Dầu thô của Nga vẫn tiếp tục được “ưu ái” tại châu Á

20/08/2022 21:22
Mặc dù bị cấm vận bởi phương Tây và xuất khẩu dầu giá rẻ sang Trung Quốc và Ấn Độ sụt giảm, dầu thô của Nga tiếp tục tìm được thêm một khách hàng tiềm năng khác từ thị trường châu Á. Không chỉ vậy, các báo cáo chỉ ra rằng lệnh trừng phạt của phương Tây chỉ có tác động rất hạn chế đến xuất khẩu dầu mỏ của ông Putin và dự báo dòng chảy dầu thô của Nga vẫn sẽ được đảm bảo bởi nhiều yếu tố.

Theo dữ liệu từ Bloomberg và Reuters, Nga vẫn đang cố gắng tìm những khách hàng mới cho các sản phẩm năng lượng của mình. Sau Ấn Độ và Trung Quốc, một khách hàng tiềm năng khác đang lên kế hoạch mua khí đốt và dầu của Nga, đó là Myanmar.

Thiếu tướng Zaw Min Tun, đại diện cho quân đội nước này, cho biết vào ngày 17/8 vừa qua: "Chúng tôi đặt mục tiêu mua dầu nhiên liệu chất lượng cao với giá rẻ từ quốc gia mà chúng tôi có thể mua được một cách nhanh chóng". Ông cho biết thêm quân đội đã thành lập Ủy ban Mua dầu của Nga do một đồng minh thân cận của Min Aung Hlaing đứng đầu để giám sát việc mua, nhập khẩu và vận chuyển nhiên liệu với giá cả hợp lý dựa trên nhu cầu của họ.

Myanmar hiện nhập khẩu nhiên liệu của mình thông qua Singapore. Myanmar đã được quân đội tiếp quản kể từ sau cuộc đảo chính vào tháng 2 năm 2021. Kể từ đó, chính quyền đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu. Giống như nhiều nền kinh tế trên thế giới, Myanmar đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát tăng vọt. Hiện nay Myanmar đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá nhiên liệu cao và việc cắt giảm điện, khiến giới lãnh đạo quân đội nước này chuyển sang nhập khẩu dầu nhiên liệu có thể sử dụng trong các nhà máy điện. Giá xăng dầu đã tăng khoảng 350% kể từ cuộc đảo chính vào tháng 2 năm ngoái lên 2.300-2.700 kyat (khoảng 1 USD)/lít.

Theo Reuters, trong tuần trước, các trạm xăng ở nhiều khu vực của Myanmar đã buộc phải đóng cửa do hết nhiên liệu. Xuất khẩu dầu nhiên liệu của Nga dự kiến sẽ bắt đầu đến Myanmar vào tháng 9 tới đây.

Nga đã hứng chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây kể từ sau khi nước này xảy ra xung đột với Ukraine vào cuối tháng 2 vừa qua, khiến thị trường năng lượng bị đảo lộn. Châu Âu – vốn là khách hàng lớn nhất của Nga đã bắt đầu mua ít nhiên liệu hơn từ nước này. Để bù đắp sự sụt giảm từ khách hàng lớn này, ông Putin đã đẩy mạnh xuất khẩu năng lượng của Nga sang các thị trường khác, đặc biệt là thị trường châu Á.

Myanmar là quốc gia mới nhất trong danh sách các quốc gia bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng - bao gồm Sri Lanka và Lào. Họ đang tích cực tìm kiếm dầu của Nga. Bên cạnh đó Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã bắt được các lô hàng dầu từ Nga. Mặc dù vậy, theo ông Henning Gloystein, Giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên của Eurasia Group, không chắc chắn rằng Moscow sẽ có thể tìm được người mua thay thế cho tất cả số dầu mà họ bán cho EU.

Theo nghiên cứu từ Đại học Yale viết trong một báo cáo tháng 7, các thị trường như vậy sẽ nhạy cảm hơn về giá và có thể Nga sẽ còn giảm giá mạnh hơn nữa.

Dầu thô của Nga vẫn tiếp tục được “ưu ái” tại châu Á - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thị trường Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn rất tiềm năng

Dầu thô của Nga đã được giao dịch ở mức chiết khấu cao so với các tiêu chuẩn toàn cầu kể từ tháng Ba. Mức giảm giá này đã mang lại lợi ích cho người mua ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tờ Wall Street Journal gần đây đã đưa tin công ty Sinopec của Trung Quốc đã công bố các số liệu tài chính tăng mạnh trong quý đầu tiên, một phần là nhờ dầu giá rẻ của Nga.

Trong khi đó, Nga đã trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc cho tháng 5, vượt qua đối tác OPEC+ là Saudi Arabia.

Về mức chiết khấu dầu, Nga đã giảm mức chiết khấu của mình trong vài tuần qua. Điều này cho thấy nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ đủ mạnh để giữ cho doanh thu từ dầu của Nga không bị ảnh hưởng quá nhiều từ lệnh trừng phạt.

Theo số liệu từ Bloomberg, dòng chảy dầu này trong tuần tính đến ngày 12/8 đã ghi nhận sự sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3, sau khi đạt mức cao nhất khoảng 2 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.

