Dòng vốn nào đang gây ra tình trạng “sốt đất”?

01/04/2021 07:01
Có một dòng vốn đang âm thầm chảy vào thị trường bất động sản và cũng chính dòng vốn này đã gây nên tình trạng "sốt đất"...

Với diễn biến “tiền rẻ” và thị trường chứng khoán đi ngang, nhiều quan điểm cho rằng câu chuyện dịch chuyển dòng vốn từ thị trường tiền tệ, chứng khoán sang bất động sản đang diễn ra. Tuy nhiên, hai dòng vốn này chưa chắc đã là nguyên nhân chính gây ra tình trạng "sốt đất" như hiện nay.

TIỀN NGÂN HÀNG VÀ CHỨNG KHOÁN GÂY "SỐT ĐẤT"?

Chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời là dòng vốn dài hạn bảo đảm cho sự phát triển vững chắc nên tín dụng ngân hàng luôn được lĩnh vực bất động coi trọng. Điều này còn đặc biệt hơn trong bối cảnh “tiền rẻ” như hiện nay.

“Tiền rẻ” ở đây được hiểu là lãi suất thấp. Nếu so với mặt bằng đầu năm 2015-2016 thì đến cuối năm 2020, lãi suất cho vay bình quân đã giảm 3,6 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm, giảm khoảng 2,5 điểm phần trăm đối với đối tượng ưu tiên này nếu.

Kể cả quãng thời gian từ đầu năm 2021 đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn lình xình thấp. Thậm chí nhiều lúc còn có xu hướng giảm với biên độ nhỏ.

“Tiền rẻ” nhưng tín dụng bất động sản vẫn khó tăng nhanh. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2020, tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản ước khoảng 9,97%, thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung (khoảng 12,13%).

Thậm chí, từ đầu năm đến cho đến ngày 15/3/2021, dư nợ cho vay bất động sản ngành ngân hàng có tăng tới 2,13% và chuyển sang trạng thái cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung thì cũng khó tạo ra đột biến.

Bởi lẽ, mức tăng này chỉ ở một vài tổ chức tín dụng và tập trung vào các loại sản phẩm hàng hóa là tiêu dùng bất động sản, ví dụ như nhà cho người thu nhập thấp, phân khúc thị trường nhà giá rẻ, mang tính chất thương mại phục vụ cho tiêu dùng, nhu cầu sử dụng của người dân.

Đồng thời, đối tượng kinh doanh bất động sản, đầu cơ, đầu tư dự án, có khả năng thanh khoản không cao là đối tượng được Ngân hàng Nhà nước chủ trương hạn chế thông qua việc tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay từ 150% lên 200%.

Thực tế, tại nhiều ngân hàng thương mại lớn, cho dù hồ sơ có đẹp đến mấy, khách hàng đôi khi còn phải dựa vào “quan hệ cá nhân” mới được giải ngân khoản vay liên quan đến bất động sản.

Ở khía cạnh khác, trong quý 1/2021, tăng trưởng huy động vốn của các tổ chức tín dụng đạt 0,54% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 0,51%). Điều này đồng nghĩa, dòng tiền vào ngân hàng vẫn không có nhiều biến động, bất chấp mặt bằng lãi suất huy động đang thấp của 10 năm trở lại đây.

Đấy là về dòng vốn trên thị trường tiền tệ. Còn về dòng vốn chuyển dịch từ thị trường chứng khoán sang bất động sản.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam không thể vượt đỉnh lịch sử, chỉ số VN-Index loanh quanh vùng 1.180 điểm. Vì vậy, quá trình hiện thực hóa lợi nhuận bằng cách chuyển tiền từ chứng khoán sang bất động sản theo quy tắc “bình thông hơi” là điều bình thường.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc nghiên cứu của Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam (DCVFM), việc dịch chuyển chưa đến mức ồ ạt để thành xu hướng.

“Không phải ai đầu tư chứng khoán xong cũng đủ vốn mua bất động sản do giá trị tài sản này thường rất lớn”, ông Tuấn đưa ra quan điểm.

Thực tế cũng cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán ước tính đạt 55.562 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 18.907 tỷ đồng/phiên, tăng 155% so với bình quân năm trước. Đấy là còn chưa kể đến khối lượng đặt mua không được khớp lệnh. Dòng tiền trên thị trường chứng khoán còn rất lớn.

DÒNG VỐN TỪ KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC

Như vậy, dòng tiền nào mới dẫn đến tình trạng “sốt đất” như hiện nay?

Thực chất, có rất nhiều dòng tiền dẫn đến tình trạng “sốt đất”. Như đã nói bên trên, dòng tiền từ thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán dù ít nhưng cũng góp phần.

Hay như dòng tiền từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh góp vốn mua cổ phần đối với lĩnh vực bất động sản cũng đạt mức 600 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần so với mức 294 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, dòng vốn từ  trái phiếu, kiều hối, vốn đầu tư công, vốn của các nhà đầu tư tiềm năng… cũng đều có xu hướng gia tăng trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho hay, tại Việt Nam, rất cần lưu ý đến khu vực kinh tế không chính thức.

“Trong những năm qua, có một luồng tiền rất lớn đi ra ngoài thị trường và không quay về hệ thống ngân hàng. Nó tại thành dòng tiền chạy trong khu vực phi chính thức như việc các doanh nghiệp tự vay lẫn nhau, người dân vay lẫn nhau…”, ông Tú Anh nói.

