hưởng đến lĩnh vực bán lẻ và một số ngành chế biến, chế tạo. DN và người dân ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Do đó, đã có rất nhiều khách hàng DN và cá nhân kiến nghị NH thương mại xem xét giảm lãi suất cho vay, cơ cấu nợ để bớt gánh nặng tài chính, trong bối cảnh nguồn thu sụt giảm do dịch bệnh kéo dài.

Tình trạng khách xin dời lịch trả nợ, thậm chí không có khả năng trả nợ, cũng tăng lên khi TP HCM và nhiều địa phương đang giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, nhiều DN lo ngại nếu được cơ cấu lại thời gian trả nợ nhưng vẫn bị chuyển nhóm nợ sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm và tiếp cận vốn tín dụng mới sau này.

Trong bối cảnh như vậy, NH Nhà nước đã nhận ra dưới tác động của dịch Covid-19, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của các NH có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm 2021 nên sớm có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng đánh giá thực trạng hoạt động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2022. Trên cơ sở báo cáo của các tổ chức tín dụng, NH Nhà nước sẽ rà soát, xây dựng các kịch bản xử lý nợ xấu đến cuối năm nay và cuối năm 2022.

Trong khi đó, các chuyên gia của World Bank khuyến cáo: "Các cơ quan thực hiện chính sách tiền tệ cần thận trọng với rủi ro nợ xấu đang gia tăng, đặc biệt ở các NH có mức vốn hóa chưa bảo đảm trước đại dịch. Đây là lúc cần thông qua một kế hoạch giải quyết nợ xấu và xây dựng cơ chế rõ ràng để xử lý những NH yếu kém và gặp khó khăn, đồng thời tiếp tục tái cơ cấu vốn NH để đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn Basel II".

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng việc NH Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 01 và 03 cho phép giữ nguyên nhóm nợ cơ cấu lại nhưng các NH vẫn trích lập dự phòng rủi ro trong lộ trình 3 năm là một giải pháp phù hợp để kiểm soát nợ xấu.

Đồng thời, thời gian qua, các tổ chức tín dụng cũng chủ động tăng khả năng bao phủ nợ xấu (trên 100%) do tiềm lực tài chính được tích lũy, tăng lên trong thời gian qua. Việc cần làm lúc này, theo TS Cấn Văn Lực, là tiếp tục kiểm soát vốn tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro. Thúc đẩy xử lý nợ xấu khi kinh tế phục hồi và luật hóa xử lý nợ xấu khi Nghị quyết 42 của Quốc hội hết hạn nhằm tiếp tục đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu một cách triệt để.

Trong khi đó, với nhiệm vụ của mình, các NH thương mại những ngày này vẫn phải thường xuyên gọi điện, nhắn tin "hối thúc" khách hàng trả lãi vay đúng hạn để không bị chuyển nhóm nợ, làm phát sinh nợ xấu cho NH.

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
5 giờ trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
5 giờ trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
5 giờ trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
6 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Tin cùng chuyên mục

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
10 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
12 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
3 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.