Việc giảm giá dầu của Nga có thể là một trong những lý do khiến khối lượng xuất sang châu Á giảm. Một nguyên nhân khác có thể là do dự trữ dầu thô giá rẻ từ Nga ở cả Ấn Độ và Trung Quốc đang ở mức cao. Việc chuyển hướng dòng chảy dầu của Nga khiến Nga ngày càng phụ thuộc vào hai quốc gia này khi bán dầu thô của mình. Ấn Độ và Trung Quốc hiện chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu của Nga, tăng một nửa so với một năm trước.

Tuy nhiên đây được xem là quan hệ "đôi bên cùng có lợi". Các cường quốc châu Á cần năng lượng rẻ để duy trì vị thế của mình. Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga trong nhiều năm qua và Nga cần thị trường mới cho dầu thô của mình, đặc biệt là sau khi lệnh cấm vận của EU có hiệu lực vào cuối năm nay.

Một khi lệnh cấm vận này có hiệu lực, bao gồm thỏa thuận hạt nhân Iran, giá dầu toàn cầu sẽ tăng mạnh. Trung Quốc và Ấn Độ, cùng với những người mua nhỏ hơn như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, và thậm chí cả Sri Lanka đang gặp khó khăn, sẽ là những người chiến thắng, giữ được quyền tiếp cận dầu thô của Nga với giá ưu đãi.

Không có gì ngạc nhiên khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết hồi đầu tháng này, các biện pháp trừng phạt của phương Tây chỉ có tác động rất hạn chế đến sản lượng dầu của Nga. Trong tháng 7, sản lượng dầu thô của Nga chỉ thấp hơn 310.000 thùng/ngày trước khi xảy ra xung đột với Ukraine.

Tham khảo: BI, Bloomberg

Tin mới

5 chiếc VinFast VF 9 xuyên 5 nước Đông Nam Á: ‘Khởi đầu dù vỡ lốp, vướng thủ tục nhưng không nản lòng’
8 giờ trước
Hành trình xuyên 5 nước Đông Nam Á của 5 chiếc VinFast VF 9 bắt đầu từ Hà Nội, qua Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore trước khi về Việt Nam có độ dài khoảng 10.000km, dự kiến diễn ra trong 30 ngày.
Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
7 giờ trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng giống cổ Chuồng Bò, Sáu Hữu bất ngờ được chuộng
7 giờ trước
Sầu riêng giống cổ như Sáu Hữu, Chuồng Bò từng bị chặt bỏ hàng loạt do hạt to, năng suất thấp, nay bất ngờ được người tiêu dùng săn lùng
Giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng 30 - 40%
6 giờ trước
Đầu giờ chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Vì sao máy điều hòa vẫn 'vắng bóng' giữa mùa hè nắng nóng kỷ lục ở châu Âu?
6 giờ trước
Điều hòa nhiệt độ vẫn không phải lựa chọn để giảm nhiệt của người dân châu Âu giữa đợt nắng nóng khắc nghiệt.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.867.876 VNĐ / tấn

163.90 JPY / kg

0.85 %

- 1.40

Đường

SUGAR

9.454.048 VNĐ / tấn

16.38 UScents / lb

5.13 %

+ 0.80

Cacao

COCOA

212.084.180 VNĐ / tấn

8,101.00 USD / mt

1.51 %

- 124.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.686.754 VNĐ / tấn

288.80 UScents / lb

2.30 %

- 6.81

Gạo

RICE

15.024 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.148.573 VNĐ / tấn

1,055.00 UScents / bu

0.43 %

+ 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.005.351 VNĐ / tấn

277.40 USD / ust

0.22 %

+ 0.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc, nhập từ Thái Lan và Malaysia tăng đột biến
3 giờ trước
Sầu riêng - loại trái cây vốn là thế mạnh của Việt Nam từng mang về hàng tỷ USD mỗi năm - đang rơi vào nghịch lý chưa từng thấy. Trong khi xuất khẩu sầu riêng giảm sâu suốt 5 tháng liền, doanh nghiệp lại chi mạnh đột biến để nhập khẩu chính loại trái cây này từ Thái Lan và Malaysia.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng tăng 14%
16 giờ trước
VTV.vn - 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mời chuyên gia Trung Quốc kiểm tra thực địa sầu riêng, gỡ vướng cho xuất khẩu
21 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, đã mời đoàn chuyên gia của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng vào giữa tháng 7. Đây là bước đi nhằm khôi phục đà tăng cho ngành hàng xuất khẩu chủ lực này sau giai đoạn chững lại do các rào cản kỹ thuật về an toàn thực phẩm.
Đàn lợn sắp xuất chuồng bị điện giật chết, chủ trang trại thiệt hại hàng trăm triệu đồng
22 giờ trước
Trong đêm, hệ thống điện ở trang trại bị rò rỉ khiến đàn lợn 70 con của gia đình anh Vũ Văn Thường (trú phường Quỳnh Mai, Nghệ An) bị chết, gây thiệt hại khoảng 700 triệu đồng.