Vị Vụ trưởng còn cho rằng, do dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp nên hoạt động tại khu vực phi chính thức gần như bị đình trệ, giảm xuống. Dòng tiền theo đó bắt đầu quay lại các kênh đầu tư chính thức trong đó có thị trường bất động sản.

“F0 lấy tiền ở đâu ra trong khi kinh tế giảm tốc?”, TS. Nguyễn Tú Anh đặt câu hỏi đồng thời nêu lại quan điểm, dòng tiền đã từ khu vực phi chính thức quay trở lại khu vực chính thức.

Được biết, nghiên cứu của Đại học Fulbright hồi giữa năm 2019 đã chỉ ra rằng, quy mô khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam tương đương 25-30% GDP.

Khi trao đổi vấn đề này với một lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản có tiếng, VnEconomy cũng nhận được ý kiến tương tự. Vị lãnh đạo này khẳng định, dòng tiền từ nền kinh tế phi chính thức mới là nguyên nhân chính gây nên cơn “sốt đất”.

“Thời này, mấy ai sống bằng tiền lương, hầu hết mọi người đều có thu nhập ngoài. Mà thu nhập ngoài thì đôi khi là những khoảng không ai biết nên không phải nộp thuế. Để hợp thức hóa họ thường chuyển sang đất, vừa tiện làm tài sản lâu dài vừa có cơ hội kiếm lời nếu thị trường có sóng”, lãnh đạo doanh nghiệp trên chia sẻ.

Đồng thời, vị lãnh đạo doanh nghiệp này cũng cho rằng, do đất nước đang trong quá trình hiện đại hoá, đô thị hoá, nhiều khu công nghiệp, dự án liên tục được phê duyệt trong thời gian gần đây nên nhu cầu thực của người dân là rất lớn.

“Dân Việt thích thuận tiện, thích gần chỗ làm, gần chợ… Thể hiện rõ nhất ở việc, mỗi khi dự án nào được phê duyệt thì đất nơi đó sẽ tăng giá do cầu tăng. Mặt khác, diễn biến khó lường của dịch Covid-19 cũng dòng vốn nhàn rỗi từ khu vực phi chính thức sẽ vẫn neo ở thị trường bất động sản. Vì vậy, tôi cho rằng cơn “sốt đất” không thể nào hạ nhiệt đột ngột, mà chỉ có thể giảm từ từ”, lãnh đạo doanh nghiệp trên nhận định.

Tin mới

Dòng người đi mua sắm xuyên trưa, trung tâm thương mại Hà Nội tấp nập không ngớt
10 giờ trước
Bỏ qua giờ nghỉ trưa quen thuộc, hàng nghìn người đổ về các trung tâm thương mại ở Hà Nội để mua sắm, ăn uống, vui chơi trong những ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Xác minh người bán hàng rong 'chặt chém' khách Tây 500.000 đồng 3 quả dứa
9 giờ trước
Trong một video, nữ du khách bức xúc vì bị người bán hàng rong "chặt chém" 3 quả dứa 500.000 đồng, khi người dân can ngăn, người bán hàng mới chịu trả lại tiền.
Khách ‘chật vật’ tìm phòng, ‘né’ giá vé máy bay tăng cao dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
8 giờ trước
Việc hoán đổi thời gian, chốt lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày ngay sát kỳ nghỉ khiến nhiều người dân thay đổi kế hoạch đi chơi. Không chỉ khách hàng, nhiều công ty du lịch cũng phải chuyển đổi phương án để đáp ứng nhu cầu, cũng như ứng phó với khó khăn trong việc đặt phòng, đặt vé máy bay.
Xe Trung Quốc bán ở Trung Quốc thì rẻ nhưng bán ở nước ngoài thì đắt gấp 2-3 lần, báo Tây chỉ thẳng tên mẫu sắp bán ở Việt Nam
7 giờ trước
Mặc dù BYD có giá bán khá rẻ ở thị trường nước nhà nhưng khi xuất sang các nước quốc tế lại có giá khá cao, thậm chí có thể gấp 3 lần.
Xuất khẩu phục hồi nhưng ngành da giày vẫn còn nhiều nỗi lo
6 giờ trước
Quý I năm nay, xuất khẩu ngành da giày đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp địa ốc phía Nam tiếp tục chạy đua bung hàng
2 giờ trước
Cuối quý I/2024, nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp địa ốc phía Nam có sản phẩm đủ điều kiện mở bán đã sẵn sàng bung hàng. Nhiều hoạt động như khởi công, sự kiện kick-off, "làm mới hàng cũ" diễn ra rầm rộ để đón làn sóng đầu tư.
Luật Nhà ở 2023 sớm có hiệu lực sẽ giải quyết vướng mắc pháp lý nào?
2 giờ trước
Luật Nhà ở 2023 cùng với Luật Đất đai 2024 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ được trình Quốc hội xem xét có hiệu lực sớm từ 1/7/2024. Trong đó, những quy định mới sớm có hiệu lực sẽ giải quyết những vướng mắc về quy định đối tượng đủ điều kiện thuê, mua nhà ở xã hội; vận hành nhà ở chung cư;...
Uỷ ban kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ các dự án điện gió
4 giờ trước
UBND tỉnh Đắk Nông đã có chỉ đạo các sở ngành liên quan chuẩn bị hồ sơ, thông tin các dự án điện gió trên địa bàn để cung cấp theo yêu cầu của Uỷ ban kiểm tra Trung ương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phải trở thành nơi đáng để đầu tư, đáng để cống hiến
6 giờ trước
Sáng 28/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương đã về dự Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và xúc tiến đầu tư với chủ đề "Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".