Đất hiếm: Mặt trận tiếp theo trong cuộc 'so găng' Mỹ - Trung

Mỹ đang tìm cách thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc, nước đang có thế mạnh trong khai thác và tinh chế nguồn nguyên liệu này cho các sản phẩm quân sự và công nghệ cao.

Mỹ đang tìm cách thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc, nước đang có thế mạnh trong khai thác và tinh chế nguồn nguyên liệu này cho các sản phẩm quân sự và công nghệ cao.

 

Khi quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức thấp, Washington đang nỗ lực để giải quyết gót chân Asin của mình: sự phụ thuộc của Bắc Kinh với các nguyên tố đất hiếm. Đây vốn là nguyên liệu không thế thiếu trong những sản phẩm công nghệ cao từ điện thoại thông minh, pin xe điện cho tới tên lửa Javelin hay máy bay chiến đấu F-35.

Đất hiếm: Mặt trận tiếp theo trong cuộc 'so găng' Mỹ - Trung
Đất hiếm được xem là một trong những thành phần không thể thiếu của chiến đấu cơ F35 (Ảnh: AP)

Ông Ted Cruz, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ Texas, gần đây đã đưa ra một dự luật nhằm thúc đẩy sản xuất đất hiếm của Mỹ khi Quốc hội nước này lo ngại rằng Trung Quốc có thể dùng lợi thế này trong các cuộc đàm phán kinh tế và chính trị.

"Việc này có thể khiến Washington thức tỉnh. Nếu Trung Quốc thực sự hạn chế xuất khẩu những nguyên liệu này, chúng tôi sẽ gặp khó khăn trong vài năm tới", Martijn Rasser thuộc Trung tâm New American Security cho biết.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang có lợi thế rất lớn trong việc nắm giữ những kim loại chiến lược. Nhiều chuyên gia tính toán có thể mất hơn thập kỷ Mỹ mới có thể tạo ra một chuỗi cung ứng tương đối an toàn. Thậm chí, một số người nhận định, Mỹ đã có những bước đi sai lầm..

Chiến lược với các loại đất hiếm cũng nằm trong lời kêu gọi nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc – vốn đang trầm trọng hơn vì đại dịch COVID-19 làm đứt gãy nguồn cung.

"Vấn đề kim loại hiếm là mô hình nhỏ trong một xu hướng rộng lớn hơn", ông Paul Haenle, Chủ tịch trung tâm Carnegie, đồng thời là cựu giám đốc về các vấn đề Trung Quốc tại Hội đồng An ninh Quốc gia nói. "Xuất khẩu đất hiếm đặc biệt quan trọng vì nó cũng đại diện cho những vấn đề cần quan tâm của an ninh quốc gia".

Đất hiếm: Mặt trận tiếp theo trong cuộc 'so găng' Mỹ - Trung
Đất hiếm: Mặt trận tiếp theo trong cuộc "so găng" Mỹ - Trung

Trong khi nhiều người ở Washington đồng ý về tầm quan trọng của việc phải giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, con đường để đạt được điều đó lại gây tranh cãi. Nhiều báo cáo, dự luật đã được đưa ra bao gồm từ trợ cấp sản xuất, hợp tác nghiên cứu, tăng cường tái chế, nỗ lực khai thác những nguyên liệu hiếm ở những địa điểm mới như các vườn quốc gia, Bắc Cực hay thậm chí ngoài vũ trụ…

Tuy nhiên, hầu hết các dự luật đều phải đối mặt với khó khăn khi Quốc hội Mỹ có nhiều vấn đề nóng hơn cần phải như đại dịch COVID-19 hoành hành ở khắp các bang, khủng hoảng kinh tế hay cuộc biểu tình sắc tội liên quan đến vụ George Floyd trong năm bầu cử Tổng thống…

Lầu Năm Góc rất cảnh giác về sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Trung Quốc cho các hệ thống vũ khí của mình, đã đưa ra một kế hoạch 4 giai đoạn nhằm củng cố chuỗi cung ứng khoáng sản quý của Mỹ. Nhiều Thượng nghị sỹ đã nhấn mạnh tới "nguồn cung của Mỹ và các cơ sở vật chất của Mỹ" trong sản xuất vũ khí.

Đất hiếm: Mặt trận tiếp theo trong cuộc 'so găng' Mỹ - Trung
Một mỏ khai thác đất hiếm tại Mountain Pass, California, Mỹ

Đây cũng là chủ đề được Tổng thống đương nhiệm rất quan tâm – làm sống dậy ngành công nghiệp khai thác ở Mỹ, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới. Các nhà phân tích tin rằng đề xuất kỳ lạ của ông Trump vào năm ngoái để mua Greenland được gắn với trữ lượng đất hiếm lớn tại đây.

"Thực tế là ông ấy có thể xuất hiện với một chiếc mũ cứng và một chiếc máy ủi. Đó là một hình ảnh tuyệt vời", ông Martijn Rasser nói.

Đất hiếm, với 17 nguyên tố trong có gadolinium và praseodymium không hẳn là hiếm. Chúng không có nhiều giá trị lắm nếu ở dạng nguyên liệu. Vấn đề ở chỗ rất khó và tốn kém để tinh chế, phân tách.

Đất hiếm: Mặt trận tiếp theo trong cuộc 'so găng' Mỹ - Trung
Khó khăng của Mỹ đang nằm ở việc tách đất hiếm thành các dạng sản phẩm khác cho chuỗi cung ứng

Và các chuyên gia khẳng định, về mặt này Mỹ đã tính toán sai.

Trong khi Mỹ chỉ có niềm hy vọng là khu khai thác ở California, Mountain Pass thì Trung Quốc đã là người thống trị ở mảng này kể từ những năm 80 của thế kỷ trước. Sau khi phá sản vào năm 2015, Washington mới mở cửa cho các nhà đầu tư Trung Quốc.

Vấn đề chính là ở chỗ Mountain Pass hiện chưa thể tách đất hiếm thành các dạng sản phẩm khác cho chuỗi cung ứng. Tất cả sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc để chế biến.

Các chuyên gia cho rằng đây là thách thức thực sự trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng. "Khai thác và cô đặc thực ra là các công đoạn dễ", Roderick Eggert - giáo sư kinh tế tại Trường mỏ Colorado nhận định, "Cái khó nằm ở quá trình phân tách".

(Theo VTV)

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
12/07/2025 08:45
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
12/07/2025 08:25
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
12/07/2025 08:10
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
12/07/2025 08:03
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
12/07/2025 08:00
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

105.641.217 VNĐ / lượng

3,349.40 USD / toz

0.32 %

+ 10.70

Bạc

SILVER

1.203.516 VNĐ / lượng

38.16 USD / toz

0.02 %

+ 0.01

Đồng

COPPER

323.233.422 VNĐ / tấn

560.45 UScents / lb

1.67 %

+ 9.20

Bạch kim

PLATINUM

45.941.660 VNĐ / lượng

1,456.60 USD / toz

1.05 %

- 15.50

Nickel

NICKEL

398.815.984 VNĐ / tấn

15,245.00 USD / mt

1.32 %

+ 199.00

Chì

LEAD

52.684.520 VNĐ / tấn

2,013.90 USD / mt

1.91 %

+ 37.70

Nhôm

ALUMINUM

68.956.317 VNĐ / tấn

2,635.90 USD / mt

1.84 %

+ 47.60

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá bạc lại vượt đỉnh, tiến gần mốc 1,5 triệu/lượng
12/07/2025 07:43
Giá bạc đã tăng khoảng 1,45% trong hôm nay và 1,8% trong tuần này.
Trên tay Galaxy Zfold7 tại New York: mở ra chương mới của điện thoại gập
12/07/2025 07:30
Trong thế giới vật lý, có những quy luật tưởng như không thể thay đổi. Đồ lớn thì phải nặng. Thiết bị mạnh thì thường dày. Càng thêm tính năng, càng phải đánh đổi về kích thước. Nhưng rồi Galaxy Z Fold7 xuất hiện và khiến những mối tương quan ấy trở nên khó lý giải.
Từng được coi là 'át chủ bài' của ngành xe điện, quốc gia châu Á có trữ lượng niken lớn nhất thế giới bất ngờ gặp khó, nguồn cung ngày một eo hẹp
11/07/2025 07:25
Kỳ vọng vào bùng nổ xe điện từng khiến niken thành "át chủ bài" trong chiến lược công nghiệp của Indonesia. Tuy nhiên, giá niken lao dốc và nguồn cung quặng eo hẹp đang đẩy ngành này vào khủng hoảng.
Bạc tăng giá phi mã: Gen Z từ bỏ thói quen mua hàng hiệu xa xỉ, xếp hàng gom bạc hơn 20 ngày mới có
11/07/2025 01:38
Không còn đua theo các đợt sale hàng hiệu, đổi điện thoại mới mỗi năm, một bộ phận Gen Z đang thay đổi thói quen tích lũy. Khi giá bạc tăng gần 30% trong nửa đầu năm 2024, nhiều người trẻ bắt đầu coi đây là công cụ tài chính để rèn kỷ luật, tạo “hộp tài sản” cho riêng mình.